Thứ tư 18/12/2024 13:34
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Quyết tâm chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm IUU vào năm 2022

13/07/2021 17:08
Hai tuần trước, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Chỉ thị về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các Bộ, ban ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi

Những nỗ lực được ghi nhận

Sáng 13/7, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU) đã có cuộc họp trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố ven biển, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh quyết tâm chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm IUU vào năm 2022 để gỡ “thẻ vàng” của EC

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh quyết tâm chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm IUU vào năm 2022 để gỡ “thẻ vàng” của EC. (Ảnh: VGP/Đức Tuân)

Đây là cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU sau khi được kiện toàn theo Quyết định 939 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cách đây 1 tháng và là cuộc họp thứ 5 kể từ khi thành lập (năm 2019).

Trong một diễn biến liên quan, hai tuần trước, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Chỉ thị về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các Bộ, ban ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Tại cuộc họp sáng nay, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, cuộc họp nhằm đánh giá tình hình thực hiện theo khuyến cáo của EC và đưa ra các giải pháp thời gian tới với tinh thần sớm gỡ “thẻ vàng”, tuyệt đối không để bị áp dụng “thẻ đỏ”. Bên cạnh thảo luận về kết quả, cần chỉ ra những hạn chế, những điểm cố gắng phấn đấu nhưng chưa đạt được, Phó Thủ tướng đề nghị cần chỉ rõ nguyên nhân để có giải pháp hiệu quả xử lý dứt điểm các vấn đề, nhất là tình trạng đánh bắt bất hợp pháp.

Hồi tháng 10/2017, EC đã đưa ra cảnh báo “Thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU và nêu 9 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần phải thực hiện để gỡ “Thẻ vàng”. Phía EC đã tổ chức 2 đợt kiểm tra thực tế tại Việt Nam vào tháng 5/2018 và tháng 11/2019 và rút xuống còn 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện trong thời gian tới.

Thông tin tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, từ năm 2020 đến nay, do dịch bệnh COVID-19, EC không thể sang Việt Nam kiểm tra thực tế. Tuy nhiên kết quả thực hiện 4 nhóm khuyến nghị của EC thường xuyên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật, báo cáo EC.

Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trên 10 đoàn công tác đi kiểm tra tại 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Tính đến ngày 30/6/2021, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên có tín hiệu trên Hệ thống giám sát hành trình tàu cá là 26.915 tàu (đạt 87,45%). Số lượng tàu cá đã thực hiện đánh dấu theo quy định là 85.620 tàu, đạt 90,53%. Hiện cả nước có tổng cộng 49 cảng được chỉ định đủ điều kiện cho công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác cho tàu cá Việt Nam cập cảng bốc dỡ thủy sản.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, sau gần 4 năm triển khai thực hiện, phía EC đã đánh giá cao và ghi nhận sự cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai các giải pháp chống khai thác IUU; khẳng định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và đang đi đúng hướng; ghi nhận và đánh giá cao thiện chí, tinh thần hợp tác, sự minh bạch và trung thực của Việt Nam trong việc cung cấp thông tin, trao đổi giữa hai bên về kết quả triển khai chống khai thác IUU.

Kết quả triển khai các quy định về chống khai thác IUU đã có sự chuyển biến hơn so với trước như kết quả lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá, đánh dấu tàu cá đã có sự tiến bộ rõ rệt. Đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tàu cá (đăng ký, đăng kiểm, cấp Giấy phép khai thác thủy sản) kết nối từ Trung ương đến địa phương.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, trong năm 2021 giảm ít nhất 40% số tàu cá vi phạm, đến năm 2022 chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.

Khẳng định quyết tâm sớm gỡ “thẻ vàng”

Đại diện cho cộng đồng các doanh nghiệp thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, các thành viên Hiệp hội đã thực hiện chương trình cam kết chống khai thác IUU, nói không với hải sản bất hợp pháp. Hiệp hội kiến nghị xử lý vấn đề mấu chốt, nhất là tình trạng tàu cá khai thác trái phép.

Quang cảnh cuộc họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU

Quang cảnh cuộc họp lần thứ 5 của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU. (Ảnh: VGP/Đức Tuân)

Thông tin tại cuộc họp này, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam - Trung tướng Nguyễn Trọng Bình cho biết, Bộ Quốc phòng thường xuyên quyết liệt chỉ đạo các lực lượng vươn khơi bám biển với ngư dân, làm điểm tựa cho bà con bám biển. Có đợt cao điểm, Bộ huy động đến 30 tàu, sử dụng cả máy bay không người lái (UAV) mở rộng phạm vi giám sát.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình nhấn mạnh việc cần tiếp tục hoàn thiện thể chế và sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan thực thi pháp luật trong xử lý đối tượng môi giới, tổ chức cho ngư dân đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Ở một góc nhìn khác, một số địa phương nêu quan điểm cần sớm sửa Nghị định 42 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Các địa phương phản ánh tình trạng ngư dân không ghi hoặc ghi không chính xác nhật ký khai thác.

"Việc lắp đặt thiết bị VMS trên tàu cá được coi là một trong những giải pháp tốt và hiệu quả, tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều chủ tàu, ngư dân không bật thiết bị VMS, không trả tiền thuê bao nên bị cắt dịch vụ" - đại diện tỉnh Quảng Ninh phản ánh.

Hiện chúng ta đưa ra mức phạt từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng đối với tàu cá đánh bắt trái phép tại vùng biển nước ngoài. Đây là mức phạt khá lớn. Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, vấn đề là phải tổ chức xử lý nghiêm minh, bảo đảm tính răn đe.

Khẳng định quyết tâm sớm gỡ “thẻ vàng”, các địa phương đều nhấn mạnh việc tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho ngư dân bên cạnh kiểm soát chặt chẽ. Là tỉnh có đội tàu cá lớn nhất, chiếm 16% sản lượng khai thác của cả nước, tỉnh Kiên Giang kiến nghị Trung ương hỗ trợ thành lập kiểm ngư địa phương để nâng cao năng lực kiểm tra trên biển.

Tuyệt đối không để bị áp “thẻ đỏ”

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, việc EC đưa cảnh báo “thẻ vàng” với thuỷ sản Việt Nam gây ảnh hưởng đến ngành thuỷ sản Việt Nam và đời sống của bà con ngư dân; ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước. Vì vậy, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo để từng bước chúng ta gỡ “thẻ vàng” và tuyệt đối không để nguy cơ bị “thẻ đỏ”.

Cuộc họp được tổ chức trực tuyến với sự tham dự của 28 tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước

Cuộc họp được tổ chức trực tuyến với sự tham dự của 28 tỉnh, thành phố ven biển trên cả nước. (Ảnh: VGP/Đức Tuân)

Đánh giá cao các ý kiến phát biểu, Phó Thủ tướng cho rằng, các bộ, ngành, địa phương đều thể hiện quyết tâm trong vấn đề này, “chúng ta thực hiện tốt thì đời sống của bà con ngư dân được cải thiện, góp phần cải thiện hình ảnh đất nước, chúng ta thực hiện tốt thì các chỉ tiêu kinh tế về xuất nhập khẩu, phát triển thủy sản tốt hơn”. Nếu không tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, để sơ sẩy, bị áp “thẻ đỏ” thì ảnh hưởng rất lớn.

Đánh giá khái quát tình hình, Phó Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, chúng ta tập trung xây dựng hệ thống pháp luật về thủy sản đáp ứng được yêu cầu hội nhập, bảo đảm quản lý, phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm (ban hành 1 luật, 2 nghị định, 10 thông tư và hàng trăm quy định, các văn bản hướng dẫn). Có chuyển biến trong việc thực hiện, từ ý thức của ngư dân đến số lượng tàu vi phạm giảm… Đầu tư, lắp đặt thiết bị VMS đạt kết quả tích cực. Việc quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm có tiến bộ. Cơ sở hạ tầng cảng biển được quan tâm đầu tư.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, số lượng tàu vi phạm có giảm nhưng vẫn còn nhiều. Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác còn nhiều hạn chế. Hạ tầng cảng cá tại 28 tỉnh, thành phố ven biển chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Chỉ ra các nguyên nhân của tình trạng trên, theo Phó Thủ tướng, các quy định chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa phù hợp. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý. Phó Thủ tướng ví dụ, có những hành vi trên bờ thì được phạt nhưng trên biển thì lực lượng trực tiếp kiểm tra không được xử phạt. Ý thức về tuân thủ các quy định về chống khai thác IUU của người dân còn nhiều hạn chế.

Định hướng các giải pháp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương là giảm dần số lượng tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác IUU và chấm dứt tình trạng này vào năm 2022 để gỡ “thẻ vàng” của EC. Tuyệt đối không để tình trạng tiếp tục vi phạm dẫn tới bị áp “thẻ đỏ”.

Cho rằng nhận thức của ngư dân là rất quan trọng, Phó Thủ tướng đề cao vai trò của công tác tuyên truyền. Phải tăng cường công tác thông tin, giải thích pháp luật, vận động ngư dân thay đổi thói quen, nhận thức rõ các hành vi vi phạm, tuyệt đối tuân thủ các quy định về khai thác thuỷ sản. Hệ thống chính trị của 28 tỉnh, thành phố ven biển phải làm tốt công tác này, có tác dụng hơn nhiều biện pháp xử phạt.

Cùng với tuyên truyền, phải rà soát, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo phòng chống khai thác IUU một cách hiệu quả.

Công Nguyễn (T/h)

Tin bài khác
Vì sao phân khúc bất động sản kho xưởng “đắt hàng”?

Vì sao phân khúc bất động sản kho xưởng “đắt hàng”?

Bất động sản kho xưởng đang trở thành phân khúc "hot" trên thị trường. Vì sao phân khúc này lại được săn đón mạnh mẽ trong những năm gần đây?
TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) và đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài, nhằm đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024.
Bộ Xây Dựng: Mục tiêu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội năm 2025

Bộ Xây Dựng: Mục tiêu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội năm 2025

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu hoàn thành hơn 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025, với các chỉ tiêu quan trọng nhằm cải thiện chất lượng sống và đô thị hóa tại Việt Nam.
Giải bài toán nhu cầu nhà ở từ cả ba phía

Giải bài toán nhu cầu nhà ở từ cả ba phía

Nhu cầu nhà ở tại các đô thị lớn vẫn là bài toán khó. Để giải quyết, cần sự phối hợp chặt chẽ từ chính phủ, doanh nghiệp và người dân, đồng thời khai thác các giải pháp tài chính hiệu quả.
Phát triển nhà ở xã hội bằng cách khai thác nguồn lực vốn tiềm tàng

Phát triển nhà ở xã hội bằng cách khai thác nguồn lực vốn tiềm tàng

Việt Nam có thể khai thác và sử dụng các nguồn vốn công và tư cho phát triển NOXH đang rất tiềm tàng trong xã hội bằng những thể chế và công cụ khai thác cụ thể.
Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Cơ hội phát triển mới cho địa phương và vùng Đông Nam Bộ

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Cơ hội phát triển mới cho địa phương và vùng Đông Nam Bộ

Ngày 14/12, tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã diễn ra với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và đại diện các tỉnh trong khu vực.
Bảng giá đất mới tác động thế nào đến bất động sản công nghiệp?

Bảng giá đất mới tác động thế nào đến bất động sản công nghiệp?

Bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng bảng giá đất mới và chi phí thuê đất đang tạo thách thức lớn cho doanh nghiệp. Cần điều chỉnh hợp lý để duy trì đà phát triển.
Mô hình TOD sẽ là tương lai cho thị trường bất động sản Việt Nam

Mô hình TOD sẽ là tương lai cho thị trường bất động sản Việt Nam

Mô hình TOD đang trở thành hướng điều tương lai cho bất động sản Việt Nam, góp phần tối ưu hóa quy hoạch đô thị và gia tăng thanh khoản các dự án.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Bước đột phá cho một thành phố hiện đại

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Bước đột phá cho một thành phố hiện đại

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vừa được phê duyệt sẽ mở ra cơ hội phát triển vượt bậc. Tầm nhìn đổi mới, sáng tạo và hướng đến tương lai là động lực cho Hà Nội phát triển mạnh mẽ.
Đằng sau một thập kỷ vươn mình của “đảo ngọc” Phú Quốc

Đằng sau một thập kỷ vươn mình của “đảo ngọc” Phú Quốc

Nhằm thực hiện quy hoạch phát triển theo phê duyệt của Chính phủ, ngoài sự quyết liệt của hệ thống chính quyền thành phố, Phú Quốc còn có một lợi thế đặc biệt để sớm trở thành đô thị biển đảo, trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, đó là thu hút được những nhà đầu tư có tiềm lực và có tầm nhìn.
Đầu tư bất động sản cuối năm 2024: Đất nền hay chung cư?

Đầu tư bất động sản cuối năm 2024: Đất nền hay chung cư?

Việc lựa chọn đầu tư đất nền hay chung cư dịp cuối năm 2024? Tìm hiểu những yếu tố quyết định và lựa chọn tối ưu cho nhà đầu tư với 4 tỷ đồng trong tay.
Bình Thuận chấp thuận đầu tư khu đô thị Hàm Tiến - Mũi Né với giá trị đầu tư 12.000 tỷ đồng

Bình Thuận chấp thuận đầu tư khu đô thị Hàm Tiến - Mũi Né với giá trị đầu tư 12.000 tỷ đồng

Tỉnh Bình Thuận đã chính thức chấp thuận đầu tư cho Dự án Khu đô thị thương mại, dịch vụ mới Hàm Tiến - Mũi Né (khu III), với tổng vốn đầu tư lên tới 12.000 tỷ đồng.
Bất động sản 2025 sẽ chuyển mình nhờ pháp lý mới và nhu cầu tăng

Bất động sản 2025 sẽ chuyển mình nhờ pháp lý mới và nhu cầu tăng

Với sự hỗ trợ từ Chính phủ và các chính sách pháp lý mới như: Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023, thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi và mở ra cơ hội lớn trong năm 2025.
Khai thác, sử dụng các nguồn vốn tiềm tàng 2 khu vực công và tư cho phát triển NOXH

Khai thác, sử dụng các nguồn vốn tiềm tàng 2 khu vực công và tư cho phát triển NOXH

NOXH với tư cách là tài sản xã hội ở Việt Nam đã và sẽ hình thành từ những nguồn lực nào? Đây là câu hỏi và nhiều câu trả lời từ tiềm năng toàn xã hội, theo ý kiến của chuyên gia tài chính, ngân hàng - TS. Nguyễn Đại Lai.
Sắp diễn ra VREF 2025: Thị trường Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Sắp diễn ra VREF 2025: Thị trường Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang trải qua một thời khắc đặc biệt, nơi những khó khăn được nhìn nhận là cơ hội, và những thách thức trở thành động lực cho sự chuyển mình mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Bất động sản Việt Nam (VREF 2025) được tổ chức vào ngày 27/12/2024 tại Hà Nội, sẽ là sự kiện tâm điểm thu hút sự quan tâm của toàn ngành.