Thứ hai 07/07/2025 05:31
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Kỷ luật nghiêm lực lượng chức năng bao che, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU

Thông báo số 30/TB-VPCP đưa kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, kỷ luật nghiêm lực lượng chức năng bao che, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU.
Bài liên quan
Nghiêm túc chống khai thác IUU, tránh nâng cảnh báo lên “thẻ đỏ”
Thái Bình quyết liệt chống khai thác IUU vì một nền thủy sản phát triển bền vững

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 30/TB-VPCP ngày 25/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị lần thứ XII Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Trong đó nêu rõ: Từ sau Hội nghị lần thứ XI Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác IUU, đa số các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 111/CĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2024; rà soát, xử lý tàu cá "03 không" kịp thời và thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 32-CT/TW, Nghị quyết 52/NQ-CP của Chính phủ và các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU. Đến nay đã có sự chuyển biến.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số nhiệm vụ còn chậm khắc phục, xử lý chưa triệt để, vẫn còn 888 tàu cá "03 không", việc gia hạn, cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định vẫn còn chậm, kết quả xác minh, xử lý các hành vi vi phạm ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS), tàu cá hoạt động sai vùng vẫn còn thấp so với các vụ việc được phát hiện; tại một số địa phương việc kiểm soát chất lượng Nhật ký khai thác chưa đảm bảo theo quy định (chủ yếu là hồi ký, ghi lại trên VMS).

Kỷ luật nghiêm lực lượng chức năng bao che, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU
Kỷ luật nghiêm lực lượng chức năng bao che, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU. Ảnh báo BRVT

Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Hành lang pháp lý cho quản lý các hoạt động về khai thác, đánh bắt thủy sản chưa theo kịp với thực tiễn, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, cơ quan, tổ chức; quản lý còn cắt khúc theo lãnh thổ, thiếu cơ chế xử lý liên địa phương dựa trên dữ liệu dùng chung; chế tài xử lý chưa đủ mạnh để phòng ngừa các hành vi vi phạm; thiếu cơ chế khuyến khích, thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững,...

Cơ sở dữ liệu và hạ tầng phục vụ quản lý khai thác thủy sản chậm được triển khai nhất là cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý nghề cá dùng chung kết nối dữ liệu dân cư, liên ngành, thống nhất từ trung ương đến địa phương và cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, hệ thống kết nối định vị, khai báo lập nhật ký điện tử, quản lý theo chuỗi từ đánh bắt, nhập cảng đến thu mua, chế biến chậm được xây dựng.

Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện ở một số địa phương chưa nghiêm nhất là các hành vi vi phạm ngắt kết nối VMS, tàu cá hoạt động sai vùng, tàu cá của địa phương khác vi phạm trên địa bàn địa phương mình quản lý,... chưa phát huy được vai trò của lực lượng công an xã trong nắm bắt, kiểm soát tình hình ven biển, ngăn chặn, xử lý vi phạm.

Để thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững, hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các giải pháp dựa trên: Pháp luật đồng bộ, minh bạch, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, nghiêm minh, thống nhất quản lý; Cơ sở dữ liệu liên thông, kết nối, công nghệ quản lý hiện đại và kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý để chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động kiểm soát, bảo vệ khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững.

Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các ban, bộ, ngành, địa phương cần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân; phân công rõ nhiệm vụ, thời gian hoàn thành cụ thể; khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay; trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật thủy sản (Luật Thủy sản 2017, Nghị định số 37/2024/NĐ-CP, Nghị định số 38/2024/NĐ-CP,...) hoàn thiện hành lang pháp lý cho quản lý các hoạt động về khai thác, đánh bắt thủy sản theo ngư trường, theo mùa sinh sản và kích cỡ thủy sản khai thác; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức; có biện pháp quản lý liên địa phương để khắc phục tình trạng quản lý cắt khúc theo lãnh thổ; bổ sung chế tài xử lý nghiêm minh vi phạm của chủ tàu, thuyền trưởng; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý trong kiểm tra, phát hiện, lập biên bản, xử phạt hành vi vi phạm ngắt kết nối, gửi thiết bị VMS; có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với hành vi vi phạm đánh bắt vùng biển nước khác; bổ sung đầy đủ các quy định trong quản lý, khai thác, sử dụng, cập nhật dữ liệu trong quản lý hoạt động đánh bắt, xử lý vi phạm. Đồng thời, cần rà soát các quy định, điều kiện để các cảng cá tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ tiếp nhận tàu cá, xác nhận nguồn gốc hải sản từ khai thác; thêm sự lựa chọn cho ngư dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ ban hành Nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn trong tháng 2 năm 2025.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá, các phần mềm quản lý về nghề cá, tàu cá dùng chung, thống nhất trên toàn quốc; giám sát hành trình tàu cá, lập nhật ký điện tử, ngư trường đánh bắt, khai báo nguồn gốc thủy sản, quản lý đầy đủ các đối tượng liên quan như ngư dân, thuyền trưởng, tàu cá, tàu hậu cần nghề cá, đơn vị thu mua, cơ sở/doanh nghiệp chế biến... tích hợp với dữ liệu về dân cư, chia sẻ, kết nối liên thông giữa các ngành, các địa phương để quản lý, khai thác cập nhật theo thời gian thực, phục vụ công tác quản lý hoạt động đánh bắt của các lực lượng trên biển, trên bờ và cung cấp các dịch vụ công. Hoàn thành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong quý I năm 2025.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm định đảm bảo chất lượng các thiết bị VMS, tín hiệu kết nối; vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu để xử lý hành vi tự ý ngắt kết nối VMS, đảm bảo xử lý đúng người, đúng hành vi.

Tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc phát hiện, lập biên bản hành vi tự ý ngắt tín hiệu VMS nhưng không xử phạt vi phạm hành chính; xác định rõ các nguyên nhân, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét các dự án đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng cá theo quy hoạch; trước mắt tập trung các cảng cá trọng điểm, phục vụ công tác chống khai thác IUU, hoàn thành trong quý I năm 2025. Đồng thời, rà soát công bố các cảng cá tư nhân đủ điều kiện để được chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác. Triển khai đồng bộ, có kết quả Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển bền vững ngành thủy sản.

Kỷ luật nghiêm lực lượng chức năng bao che, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU
Lực lượng chức năng nỗ lực kiểm soát hành vi khai thác IUU

Kỷ luật nghiêm lực lượng chức năng bao che, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU

Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc tiếp tục thực hiện cao điểm tuần tra, kiểm soát tại các vùng biển giáp ranh với các nước; ngăn chặn, xử lý kịp thời các tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Ưu tiên bố trí lực lượng cho các đồn, trạm biên phòng tuyến biển kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất, nhập bến; phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương theo dõi, chia sẻ dữ liệu tàu cá xuất nhập bến, ra vào cảng đảm bảo đối khớp số liệu; kiên quyết kỷ luật nghiêm các lực lượng chức năng trực thuộc bao che, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU.

Bộ Công an chỉ đạo, bố trí lực lượng công an cấp cơ sở (xã/phường/thị trấn) ven biển kịp thời nắm bắt tình hình; ngăn chặn, xử lý tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; tổ chức thực hiện định danh tàu cá, tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; theo dõi, quản lý chặt chẽ tàu cá, công dân tham gia hoạt động khai thác thủy sản; bố sung trách nhiệm của công an cấp xã trong công tác quản lý hoạt động tàu cá tại cơ sở.

Bộ Ngoại giao tham mưu cho Chính phủ phương án ngoại giao, đàm phán với các nước có liên quan trong trao đổi, cung cấp thông tin bắt giữ, xử lý tàu cá, ngư dân Việt Nam; hoàn thành, báo cáo Thủ tướng trong quý I năm 2025; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương vận động ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên có liên quan thúc đẩy EC gỡ cảnh báo "Thẻ vàng".

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, xử lý các hành vi khai thác IUU; tập trung tại một số tỉnh trọng điểm sau: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Nghệ An, Thanh Hóa..., hoàn thành trong quý II năm 2025.

Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác thực thi pháp luật; hướng dẫn địa phương xử lý tàu cá của địa phương khác vi phạm khai thác IUU hoạt động trên địa bàn tỉnh mình; hoàn thành trong tháng 02 năm 2025.

Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục ưu tiên, bố trí kinh phí, nguồn vốn theo quy định cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo "Thẻ vàng", đầu tư, nâng cấp hạ tầng thủy sản, phát triển bền vững ngành thủy sản.

Phải hoàn thành dứt điểm xử lý tàu cá "03 không"

Phó Thủ tướng yêu cầu đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc hoàn thành các công việc sau:

Kiểm soát đúng quy định tàu ra vào cảng, xuất nhập bến, giám sát sản lượng thủy sản khai thác của địa phương; theo dõi, giám sát chặt chẽ các cảng cá tư nhân, bến cá đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định chống khai thác IUU; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT); nghiêm cấm hành vi phiền hà, nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp; cập nhật đầy đủ, nghiêm túc kết quả thực hiện trên phần mềm đã được thiết lập của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các địa phương chưa hoàn thành xử lý tàu cá "03 không" phải hoàn thành xử lý dứt điểm; báo cáo kết quả cuối cùng tổng số tàu cá tại địa phương trong tháng 02 năm 2025.

Tập trung triển khai đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên tàu cá, cập nhật đầy đủ dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase), hoàn thành trong tháng 3 năm 2025.

Khẩn trương rà soát, xử lý các hành vi vi phạm ngắt kết nối, gửi vận chuyển thiết bị VMS từ năm 2024 đến nay cập nhật đầy đủ kết quả xử phạt trên cơ sở dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; điều tra, xử lý các trường hợp vượt ranh giới cho phép trên biển, khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; tổ chức thanh tra công vụ, xử lý nghiêm cán bộ, công chức không thực hiện xác minh, xử lý các vụ việc vi phạm khai thác IUU được phát hiện theo thẩm quyển hoặc không chuyển hồ sơ cho cấp có thẩm quyền xử lý; hoàn thành báo cáo trong tháng 04 năm 2025.

Rà soát, lập dự án đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá tại địa phương, trước mắt tập trung cho các cảng cá trọng điểm phục vụ chống khai thác IUU gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tháng 2 năm 2025.

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát; kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của cả nước. Ưu tiên bố trí, điều động nhân lực, kinh phí, trang thiết bị cho các cơ quan, lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên Đán.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện định kỳ trước ngày 20 hàng tháng (hoặc đột xuất theo yêu cầu) về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu... khẩn trương đề nghị các cơ quan tố tụng khởi tố, xét xử lưu động các vụ việc vi phạm khai thác IUU theo quy định; thông tin truyền thông rộng rãi để răn đe, phòng ngừa vi phạm.

Ổn định giá cả, thị trường để giảm thiểu vi phạm IUU

Phó Thủ tướng đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, các doanh nghiệp thủy sản thực hiện nghiêm túc các quy định chống khai thác IUU nhất là trong thu mua thủy sản không rõ nguồn gốc khai thác; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, điều tra, xác minh, xử lý nghiêm, triệt để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thủy sản làm ăn phi pháp, hợp thức hóa hồ sơ, tiếp tay, dung túng cho hành vi IUU.

Xây dựng chuỗi liên kết trong thu mua, chế biến, xuất khẩu sản phẩm thủy sản khai thác gắn với từng đội tàu cá, sản phẩm thủy sản khai thác, đảm bảo ổn định giá cả, thị trường giúp ngư dân yên tâm sản xuất, không vi phạm IUU vì sự phát triển bền vững ngành thủy sản, vì lợi ích quốc gia, dân tộc và người dân.

Hội Thủy sản Việt Nam tiếp tục đồng hành, tích cực vận động hội viên gương mẫu, thực hiện tốt các quy định về phòng, chống khai thác IUU; kịp thời động viên các tấm gương điển hình, người tốt việc tốt; kịp thời phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm khai thác IUU.

Doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, đơn vị cung cấp thiết bị VMS thực hiện đúng quy định về đảm bảo chất lượng dịch vụ sử dụng cho hạ tầng giám sát tàu cá, thiết bị VMS; nếu không đảm bảo chất lượng dịch vụ vệ tinh, đường truyền dữ liệu, thiết bị VMS... phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người dân theo đúng quy định pháp luật...

Tin bài khác
Quảng Trị thành lập Thi hành án dân sự tỉnh mới sau sáp nhập

Quảng Trị thành lập Thi hành án dân sự tỉnh mới sau sáp nhập

Quảng Trị công bố quyết định thành lập THADS sau sáp nhập, bổ nhiệm loạt lãnh đạo mới, đồng thời công bố quyết định nghỉ hưu cho nhiều cán bộ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Bị cưỡng chế 4,2 tỷ tiền thuế, Vietfracht HoChiMinh kinh doanh ra sao?

Bị cưỡng chế 4,2 tỷ tiền thuế, Vietfracht HoChiMinh kinh doanh ra sao?

Ngày 2/7/2025, Hải quan Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định cưỡng chế hành chính đối với Chi nhánh Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu (Vietfracht HoChiMinh) vì chậm nộp thuế kéo dài, với số tiền nợ lên tới hơn 4,19 tỷ đồng.
Bộ Y tế đề xuất siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên sàn thương mại điện tử

Bộ Y tế đề xuất siết chặt hậu kiểm thực phẩm trên sàn thương mại điện tử

Trước thực trạng ngày càng nhiều thực phẩm được tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử, Bộ Y tế đã đề xuất sửa đổi toàn diện quy định về hậu kiểm trong dự thảo sửa đổi Nghị định 15, với trọng tâm là bổ sung các biện pháp quản lý sản phẩm trên nền tảng này.
Cục Hải quan: Doanh nghiệp không cần nộp chứng từ theo địa chỉ mới

Cục Hải quan: Doanh nghiệp không cần nộp chứng từ theo địa chỉ mới

Cục Hải quan đã ban hành văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) được duy trì thông suôt trong giai đoạn chuyển đổi địa giới hành chính.
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp

Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp

Tình trạng cho thuê trái phép nhà xưởng trong các khu công nghiệp ở Đà Nẵng đang diễn ra âm thầm, đe dọa an toàn lao động, méo mó môi trường đầu tư và thất thu ngân sách.
Thu hồi 7 sản phẩm, ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố của Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam vì sai phạm

Thu hồi 7 sản phẩm, ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố của Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam vì sai phạm

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 7 sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Dược phẩm Toàn Cầu Đông Nam chịu trách nhiệm đưa ra thị trường, với lý do công thức sản phẩm không đúng so với hồ sơ đã công bố, nhãn mác không đáp ứng quy định hiện hành.
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về việc đăng ký doanh nghiệp, trong đó có những quy định mới liên quan đến hộ kinh doanh và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 180/2025/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hợp tác công tư (PPP) quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ, quyền quản lý dữ liệu và cơ chế phân chia lợi nhuận trong các dự án hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân.
Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Luật Cán bộ, công chức sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 24/6/2025, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Luật mới quy định rõ 6 nhóm hành vi mà cán bộ, công chức không được làm, với mục tiêu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính.
Bắt Giám đốc Công ty Athena Việt Nam sản xuất gần 14.000 mỹ phẩm giả tại Phú Thọ

Bắt Giám đốc Công ty Athena Việt Nam sản xuất gần 14.000 mỹ phẩm giả tại Phú Thọ

Công ty Athena Việt Nam bị phát hiện sản xuất và đưa ra thị trường gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm giả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Công khai 286 doanh nghiệp nợ thuế hơn 840 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc cũ

Công khai 286 doanh nghiệp nợ thuế hơn 840 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc cũ

Tính đến hết tháng 5/2025, Chi cục Thuế khu vực VIII (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc cũ) đã công khai danh sách 286 người nộp thuế đang nợ tổng cộng hơn 841,9 tỷ đồng tiền thuế và các khoản thu ngân sách.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Hôm nay (ngày 1/7), nhiều chính sách mới liên quan thiết thực đến đời sống người dân bắt đầu có hiệu lực.
Nhìn lại vụ triệt phá cơ sở sản xuất, tiêu thụ mỹ phẩm giả tại Triệu Sơn (Thanh Hóa)

Nhìn lại vụ triệt phá cơ sở sản xuất, tiêu thụ mỹ phẩm giả tại Triệu Sơn (Thanh Hóa)

Vừa qua, sau một thời gian theo dõi, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức triệt phá một cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả tại xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn do đối tượng Nguyễn Thị Dung (sinh 1985) làm chủ.
Phạt 356 triệu đồng Công ty Tạng Kiều Đường do gian lận và kinh doanh hàng lậu

Phạt 356 triệu đồng Công ty Tạng Kiều Đường do gian lận và kinh doanh hàng lậu

UBND tỉnh Phú Thọ vừa xử phạt hơn 350 triệu đồng đối với Công ty TNHH TM XNK Tạng Kiều Đường vì hàng loạt sai phạm trong kinh doanh thực phẩm và mỹ phẩm, đồng thời đình chỉ hoạt động sản xuất thực phẩm trong 2 tháng.
Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế) vừa gửi công văn yêu cầu xử lý vi phạm quảng cáo của fanpage mang tên “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” .