
Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
Tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cơ bản thống nhất với kịch bản kinh tế số, kinh tế xanh, mục tiêu phát triển theo hướng bền vững
“Đánh giá về tầm nhìn, chiến lược phát triển của Quảng Ngãi, nhiều ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định cho rằng, yếu tố liên kết vùng thể hiện trong Quy hoạch tỉnh còn khá mờ nhạt, trong khi đây là động lực quan trọng kích thích sự phát triển, lan tỏa kết nối kinh tế”.

Về phát triển đô thị và công nghiệp, Quảng Ngãi cần xây dựng phương án quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất không chỉ mang lại giá trị phát triển cho tỉnh, mà cho toàn vùng, cùng những sản phẩm có giá trị, kỹ thuật cao gắn với công nghiệp xanh.
Do đó, quy hoạch tỉnh cần làm rõ vai trò, ý nghĩa của các hệ thống giao thông quốc gia đến sự phát triển kinh tế của Quảng Ngãi, đặc biệt đối với dịch vụ logistics, đồng thời làm rõ việc liên kết phát triển giữa cảng hàng không Chu Lai với cảng Dung Quất, nhất là cảng xuất nhập khẩu quan trọng qua đường hàng không và cảng biển là một lợi thế của Quảng Ngãi.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng lưu ý, Quảng Ngãi cần nhận diện lại những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là các điểm nghẽn phát triển, trong đó lưu ý đến vấn đề cân đối cơ cấu kinh tế, phát triển đô thị, làm rõ các mối quan hệ vùng, liên kết phát triển của Quảng Ngãi với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để thấy được sự liên kết chặt chẽ với 2 địa phương là Quảng Nam và Bình Định và cả với vùng Tây Nguyên (Kon Tum) - điểm tựa của Quảng Ngãi hướng ra biển Đông. Từ đó, xác định các lợi thế, cơ hội mới để tận dụng trong phát triển.
Đồng thời, Bộ trưởng yêu cầu Quảng Ngãi làm rõ tính khả thi của các kịch bản phát triển, trong đó xác định rõ động lực, đột phá tăng trưởng, đóng góp của từng ngành, lĩnh vực trong tăng trưởng, không để ngành công nghiệp lọc dầu, luyện thép khiến cơ cấu kinh tế mất cân bằng, lan tỏa các ngành nhằm tăng thu hút đầu tư.
Về phát triển du lịch, cần rà soát lại các sản phẩm theo định hướng phát triển của tỉnh; tập trung vào tính đặc thù, khác biệt, cạnh tranh, tạo giá trị cao. Xác định rõ lợi thế so sánh (về tiềm năng, về vị trí, về cơ hội) của du lịch Quảng Ngãi với các địa phương có điều kiện tương đồng.
Tại phiên họp, Hội đồng thẩm định đã tiến hành bỏ phiếu thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kết quả 100% thành viên Hội đồng nhất trí thông qua với điều kiện sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng.
Với điều kiện thực tế và tiềm lực, dư địa phát triển hiện có, qua phân tích, cân nhắc các yếu tố về kinh tế, xã hội, môi trường, tỉnh Quảng Ngãi đã lựa chọn phát triển theo hướng hài hòa và bền vững với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 là 7,25-8,25%; trong đó: 2021-2025 là 7-8% và 2026-2030 là 7,5-8,5%, là kịch bản phát triển của tỉnh trong thời kỳ tới.
Trọng Tâm
Cùng chuyên mục


Chính phủ ban hành Chương trình hành động về phát triển TPHCM

Chính sách tiền tệ không phải ‘cây đũa thần’ với nền kinh tế

Sẽ trình Quốc hội cho ý kiến về nhiều dự án luật tại Kỳ họp thứ 6

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Chính phủ rất quyết liệt chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công

Quan ngại thị trường xuất khẩu dần bị bó hẹp nếu không gỡ thẻ vàng IUU
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững