
Phú Thọ: Tăng cường hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Nhằm hỗ trợ người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau đại dịch, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ người lao động, góp phần mang lại những hiệu quả tích cực trong lĩnh vực này.

Hằng năm toàn tỉnh có trên 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, phổ biến như làm tại các nước: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Một số địa phương thực hiện tốt công tác này như: Việt Trì, Tân Sơn, Thanh Ba, Lâm Thao, Tam Nông…
Nhằm hỗ trợ người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau đại dịch, Sở LĐ,TB&XH đã phối hợp với UBND các huyện, thành, thị, các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền về công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Sở cũng đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường kết nối cung - cầu lao động, tư vấn giới thiệu việc làm ngoài nước đến người lao động thông qua các sàn giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến, cung cấp đầy đủ thông tin, tổ chức tư vấn tại địa phương để người lao động có đủ thông tin khi tham gia đi làm việc ở nước ngoài cũng như hỗ trợ người lao động về nước tìm kiếm việc làm phù hợp.
Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh ưu tiên các nguồn vốn vay, vốn thu hồi nợ để hỗ trợ người lao động có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm, đi làm việc ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thực hiện đúng các quy định mới về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giảm chi phí trước khi đi cho người lao động, tăng cường quản lý bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp dịch vụ tạo điều kiện hỗ trợ người lao động đã hoàn thành thủ tục đi làm việc ở nước ngoài nhưng chưa thể xuất cảnh do dịch bệnh COVD-19 ngay sau khi các nước tiếp nhận mở cửa trở lại.
Ông Nguyễn Hiển Ngọc - Trưởng phòng Việc làm, An toàn lao động - Sở LĐ,TB&XH cho biết: Từ đầu năm 2022 đến nay, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mặc dù có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức: Cơ hội việc làm kỹ năng thấp tại các nước tiếp nhận có xu hướng giảm dần. Lao động Việt Nam cũng không còn lợi thế nhân công giá rẻ tại thị trường lao động nước ngoài trong khi đó, ý thức kỷ luật và chấp hành pháp luật của người lao động còn chưa cao.
Cũng theo ông Ngọc, để nâng cao hiệu quả công tác kết nối, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; Sở LĐ,TB&XH đã chỉ đạo các cơ sở GDNN xây dựng kế hoạch, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh công tác kết nối các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
P.V
Cùng chuyên mục


Hà Nội chi hơn 850 tỷ đồng hỗ trợ người thất nghiệp 5 tháng đầu năm

Khách quốc tế và doanh nghiệp lữ hành mong ngóng nới chính sách visa
Đại hội đại biểu Liên đoàn Thể dục tỉnh Bình Dương lần thứ I, nhiệm kỳ 2023-2028

Hội HN Việt Nam - Campuchia: Thúc đẩy hoạt động hữu nghị hợp tác giữa nhân dân hai nước

Phú Thọ: Toàn tỉnh có 64 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế