Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Kiểm soát lạm phát, không để xảy ra những cú sốc cho nền kinh tế

23:10 07/07/2022

Tại hội nghị sơ kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm do Bộ Tài chính tổ chức chiều 7/7, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh yêu cầu phải đảm bảo kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, không để xảy ra những cú sốc cho nền kinh tế, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống người dân.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh. 

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng cho biết, trong Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương vừa qua, Chính phủ đã thống nhất đánh giá những kết quả đạt được 6 tháng đầu năm là rất đáng khích lệ.

Trong đó, nổi bật ở một số kết quả như tăng trưởng GDP quý II tăng 7,72% so cùng kỳ, cao nhất kể từ năm 2011 và vượt khá cao so với kịch bản ở Nghị quyết 01. Kinh tế vĩ mô được đảm bảo cân đối ổn định, lạm phát được kiểm soát. CPI quý II tăng 2,96% so với cùng kỳ, là mức tương đối thấp so với cùng kỳ trước dịch. Đây là một cố gắng lớn trong việc chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, trong bối cảnh lạm phát nhiều nước trên thế giới tăng cao.

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4%, xuất siêu 710 triệu USD; an ninh lương thực được bảo đảm, xuất khẩu gạo trên 3,5 triệu tấn; đáp ứng đủ điện, xăng dầu; cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu, thị trường lao động phục hồi nhanh…

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng cho biết, trong Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương vừa qua, Chính phủ đã thống nhất đánh giá những kết quả đạt được 6 tháng đầu năm là rất đáng khích lệ.

Trong đó, nổi bật ở một số kết quả như tăng trưởng GDP quý II tăng 7,72% so cùng kỳ, cao nhất kể từ năm 2011 và vượt khá cao so với kịch bản ở Nghị quyết 01. Kinh tế vĩ mô được đảm bảo cân đối ổn định, lạm phát được kiểm soát. CPI quý II tăng 2,96% so với cùng kỳ, là mức tương đối thấp so với cùng kỳ trước dịch. Đây là một cố gắng lớn trong việc chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, trong bối cảnh lạm phát nhiều nước trên thế giới tăng cao.

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4%, xuất siêu 710 triệu USD; an ninh lương thực được bảo đảm, xuất khẩu gạo trên 3,5 triệu tấn; đáp ứng đủ điện, xăng dầu; cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu, thị trường lao động phục hồi nhanh…

Trong tất cả những thành tích chung này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh có sự đóng góp lớn của ngành Tài chính, bởi tất cả các chính sách, chương trình triển khai nếu không có tài chính sẽ không thể làm được. Ghi nhận những nỗ lực của ngành Tài chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhiệt liệt chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên ngành Tài chính đã thực hiện thành công nhiệm vụ thời gian qua, đóng góp quan trọng vào thành công chung của cả nước.

Nói về những nhiệm vụ của ngành Tài chính, Phó Thủ tướng cho rằng, chưa bao giờ các chính sách tài khóa lại được triển khai cùng lúc nhiều như thời gian gần đây. Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch, ngành Tài chính đã rất chủ động, tích cực, nhanh chóng nghiên cứu tìm giải pháp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi kinh tế. Đơn cử như kịp thời tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 15 về miễn, giảm thuế GTGT chỉ sau 18 ngày kể từ khi Nghị quyết 11 của Chính phủ được ban hành. Nhờ được ban hành và triển khai kịp thời ngay từ đầu năm, đến nay gói chính sách hỗ trợ trị giá 64.000 tỷ đồng này đã được giải ngân tích cực.

Ngoài ra, còn nhiều chính sách khác cũng được đánh giá tích cực như Nghị định 34 về gia hạn thuế; Nghị định 36 về hỗ trợ lãi suất với Ngân hàng xã hội; trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 18 về giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu; ban hành thông tư giảm 37 loại phí, lệ phí…

Tại hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cũng đánh giá lạm phát, giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Bộ trưởng, đây là vấn đề cần quan tâm. Không chỉ có giá xăng, giá phân bón, vật tư, nhân công, những hàng hóa khác cũng tăng. Do đó, cần phải có kịch bản điều hành, kiểm soát lạm phát. 

Bên cạnh đó, tại hội nghị, Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tài khóa, thuế, phí để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Cơ quan này được yêu cầu nhanh chóng hoàn thành các thủ tục để triển khai kịp thời trong kỳ điều hành sắp tới (11/7). Đối với những sắc thuế khác đối với xăng dầu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tối huệ quốc), Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá tác động để đề xuất giải pháp phù hợp. 

Về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, Bộ Tài chính cần sớm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Đề án huy động nguồn lực để thực hiện Chương trình theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.  

Huyền Trâm