Thứ năm 03/07/2025 15:22
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

PGS.TS Đỗ Minh Cương: Doanh nghiệp không thể lấy dịch bệnh làm cơ hội kiếm tiền

12/10/2020 00:00
Trách nhiệm xã hội, văn hóa kinh doanh được xem là nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID – 19. Phân tích sâu hơn về giá trị này, PGS.TS Đỗ Minh Cương - Phó Viện trưởng Viện Văn hoá K

PGS.TS Đỗ Minh Cương - Phó Viện trưởng Viện Văn hoá Kinh doanh

Xin ông hãy đánh giá về trách nhiệm xã hội, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp trong mùa dịch Covid-19?

Có thể so sánh trách nhiệm xã hội, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp trong đại dịch COVID – 19 giống như một bức tranh với ba gam màu: màu sáng, màu xám và màu tối.

Với gam màu sáng, trong khi đại dịch COVID-19 đang diễn biến khó lường, nhiều doanh nghiệp vừa căng mình duy trì hoạt động kinh doanh, vừa ra sức thực hiện trách nhiệm xã hội, sát cánh cùng cộng đồng ứng phó với dịch bệnh, thể hiện tinh thần tương thân tương ái chung tay cùng với đất nước, thể hiện mục đích kinh doanh đi đôi với trách nhiệm xã hội mà tiêu biểu như: Tập đoàn Vingroup kích hoạt hàng trăm tỉ đồng hỗ trợ cho các gói trang thiết bị y tế, máy móc – hóa chất xét nghiệm virus SARS-CoV-2, gói nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch, gói hỗ trợ đối tác, sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt; các nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone tặng nhiều gói ưu đãi dịch vụ viễn thông cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân cả nước, triển khai app và website hỗ trợ khai báo y tế, lắp đặt khẩn cấp cầu truyền hình kết nối để phục vụ các cuộc họp toàn quốc. Bên cạnh đó, hàng loạt các doanh nghiệp khác như Vinamilk, TH milk, Vietjet, FPT... đã đóng góp hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, cùng nhiều hành động cấp thiết nhằm góp phần ngăn chặn COVID-19.

Những doanh nghiệp lớn hỗ trợ nhiều tỷ đồng, còn những doanh nghiệp nhỏ hơn thì hỗ trợ “vừa sức” của mình để chung tay vì cuộc sống ổn định của người dân, dù đóng góp lớn lao hay bé nhỏ đều không kém phần trân quý, nó trở thành làn sóng lan tỏa sự sẻ chia “Lá lành đùm lá rách”. Tất cả đã và đang đoàn kết, kết nối tình người, kết nối “một vòng tay lớn”, toàn dân một lòng vì công cuộc chống dịch. Đó cũng chính là triết lý sống cho đi mà không mong nhận lại điều gì.

Tuy nhiên, bên cạnh những gam màu tươi sáng trên, vẫn còn nhiều mảng tối, mảng xám, đó là sự thờ ơ, vô cảm của một số doanh nghiệp doanh, thậm chí có những doanh nghiệp “đục nước béo cò” lợi dụng dịch COVID-19 mà làm giàu vô đạo đức, bất chính. Thật đáng buồn khi khẩu trang là phương tiện bảo hộ hiệu quả trong mùa dịch COVID-19 nhưng với sự bùng phát của dịch bệnh này khiến một số người đẩy giá khẩu trang lên cao để kiếm lời. Không chỉ có khẩu trang y tế, ngay cả những thiết bị bảo hộ phục vụ công tác phòng chống dịch tại những cơ sở y tế cũng bị những kẻ đầu cơ làm giả, trục lợi hàng tỷ đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước… Đó là hành vi xấu xa, bộ mặt xấu xí của xã hội thiếu văn minh, là những phản ứng phi thị trường, không có tính nhân văn, làm xấu hình ảnh Việt Nam với quốc tế và cần coi những đối tượng hành vi đó như là “giặc” và cần lên án, phòng chống đấu tranh nghiêm khắc và trường kỳ.

Đại diện tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận máy thở từ Tập đoàn Vingroup.

Theo nhận định của ông đây có phải chính là thời điểm các doanh nghiệp cần nhận thức tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp trong quản trị công ty, trong việc xây dựng nền tảng bền vững để phát triển doanh nghiệp?

Thực tế cho thấy mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuận thu được gắn liền với việc thực hành đạo đức kinh doanh.Tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp chính là văn hóa.

Vượt những thách thức về sụt giảm kinh tế, doanh nghiệp đang giữ vai trò xung kích, tiên phong, nỗ lực góp sức người, sức của cùng Nhà nước để góp phần đối phó, giảm thiểu thiệt hại từ dịch bệnh đối với cộng đồng. Trong “cuộc đua” tăng trưởng, bên cạnh những đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, những DN Việt Nam hiện nay đang ngày càng nhận thức rõ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình từ đó lan tỏa những giá trị vững bền cho xã hội và cho nhân loại. Đó cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường và trong tiềm thức của người tiêu dùng nói chung.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra ngày càng phức tạp, theo ông mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần có trách nhiệm, đạo đức kinh doanh như thế nào và làm gì để cân bằng được giữa đạo đức và lợi nhuận kinh doanh?

Trong bối cảnh bức tranh chung như vậy, mỗi doanh nghiệp doanh nhân phải là chủ thể văn hóa có đạo đức và thượng tôn pháp luật với trách nhiệm xã hội thể hiện ở bốn cấp đô chính: làm kinh tế hiệu quả; tuân thủ pháp luật; phải có đạo đức, hướng tới cái “chân – thiện – mỹ”; khuyến khích tinh thần nhân văn.

Trong khi toàn xã hội đang cùng chung tay phòng chống dịch bệnh COVID-19 với diễn biến ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp cần chủ động sáng tạo, “tự lực cánh sinh” trước chứ không nên thụ động, ỷ lại vào các gói hỗ trợ của Chính phủ. Bên cạnh việc Chính phủ ra một loạt chỉ đạo thì cộng đồng doanh nghiệp - nơi hàng triệu lao động đang làm việc - cũng cần có kế hoạch hành động riêng của mình, cùng góp phần giảm thiểu hay dập tắt dịch bệnh như tuyên truyền nâng cao ý thức cho người lao động, các chính sách chia sẻ gánh nặng về kinh phí, sắp xếp giờ làm cho người lao động phù hợp...

Sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, người kinh doanh phải dựa trên lợi nhuận doanh nghiệp và trách nhiệm cộng đồng. Các doanh nghiệp càng không được xem những rủi ro, thiên tai, dịch bệnh... là cơ hội để kiếm tiền, vì dù sao, cơ hội đó cũng chỉ là trước mắt, tạm thời. Nhưng nếu ham lợi trước mắt, “doanh nghiệp cơ hội” sẽ mang “tiếng xấu” và không phát triển về lâu dài. Còn thiên tai, dịch bệnh sẽ là thời gian “lửa thử vàng”, cơ hội đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp để phát triển bền vững.

Gia Gia (t/h)

Tin bài khác
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?