Thứ năm 26/12/2024 08:01
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024

25/12/2024 15:11
Ngành Giao thông Vận tải 2024 có nhiều dấu ấn quan trọng, từ các dự án lớn đến thay đổi lãnh đạo, với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông hiện đại, bền vững.
Bộ GTVT lên phương án để giải ngân gần 23.000 tỷ đồng vốn đầu tư công Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ 8 trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc – Nam

1. Quốc hội thông qua dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Ngày 30/11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Dự án dài khoảng 1.541km, bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua 20 tỉnh, thành phố. Đường sắt sẽ có khổ đôi 1.435mm, tốc độ thiết kế đạt 350 km/h và tải trọng 22,5 tấn/trục. Toàn tuyến gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa, phục vụ cả vận chuyển hành khách và hàng hóa, đồng thời đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh.

Dự án được đầu tư công, với tổng mức đầu tư sơ bộ lên đến 1,713 triệu tỷ đồng (tương đương 67 tỷ USD). Quốc hội yêu cầu báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025 và phấn đấu hoàn thành cơ bản vào năm 2035. Dự án sẽ sử dụng khoảng 10.800 ha đất và cần tái định cư cho 120.836 người. Sau gần 20 năm nghiên cứu, dự án trọng điểm này đang tiến gần đến thực tế.

2. Ngành GTVT quyết tâm giải ngân 95% vốn đầu tư công trong năm 2024

Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024
Bộ Giao thông vận tải quyết tâm hoàn thành giải ngân 95% vốn đầu tư công

Bộ GTVT đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn 56.666 tỷ đồng cho năm 2024, và sau khi bổ sung 18.815 tỷ đồng, tổng kế hoạch vốn của ngành đạt 75.481 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 11/2024, Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân khoảng 52.750 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (75%). Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cao hơn mức trung bình cả nước (60,4%). Mục tiêu của Bộ GTVT là giải ngân tối thiểu 95% vốn đầu tư công trong năm nay, theo chỉ đạo của Chính phủ.

3. Hai dự án đường sắt đô thị chính thức đi vào hoạt động

Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024
Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) vừa đưa vào vận hành khai thác tại TP. HCM sau 16 năm chờ đợi

Ngày 8/8/2024, sau gần 15 năm thi công, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội dài 8,5km đã chính thức được đưa vào khai thác thương mại. Đến ngày 22/12/2024, tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, đoạn Bến Thành - Suối Tiên, cũng đã bắt đầu vận hành sau 17 năm chờ đợi.

Việc hoàn thành và đưa vào hoạt động hai tuyến đường sắt này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, đáp ứng nhu cầu đi lại nhanh chóng và hiệu quả cho người dân, đồng thời góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, Hà Nội và TP.HCM vẫn còn nhiều thách thức phía trước để tiếp tục triển khai các dự án đường sắt đô thị còn lại trong quy hoạch tổng thể, nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông hiện đại và bền vững.

4. Ngành Giao thông Vận tải có Bộ trưởng mới

Ngày 28/11, Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với ông Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng.

Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024
Tân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh

Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Trần Hồng Minh bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả có 452 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.36% tổng số ĐBQH), có 452 đại biểu tán thành (bằng 94.36% tổng số ĐBQH).

Tân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, sinh ngày 04/11/1967 tại xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ông Trần Hồng Minh có trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Kỹ thuật, Thạc sĩ Xây dựng công trình; trình độ lý luận: Cao cấp.

Ông Minh thay thế ông Nguyễn Văn Thắng được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng trong kỳ họp thứ 8.

5. Sập cầu Phong Châu

Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024
Khoảng 10h sáng ngày 9/9/2024, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 cầu Phong Châu đã bị sập

Khoảng 10h sáng ngày 9/9/2024, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ trên sông Thao (sông Hồng) lên rất cao, chảy xiết, cầu Phong Châu tại km18+300 quốc lộ 32C (kết nối 02 huyện Tam Nông, Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ) bị sập, cuốn trôi trụ T7 và 02 nhịp dàn chính (nhịp 6 và nhịp 7 phía bờ hữu sông Thao, thuộc địa bàn huyện Tam Nông).

Sự việc là một phần minh chứng cho thấy sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão số 3 (bão yagi) đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống giao thông nói riêng. Với tính chất nghiêm trọng của sự việc, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho phép thực hiện dự án xây dựng Cầu Phong Châu mới theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp và yêu cầu phải hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2025.

Ngày 21/12/2024, sau thời gian chuẩn bị khẩn trương, dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới đã chính thức được khởi công.

6. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "chốt" thời hạn hoàn thành Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành

Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "chốt" thời hạn hoàn thành Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp kiểm tra và đôn đốc tiến độ Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đến ba lần, vào các dịp Tết Nguyên đán, tháng 9 và tháng 12.

Tại lần kiểm tra thứ 5, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thành phần, với mục tiêu hoàn thành toàn bộ công trình vào ngày 31/12/2025.

Dự án sân bay Long Thành, lớn nhất từ trước đến nay, mang tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước. Việc hoàn thành đúng tiến độ sẽ có ý nghĩa then chốt đối với ngành Giao thông Vận tải và sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

Tin bài khác
Nông nghiệp tỉnh Bình Dương chuyển mình hướng đến nâng cao giá trị bền vững

Nông nghiệp tỉnh Bình Dương chuyển mình hướng đến nâng cao giá trị bền vững

Thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Bình Dương đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt.
Năm 2025 đầy hứa hẹn với thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Năm 2025 đầy hứa hẹn với thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Dù triển vọng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2025 rất lạc quan, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng với các yêu cầu khắt khe hơn từ thị trường Hoa Kỳ.
Bình Phước: Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

Bình Phước: Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Công văn số 5435/UBND-TH vào ngày 24/12/2024, yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biện pháp phòng vệ thương mại mang về khoản thu hơn 1.200 tỷ/năm

Biện pháp phòng vệ thương mại mang về khoản thu hơn 1.200 tỷ/năm

Thu ngân sách nhà nước từ các biện pháp phòng vệ thương mại dao động từ 1.200 đến 1.500 tỷ đồng mỗi năm, đặc biệt tập trung vào các ngành sản xuất quan trọng.
Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng năm 2025

Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng năm 2025

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025, tổ chức tại Hà Nội chiều 23/12/2024.
Ngành Hải quan đối mặt nhiều thách thức trong năm 2025

Ngành Hải quan đối mặt nhiều thách thức trong năm 2025

Ngành Hải quan đang đối mặt với khối lượng công việc lớn và phải triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng ngay từ những tháng đầu năm 2025.
Ngành Công Thương chủ động chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Ngành Công Thương chủ động chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển" đã diễn ra sáng 23/12/2024 tại Hà Nội.
Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Luật Đầu tư công có hiệu lực từ tháng 1/1/2025, Thứ trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Đức Tâm cho biết trong tháng 1 năm sau sẽ hoàn thành hướng dẫn văn bản thi hành luật để đưa luật vào cuộc sống.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Bước sang năm 2025, HSBC kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng GDP 6,5%, tương ứng với mục tiêu Quốc hội giao.
Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Chính sách này hứa hẹn khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển công nghiệp trên địa bàn, với tổng quy mô các khu công nghiệp dự kiến đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030.
Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Các chuyên gia nhận định, dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nhờ vào lo ngại về thuế cao đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, Nhật Bản không chỉ là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam mà còn là nhà tài trợ ODA lớn thứ tư cho Việt Nam.
Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì sức bật mạnh mẽ, nhờ vào sự ổn định của ngành chế biến chế tạo và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.