Những chính sách kinh tế - xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2020
- Chính sách
- 08:38 01/02/2020
Cơ sở giáo dục đại học công khai về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, bổ sung mức phạt vi phạm trong lĩnh vực thú y… là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2020.
1. Áp dụng quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Có hiệu lực từ 20/2/2020, Nghị định 06/2020/NĐ-CP ban hành ngày 3/1/2020 về sửa đổi Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo đó, đối với việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung nội dung “Dự kiến tiến độ thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” vào Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trường hợp thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư mà phải xây dựng khu tái định cư tập trung thì trong Khung chính sách phải bao gồm cả khu vực thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư tập trung đó. Đối với dự án đầu tư đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho toàn bộ dự án trước ngày 20/02/2020 tiếp tục thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 47.
2. Bổ sung mức phạt vi phạm trong lĩnh vực thú y
Ban hành ngày 3/1/2020 và có hiệu lực từ ngày 18/2/2020, Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 90/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Theo đó, Nghị định 04/2020/NĐ-CP bổ sung quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với người nhập cảnh hoặc quá cảnh Việt Nam khi mang theo sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế hoặc chế biến từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật nguy hiểm trên động vật đó.
Bên cạnh đó, Nghị định còn đưa ra quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính khi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Cụ thể, phạt tiền từ 40-45 triệu đồng với một trong các hành vi vi phạm về buôn bán thuốc BVTV sau:
- Thuốc hết hạn sử dụng; không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên
- Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30kg (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kg (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm
- Thuốc không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị từ 100 triệu đến dưới 200 triệu đồng
3. Cơ sở giáo dục đại học công khai về tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp
Có hiệu lực từ 15/2/2020, Nghị định 99/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 hướng dẫn Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) nhằm khắc phục các vấn đề còn hạn chế, và đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống giáo dục Việt Nam.
Theo đó, một số nội dung được Nghị định 99/2019/NĐ-CP yêu cầu các cơ sở giáo dục phải công khai đầy đủ trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
- Sứ mạng, tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học;
- Các quy chế, quy định nội bộ;
- Danh sách giảng viên theo ngành, trình độ, chức danh và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo khác;
- Kết quả kiểm định chương trình đào tạo, kiểm định cơ sở giáo dục đại học;
- Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, kế hoạch tổ chức đào tạo;
- Đề án tuyển sinh và kế hoạch tuyển sinh, danh sách nhập học và tốt nghiệp hằng năm theo ngành, trình độ đào tạo, quy mô đào tạo và tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp;
- Mẫu văn bằng, chứng chỉ, danh sách cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học hằng năm;
- Chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu khác của người học cho từng năm học và dự kiến cả khóa học;
- Chế độ, chính sách miễn, giảm học phí, học bổng;
- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật…
- Công khai thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, quyết định mở ngành, quyết định liên kết đào tạo cùng với hồ sơ chứng minh đủ điều kiện theo quy định.
4. Sửa quy định về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Có hiệu lực từ ngày 15/2/2020, Nghị định 97/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
Cụ thể, Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở cấp huyện, cấp tỉnh và ở trung ương. Thay vì quy định thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc ở trung ương, Nghị định 97/2019/NĐ-CP sửa đổi thành Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở bộ, cơ quan ngang bộ (cấp bộ) và Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật quyết định thành lập để thực hiện định giá trong các trường hợp sau:
- Thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Nghị định này.
- Thực hiện định giá lần đầu đối với tài sản thuộc các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp liên quan đến nhiều cấp và được dư luận xã hội quan tâm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Đối với vụ án có nhiều loại tài sản khác nhau, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm căn cứ vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của tài sản, yêu cầu của vụ án để phân loại tài sản và thực hiện yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá phù hợp với chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được giao theo các trường hợp sau:
+ Trường hợp phân loại được tài sản để tách riêng thực hiện định giá đối với từng nhóm tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá đối với từng nhóm tài sản.
+ Trường hợp không thể phân loại được tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực đối với một loại tài sản trong số các tài sản của vụ án chủ trì thành lập Hội đồng định giá; riêng trường hợp trong số các tài sản cần định giá có tài sản là đất, quyền sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương chủ trì thành lập Hội đồng định giá. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với các tài sản khác còn lại có trách nhiệm cử đại diện tham gia làm thành viên Hội đồng định giá theo yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thành lập Hội đồng định giá.
Nghị định cũng nêu rõ, Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để thực hiện định giá lại trong trường hợp theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Nghị định này.
Tùy Phong
Tin liên quan
#chính sách mới

Ô tô bắt đầu chịu sự điều chỉnh của nhiều chính sách mới áp dụng từ năm 2021
Trong năm 2021, nhiều chính sách mới liên quan đến ô tô sẽ được triển khai như lệ phí trước bạ, thuế nhập khẩu, tiêu chuẩn khí thải..

Hàng loạt chính sách, quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2020
Hàng loạt chính sách, quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2020. Trong đó có các chính sách liên quan đến hoạt động báo chí, xuất bản, lĩnh vực thuế, ngân hàng...

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 3/2020
Từ tháng 3/2020, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Bằng đại học không còn ghi hệ đào tạo chính quy hay tại chức; cảnh sát giao thông “vòi tiền” bị buộc thôi việc; trợ cấp cho giáo viên nghỉ hưu chưa hưởng phụ cấp thâm niên...

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6
Quy định mới về đấu thầu cung cấp dịch vụ công; giảm số lượng công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã;... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 6/2019.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2018
Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2018.
Đọc thêm Chính sách
Cách đơn giản để tra cứu thông tin phạt nguội đối với xe máy
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ hiện đại tham gia giám sát giao thông, nhiều lái xe bị phạt nguội do vi phạm mà không hay biết. Tuy nhiên, thao tác thực hiện việc tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông rất đơn giản, việc này sẽ giúp chủ phương tiện c
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp Cổ Chiên, Tân Đức và Sông Lô 2.
Xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đây là nội dung nổi bất tại Thông tư số 14/2020/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch Đầu Tư hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sẽ có hiệu lực kể từ ngày hôm nay 25/02/2021.
Một số chính sách tiền lương mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3-2021
Bắt đầu từ tháng 3 , một số thông tư mới có liên quan đến chính sách tiền lương bắt đầu được áp dụng.
Đến năm 2025, đưa tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%
Đây là mục tiêu được Chính phủ điều chỉnh mới đây trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025.
Đề xuất cắt giảm thêm một loại phí đến hết năm 2021
Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; Giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm mật mã dân sự và Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự...
Những chính sách mới đáng chú ý có hiệu lực thi hành từ tháng 3/2021
Quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025... và nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 3/2021.
Hơn 6.700 tỷ đồng để tiêm vắc xin cho 20% dân số Việt Nam
Hơn 6.700 tỷ đồng là số kinh phí dự kiến để bảo đảm khoảng 20% dân số cả nước được tiêm vắc xin phòng Covid-19 do Covax Facility hỗ trợ.
Chương trình phục hồi kinh tế hậu covid
Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Trần Du Lịch để đạt được mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần coi số hóa nền kinh tế là trọng tâm của Với những thách thức trên chuyển đổi mô hình tăng trưởng...
Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững
Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 194/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030...