Thứ năm 19/09/2024 11:38
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Nhìn lại hành trình 6 năm 'thăng trầm' tại thị trường Việt Nam của Gojek

05/09/2024 15:40
Gojek gia nhập Việt Nam từ tháng 8/2018, với nhiều khuyến mãi thu hút người dùng. Sau thời gian dài cạnh tranh khốc liệt, thách thức từ các đối thủ cùng sự thay đổi của người tiêu dùng khiến Gojek không trụ vững, buộc họ phải rút khỏi thị trường.
aa

Ảnh minh họa
GoViet đổi tên thành Gojek Việt Nam vào năm 2020.

Tháng 8/2018, Gojek chính thức gia nhập vào thị trường Việt Nam với tên gọi GoViet, khởi đầu bằng hai dịch vụ xe ôm công nghệ - GoBik và giao hàng - GoSend. Chỉ sau hai tháng, GoViet mở rộng thêm dịch vụ GoFood - ứng dụng chuyên gọi - giao đồ ăn trực tuyến. Ngay từ khi ra mắt, hãng đã áp dụng hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn, như chuyến xe đồng giá 1.000 đồng và 5.000 đồng nhằm nhanh chóng thu hút người dùng. Chiến lược này giúp GoViet tạo dấu ấn trên thị trường, đồng thời gia tăng sức ép cạnh tranh với các đối thủ trong nước.

Vào tháng 3/2019, sau nửa năm hoạt động tại Việt Nam, cả Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của GoViet là Nguyễn Vũ Đức và Nguyễn Bảo Linh bất ngờ đồng loạt từ chức, khiến dư luận không khỏi bất ngờ. Ngay sau đó, GoViet đã quyết định bổ nhiệm cựu CEO Facebook Việt Nam là bà Lê Diệp Kiều Trang vào vị trí Tổng Giám đốc, với kỳ vọng mang đến sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, chỉ sau 5 tháng đảm nhiệm vai trò này, bà Lê Diệp Kiều Trang cũng xin rút lui. Sự thay đổi liên tục trong ban lãnh đạo GoViet cho thấy những khó khăn và áp lực nội bộ mà công ty phải đối mặt trong giai đoạn phát triển tại thị trường Việt Nam.

Tháng 8/2020, GoViet được đổi tên thành Gojek Việt Nam, với màu nhận diện chuyển từ đỏ sang xanh lá cây, đen và trắng như công ty mẹ. Sau khi đổi tên, ông Phùng Tuấn Đức (trước đây đảm nhiệm vị trí Giám đốc vận hành của GoViet) được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Gojek Việt Nam. Tuy nhiên, đến tháng 01/2023, ông Phùng Tuấn Đức cũng rời công ty để theo đuổi sự nghiệp riêng và ông Sumit Rathor - Giám đốc vùng của Gojek tại Indonesia được bổ nhiệm thay thế.

Ảnh minh họa
Trong 6 năm hoạt động, chỉ 7% người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên sử dụng Gojek.

Trong suốt 6 năm hoạt động, theo dữ liệu thống kê từ Q&Me, chỉ 7% người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên sử dụng Gojek, trong khi Grab và Be chiếm 42% và 32% thị phần. Gojek Việt Nam đóng góp chưa đến 1% tổng giá trị giao dịch của GoTo trong quý II/2024, cho thấy việc rút lui sẽ không ảnh hưởng lớn đến tập đoàn. Về mảng gọi xe, tỷ lệ thâm nhập của Gojek trong quý II/2024 là 18%, giảm 4 điểm phần trăm so với quý trước và liên tục giảm từ quý II/2023 đến quý IV/2023.

So sánh với các đối thủ, tỷ lệ thâm nhập của Gojek tại Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Xanh SM, trong khi ứng dụng này mới được cho ra mắt từ tháng 4/2023 và liên tục tăng trưởng. Bên cạnh đó, Gojek cũng đã rút khỏi thị trường Thái Lan năm 2021, tập trung vào Indonesia và Singapore.

Sự rút lui của Gojek có thể giảm cạnh tranh ngắn hạn, nhưng thị trường gọi xe và giao đồ ăn tại Việt Nam vẫn đầy tiềm năng với dự báo tăng trưởng 19,5% từ 2024-2029. Grab, Be và Xanh SM hiện vẫn chiếm ưu thế và dự kiến sẽ tiếp tục đổi mới và cải tiến.

Hà Chi

Tin bài khác
Sau chuyện từ thiện của cà phê Katinat: Hành vi tốt cần tránh dư luận tiêu cực

Sau chuyện từ thiện của cà phê Katinat: Hành vi tốt cần tránh dư luận tiêu cực

Sau khi Cà phê Katinat công bố trích 1.000 đồng/ly nước làm từ thiện, nhiều bình luận phản đối cách làm của thương hiệu này vì cho rằng đây chỉ là chiêu trò.
Bí quyết tự do tài chính của cựu kỹ sư Google

Bí quyết tự do tài chính của cựu kỹ sư Google

Trong suốt 8 năm làm việc tại Google, anh Shao Chun đã học quản lý tài chính một cách hiệu quả, bằng cách chi tiêu ít hơn mức thu nhập và dành tới 50% lương để đầu tư. Kết quả là, anh đã xây dựng được một danh mục đầu tư trị giá 2 triệu USD.
Shein: Chiến lược kinh doanh đằng sau thương hiệu trị giá tỷ USD

Shein: Chiến lược kinh doanh đằng sau thương hiệu trị giá tỷ USD

Shein là một nền tảng TMĐT nổi tiếng với các sản phẩm thời trang giá rẻ và chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Thành công của thương hiệu tỷ đô này không chỉ đến từ sản phẩm, mà còn nhờ vào chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Chiến lược kinh doanh của

Chiến lược kinh doanh của 'ông lớn' ngành sản xuất bánh kẹo trong 'mùa trăng' 2024

Năm 2024, KIDO đã tự tin đặt ra mục tiêu chiếm lĩnh thị trường bánh trung thu truyền thống. Với chiến lược rõ ràng, KIDO không chỉ dựa vào sự tín nhiệm từ người tiêu dùng mà còn chú trọng đến việc đổi mới sản phẩm và mở rộng mạng lưới phân phối.
Doanh nghiệp có cần một giám đốc phát triển bền vững không?

Doanh nghiệp có cần một giám đốc phát triển bền vững không?

Khi các doanh nghiệp phải chịu áp lực từ khách hàng, nhân viên và cơ quan quản lý trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường, liệu có cần thiết phải có một nhân viên chuyên trách về phát triển bền vững hay không?
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son