Thứ tư 18/09/2024 15:34
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Nhiều yếu tố thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng

12/10/2020 00:00
Theo Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, những tháng cuối năm 2018, kinh tế Việt Nam sẽ được tiếp đà tăng trưởng khả quan từ 9 tháng đầu năm.
aa

Kinh tế Việt Nam sẽ được tiếp đà tăng trưởng khả quan

Đánh giá về kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2018, Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ được tiếp đà tăng trưởng khả quan từ 9 tháng đầu năm.

Theo đó, nhiều ngành kinh tế lớn bước vào chu kỳ tăng trưởng nhanh như công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ; kinh doanh bất động sản; dịch vụ lưu trú và ăn uống; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tạo điều kiện thuận lợi để duy trì đà tăng trong các quý còn lại của năm.

Cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trên cơ sở lạm phát được kiểm soát khá tốt và thu nhập được cải thiện; Kinh tế vĩ mô ổn định với việc ổn định lãi suất và tỷ giá được đảm bảo,…

Sang năm 2019, Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc cũng nhận định, tiếp đà tăng trưởng tích cực của năm 2018, nền kinh tế tiếp tục hưởng lợi từ những động lực của nền kinh tế.

Ảnh minh họa

Cụ thể, diễn biến kinh tế thế giới có nhiều yếu tố là hậu thuẫn tích cực cho tăng trưởng của Việt Nam bao gồm triển vọng tăng trưởng khả quan của kinh tế thế giới trong đó đặc biệt từ triển vọng kinh tế Mỹ; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vẫn đang được đẩy nhanh.

Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh, sự thay đổi về thủ tục hành chính. Chính phủ đang nỗ lực “kiến tạo” để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp cùng với niềm tin đang được khơi dậy từ công cuộc chống tham nhũng của Đảng hiện nay sẽ có những tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế của Việt Nam trong năm 2019.

Ngoài ra, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại quan trọng đã được ký kết thời gian qua và chuẩn bị có hiệu lực. Với 16 hiệp định FTA đã và đang được đàm phán kí kết, 10 hiệp định FTA đã có hiệu lực, thị trường tiêu thụ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng, tạo cơ hội gia tăng nhu cầu đối với hàng Việt Nam. Thực tế cho thấy, các hiệp định tự do thương mại được kí kết đã tạo nhiều ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam, từ đó góp phần gia tăng kim ngạch thương mại của Việt Nam và mở cửa dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.

Do đó, cùng với những nỗ lực của chính phủ trong việc kí kết ngày càng nhiều hiệp định tự do thương mại FTA, thị trường tiêu thụ của các sản phẩm Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại xuất – nhập khẩu.

Vẫn còn tồn tại một số yếu tố tiêu cực

Bên cạnh những yếu tố tích cực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia cũng cho rằng, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực, có thể ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng.

Theo đó, Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia đã đưa ra 5 yếu tố còn tồn tại có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Thứ nhất, về dài hạn, nền kinh tế vẫn thiếu hụt các động lực tăng trưởng chính trong khi áp lực lạm phát tăng lên, hạn chế dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng.

Thứ hai, xu hướng bảo hộ thương mại và hàng rào phi thuế quan ngày càng gia tăng. Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng của thị trường nội địa, nhiều quốc gia đang ngày càng có xu hướng bảo hộ thương mại và áp đặt nhiều hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng và hoạt động sản xuất nói chung.

Thứ ba, giá các tài sản tài chính thế giới đã tăng quá cao (cao hơn cả thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính 2008 - 2010), gây quan ngại về tình trạng "bong bóng tài chính" đang âm thầm diễn ra, đặt tình hình tài chính toàn cầu trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo, đặc biệt là những vấn đề tài chính đang tích lũy trong nội tại nền kinh tế Trung quốc (khi mà giá bất động sản đang được đẩy lên cao, trong khi tình trạng dư thừa rất rõ ràng,...).

Thứ tư, diễn biến thị trường ngoại hối khó lường. Chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt (Mỹ - Trung Quốc – EU) diễn ra căng thẳng hơn, có thể ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu, tỷ giá và sau đó là tăng trưởng kinh tế.

Thứ năm, môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài: thủ tục hành chính rườm rà, hạ tầng chưa được cải thiện nhiều và công nghiệp phụ trợ yếu kém, nhiều chính sách vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, trong khi yêu cầu về chất lượng các dự án FDI ngày càng cao (về công nghệ, giá trị gia tăng cao, đạt tiêu chuẩn về môi trường,...) khiến các nhà đầu tư vẫn dè dặt về môi trường hoạt động lâu dài, sức hấp dẫn của môi trường đầu tư giảm sút.

Minh Ngọc

Tin bài khác
Chứng khoán ngày 16/9: VN-Index trượt dốc, thanh khoản biến động

Chứng khoán ngày 16/9: VN-Index trượt dốc, thanh khoản biến động

Ngày 16/9, VN-Index trượt dốc và thanh khoản giảm sâu, hiện đang ở gần ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm.
Những cành cây rừng gãy đổ do bão

Những cành cây rừng gãy đổ do bão 'mọc' ra tiền

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu thu gom cây rừng gãy đổ không thể phục hồi sau cơn bão Yagi. Cây nhỏ và cành gỗ sẽ băm nhỏ làm dăm gỗ hoặc viên nén để kinh doanh.
Sau chuyện từ thiện của cà phê Katinat: Hành vi tốt cần tránh dư luận tiêu cực

Sau chuyện từ thiện của cà phê Katinat: Hành vi tốt cần tránh dư luận tiêu cực

Sau khi Cà phê Katinat công bố trích 1.000 đồng/ly nước làm từ thiện, nhiều bình luận phản đối cách làm của thương hiệu này vì cho rằng đây chỉ là chiêu trò.
Đầu tư bất động sản liệu có dễ thành công hơn đầu tư chứng khoán?

Đầu tư bất động sản liệu có dễ thành công hơn đầu tư chứng khoán?

Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhà đầu tư đang phân vân giữa bất động sản và chứng khoán. Vậy, đầu tư bất động sản có thực sự dễ thành công hơn chứng khoán?
Thu hút tối đa nguồn lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Thu hút tối đa nguồn lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam có sự phát triển đồng đều, bền vững và phù hợp với xu hướng quốc tế trong các lĩnh vực như vốn, tài chính...
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son