Chủ nhật 11/05/2025 16:53
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Nhật Bản và châu Âu mở rộng hợp tác trong lĩnh vực chất bán dẫn

05/07/2023 16:33
Sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa EU và Nhật Bản diễn ra khi khối này cam kết giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nhằm tăng cường khả năng trong lĩnh vực chip.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực chất bán dẫn trong bối cảnh các quốc gia tăng cường kiểm soát công nghệ bán dẫn quan trọng đối với lĩnh vực quốc phòng, điện tử và ô tô.

“Chúng tôi tin rằng việc đảm bảo chuỗi cung ứng chất bán dẫn là cực kỳ quan trọng”, Cao ủy EU về thị trường nội địa, ông Thierry Breton phát biểu tại cuộc họp ở Tokyo mới đây, nơi ông thảo luận việc hợp tác về chip và trí tuệ nhân tạo với Chính phủ Nhật Bản và các công ty.

Theo ông Breton, EU và Nhật Bản sẽ hợp tác để giám sát chuỗi cung ứng chip và tạo điều kiện trao đổi các nhà nghiên cứu và kỹ sư.

Cao ủy EU về thị trường nội địa, ông Thierry Breton
Cao ủy EU về thị trường nội địa- ông Thierry Breton.

Nhật Bản đang cung cấp các khoản trợ cấp để hồi sinh ngành công nghiệp chip của nước này. Tokyo vốn vẫn giữ được lợi thế về vật liệu và thiết bị nhưng đã mất thị phần toàn cầu nói chung, trong khi một quỹ do chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn vào tuần trước đã đồng ý mua nhà sản xuất chất cản quang JSR Corp với giá 6,4 tỉ USD, thúc đẩy hợp nhất trong ngành.

Nhật Bản cũng đang hỗ trợ liên doanh sản xuất chip Rapidus. Giám đốc điều hành Rapidus đã ​​gặp ông Breton vào ngày 4.7.

Rapidus là liên doanh chip của Toyota, Sony cùng sáu công ty khác gồm hãng chip Kioxia, hãng điện tử và bán dẫn Tokyo Electron, Tập đoàn đầu tư SoftBank, Công ty phụ tùng ô tô Denso, hãng viễn thông NTT, Tập đoàn công nghệ thông tin và điện tử NEC.

“Tôi nghĩ đó thực sự là một sáng kiến quan trọng và đang đi đúng hướng” - ông Brenton nói về liên doanh sản xuất chip.

Các kế hoạch của Rapidus để sản xuất chip tiên tiến dựa vào sự hỗ trợ từ công ty nghiên cứu imec và IBM có trụ sở tại Bỉ.

Sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa EU và Nhật Bản diễn ra khi khối này cam kết giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nhằm tăng cường khả năng của mình trong lĩnh vực công nghệ cao như chip.

Cũng tại cuộc họp hôm 3/7 tại Tokyo, hai bên cũng đã nhất trí hợp tác về hàng loạt công nghệ số bao gồm nghiên cứu và phát triển chip bán dẫn cũng như xây dựng chuỗi cung ứng chip, các quy định quản lý AI, kết nối cáp ngầm dưới biển, đầu tư điện toán hiệu suất cao và lượng tử.

Tuần trước, JSR, công ty chip có trụ sở ở Tokyo, đã chấp nhận lời đề xuất mua lại của JIC, quỹ đầu tư nằm dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, với giá khoảng 903,9 tỉ yen (6,3 tỉ đô la Mỹ). JSR chiếm 30% thị phần toàn cầu về chất cản quang chuyên dụng cho quá trình in thiết kế mạch trên tấm bán dẫn silicon. Khách hàng của JSR bao gồm các nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới như Samsung, TSMC và Intel. Các nguồn tin cho biết, thương vụ trên phù hợp với tham vọng của Nhật Bản nhằm củng cố và kiểm soát ngành công nghiệp vật liệu bán dẫn trong nước.

Hồi tháng 4, chính phủ Nhật Bản cam kết đầu tư 532 triệu đô la cho các dự án phát triển và sản xuất chip thế hệ tiếp theo tại nước này, bao gồm thỏa thuận với Rapidus để sản xuất chip kích cỡ 2 nanometer tại Nhật Bản vào năm 2025.

Cũng trong tháng 4, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu đã đồng ý đầu tư 3,6 tỉ đô la vào các quỹ của EU để xây dựng năng lực sản xuất bán dẫn của lục địa này. Họ đặt mục tiêu thu hút thêm 43,7 tỉ đô la đầu tư tư nhân vào lĩnh vực bán dẫn. Các khoản đầu tư có thể giúp tránh được rủi ro chuỗi cung chip ở Đài Loan bị gián đoạn nếu xung đột xảy ra với Trung Quốc.

Ngành công nghiệp bán dẫn được coi là chiến lược trong cuộc chiến thương mại giữa các quốc gia đồng minh phương Tây với Trung Quốc. Chip bán dẫn là thành phần quan trọng được sử dụng ở mọi sản phẩm công nghệ, từ ô tô đến điện thoại thông minh và có các ứng dụng quân sự tiềm năng. Chip bán dẫn cao cấp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện các mô hình (AI), một lĩnh vực công nghệ then chốt của tương lai.

Các cường quốc trên thế giới đang đánh giá lại chuỗi cung ứng bán dẫn của họ. Mỹ đang nỗ lực đưa hoạt động sản xuất chất bán dẫn trở lại đất nước để tránh phụ thuộc quá lớn vào châu Á, đồng thời thắt chặt các hạn chế xuất khẩu chip và công nghệ chip sang Trung Quốc.

Trong khi đó, Nhật Bản đang nỗ lực tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia đồng minh và quốc gia cùng chí hướng để phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt cho các sản phẩm và vật liệu quan trọng như chip, pin và khoáng sản.

Tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã nhất trí tăng cường hợp tác phát triển công nghệ tương lai, đặc biệt là chất bán dẫn thế hệ tiếp theo, đồng thời hai bên khẳng định cần phải củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu với các đối tác khác và thông qua các cam kết đa phương như Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - một sáng kiến kinh tế do Mỹ khởi xướng vào năm 2022.

Thu Hà (T/h)

Tin bài khác
Khi sa thải nhân sự không còn là cắt giảm, mà là chiến lược cho kỷ nguyên AI

Khi sa thải nhân sự không còn là cắt giảm, mà là chiến lược cho kỷ nguyên AI

Làn sóng sa thải nhân sự liên tục kéo theo những hệ lụy. Hàng chục nghìn lao động công nghệ phải đối mặt với tương lai bất định, trong khi thị trường tuyển dụng ngày càng khắt khe hơn.
iPhone giảm giá mạnh, khách Việt đổ xô

iPhone giảm giá mạnh, khách Việt đổ xô 'chốt đơn'

Theo ghi nhận của Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, iPhone 16 Pro Max - mẫu flagship được nhiều người săn đón - đang giảm giá từ 3 đến 5 triệu đồng so với giá gốc 34,99 triệu đồng.
Bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025: Đa dạng mọi phân khúc cho người dùng

Bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025: Đa dạng mọi phân khúc cho người dùng

Từ Galaxy A giá mềm đến dòng Z màn hình gập thời thượng, bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025 mang đến hàng loạt lựa chọn đa dạng cho mọi nhu cầu.
Lý do gì khiến Apple dự kiến thay đổi lịch ra mắt iPhone từ năm 2026?

Lý do gì khiến Apple dự kiến thay đổi lịch ra mắt iPhone từ năm 2026?

Trong năm 2026, Apple dự kiến ra mắt iPhone 18 Pro, 18 Pro Max và 18 Air/Slim vào tháng 9. Còn iPhone 18 tiêu chuẩn và 18e sẽ được công bố vào đầu năm 2027.
Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận Luật Công nghiệp công nghệ số

Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận Luật Công nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số đặt ra khung pháp lý quan trọng cho các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ bán dẫn, tài sản mã hóa và các dịch vụ số hiện đại.
Thuế quan chưa đủ để Apple chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

Thuế quan chưa đủ để Apple chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

CEO Apple Tim Cook từng so sánh những người làm khuôn và công cụ ở Mỹ chỉ nhét vừa 1 căn phòng trong khi con số đó ở Trung Quốc phải cần tới nhiều sân bóng đá.
Smartphone gập siêu mỏng Galaxy Z Fold7 sẽ vượt mặt Oppo Find N5?

Smartphone gập siêu mỏng Galaxy Z Fold7 sẽ vượt mặt Oppo Find N5?

Theo thông tin được chia sẻ bởi tài khoản leaker nổi tiếng Ice Universe (nay là Ice Cat), Galaxy Z Fold7 có độ dày chỉ 3,9 mm khi mở ra và 8,2 mm khi gập lại.
Apple kháng cáo khoản tiền phạt 500 triệu euro từ EU

Apple kháng cáo khoản tiền phạt 500 triệu euro từ EU

Theo Apple, Ủy ban châu Âu đã bỏ qua các nỗ lực tuân thủ pháp lý của công ty. Điều này khiến Apple cho rằng EC đã “ngầm định hướng” cho một án phạt từ trước khi quyết định chính thức được ban hành.
Grab chuẩn bị thâu tóm GoTo với giá 7 tỷ USD ?

Grab chuẩn bị thâu tóm GoTo với giá 7 tỷ USD ?

Dù cả Grab lẫn GoTo đều từ chối bình luận, giới đầu tư và phân tích đang đặc biệt quan tâm đến diễn biến thương vụ được xem là có thể làm “rung chuyển” thị trường gọi xe Đông Nam Á.
Ông Donald Trump hủy quy định về hạn chế xuất khẩu chip AI từ thời ông Biden

Ông Donald Trump hủy quy định về hạn chế xuất khẩu chip AI từ thời ông Biden

Chính quyền ông Donald Trump cho rằng quy định này “quá phức tạp, quan liêu và làm cản trở sự đổi mới”. Động thái này được cho là đơn giản hóa chính sách kiểm soát xuất khẩu công nghệ
Galaxy S25 Edge sẽ ra mắt ngày 13/5: Thiết kế mỏng nhẹ, tích hợp AI ấn tượng

Galaxy S25 Edge sẽ ra mắt ngày 13/5: Thiết kế mỏng nhẹ, tích hợp AI ấn tượng

Điểm nhấn không thể bỏ qua của Galaxy S25 Edge chính là bộ công nghệ Galaxy AI, được Samsung phát triển nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng ở mọi khía cạnh.
Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 5/2025: Nhiều mẫu giảm sâu, lựa chọn đa dạng

Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 5/2025: Nhiều mẫu giảm sâu, lựa chọn đa dạng

Bảng giá điện thoại Xiaomi mới nhất cho thấy nhiều mẫu giảm giá, trong khi các flagship như Xiaomi 15 Ultra và MIX Fold 3 vẫn giữ sức hút nhờ công nghệ tiên tiến.
OPPO Reno14 sẽ ra mắt vào 15/5 với nhiều nâng cấp ấn tượng

OPPO Reno14 sẽ ra mắt vào 15/5 với nhiều nâng cấp ấn tượng

Dòng OPPO Reno14 dự kiến có hai phiên bản chính: Reno14 và Reno14 Pro. Cả hai đều sử dụng tấm nền OLED LTPS độ phân giải 1.5K, tần số quét 120Hz.
iOS 18.5 sắp ra mắt: iPhone 13 có kết nối vệ tinh, thêm nhiều tính năng mới

iOS 18.5 sắp ra mắt: iPhone 13 có kết nối vệ tinh, thêm nhiều tính năng mới

Với iOS 18.5, Apple không chỉ tiếp tục cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn góp phần mở rộng khả năng tiếp cận công nghệ vệ tinh - một xu hướng đang ngày càng được chú trọng.
Số hóa có thể làm giảm bất bình đẳng dai dẳng ở châu Á - Thái Bình Dương

Số hóa có thể làm giảm bất bình đẳng dai dẳng ở châu Á - Thái Bình Dương

Theo báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), số hóa có thể là một công cụ mạnh mẽ giúp giảm bất bình đẳng kinh tế dai dẳng ở châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng để khai thác tiềm năng của nó, các chính phủ cần thu hẹp “khoảng cách số”, bao gồm khoảng cách về cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận và kỹ năng...