Thứ ba 15/07/2025 06:12
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Người nước ngoài gom đất Việt Nam: Đừng đùa với chuyện đất đai!

12/10/2020 00:00
Xin hãy dừng lại, xin hãy thương lấy quê hương đất nước mình, thương lấy tương lai con em mình...

Vấn đề không chỉ là Trung Quốc ào ạt “gom” đất ở Việt Nam dưới vỏ bọc người bản xứ mà là bất cứ người ngoại quốc nào có ý định tương tự đều là mối họa không lường trước được.

Đất đai là thứ tài sản đặc biệt của mỗi quốc gia, dựa trên đó mà chủ quyền lãnh thổ được xác định, mất đất đồng nghĩa với mất chủ quyền, mất chủ quyền sẽ mất độc lập, mất độc lập sẽ không có tự do và hạnh phúc.

Và, có lẽ khái niệm mất chủ quyền nên được hiểu lại bằng cách khác, đó không đơn giản là khi đất nước rơi vào tay ngoại bang một cách toàn diện như đã từng xảy ra trong lịch sử.

Có bao nhiêu tấc đất rơi vào tay người nước ngoài tức là có bấy nhiêu phần lãnh thổ bị mất chủ quyền. Chính vì thế mà luật pháp Việt Nam chưa cho phép người nước ngoài mua đất tại trên quê hương mình.

Một bài viết trên tờ South Moring China Post hồi năm ngoái cho rằng: “Giá bất động sản cao cấp ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh dao động từ 3.000 USD đến 6.000 USD m2, bằng một nửa so với mức 7.000 USD đến 9.000 USD/m2 của bất động sản cùng phân khúc ở Bangkok (Thái Lan) và chưa đến 10% so với giá nhà ở Hồng Kông”.

Đây có phải là lý do khiến nhu cầu của khách hàng Trung Quốc với bất động sản Việt nam tăng 300% trong quý I/2018 so với cùng kỳ năm 2017?

Không hề đơn giản chỉ là vấn đề giá cả! Một dân tộc nhỏ bé tồn tại bên cạnh một quốc gia giàu tham vọng - như đã từng kinh qua trong lịch sử mấy ngàn năm khiến cho người Việt luôn có cảm giác “ai đó luôn luôn nhòm ngó mình”.

Cảm giác ấy không thể nói là sai, vì đó là kinh nghiệm xương máu như đã được mã hóa thành gen di truyền từ nhiều thế hệ cha ông đến con cháu.

Nhưng, sự thật đáng báo động vẫn xảy ra ở nhiều nơi “nhạy cảm” như Đà Nẵng, Nha Trang…, nhiều người Việt đứng tên mua đất “giúp” cho người Trung Quốc! Đó là vấn đề nan giải, không luật pháp nào ngăn chặn nổi?

Hẳn nhiều người thích đọc lịch sử nhớ sự tích “con ngựa thành Troy” trong cuộc chiến giữa người La Mã và thành Troie, quân La Mã đánh bại địch thủ vì mưu kế “dấu quân trong lãnh địa đối phương”.

Ở phương Tây không có nhiều sự tích tương tự nhưng kho tàng sử sách Trung Hoa có hàng ngàn di cảo và công trình khảo cứu về mưu kế được sử dụng trong chiến tranh, điển hình là “Binh Pháp Tôn Tử”.

Đọc bộ cẩm nang mưu kế này, nếu thấm một phần nhỏ đủ thấy ớn lạnh vì độ thâm và sâu, đối phương không thể chống đỡ nếu người sử dụng phát huy hết công năng.

Và, 36 chước kế quỷ khóc thần sầu ấy không chỉ có tác dụng trong thời binh đao loạn lạc, nó có thể ứng dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, mọi không gian thời gian.

Trong đó không chỉ có kiếm đao, súng ống, đối đầu mà cả những cái bắt tay tưởng chừng như hữu hảo thắm thiết quỷ kế vẫn phát huy tác dụng nếu người dùng mang ý đồ đen tối.

Sẽ thế nào nếu trên lãnh thổ nước Việt xuất hiện những khu phố, những cộng đồng người nước ngoài, họ sinh con đẻ cháu, dựng vợ gã chồng, họ thay thế tiếng bản địa bằng ngôn ngữ ngoại nhập, họ thay thế tập tục vốn có bằng tập tục khác lạ, họ ngăn cản chúng ta…?

Mất ngôn ngữ, mất văn hóa bản sắc là những thứ dễ làm hòa tan bất cứ dân tộc nào dù hùng mạnh đến mấy, và - đó là những cái “mất” sâu thẳm nhất khó đòi lại hơn cả mất lãnh thổ.

Người Israel từng mất hết đất đai, lãnh thổ, nhưng họ không bị tuyệt chủng bởi vì còn giữ được cốt lõi văn hóa Do thái, nhờ văn hóa đó nên họ - dù sống lưu lạc khắp nơi vẫn không bị trộn lẫn vào số đông còn lại.

Vì vậy, đất đai lọt vào tay người nước ngoài đã nguy hiểm, nguy cơ tiếp theo sau là mất bản sắc văn hóa còn nguy hiểm hơn ngàn lần.

Có những thứ mà luật pháp không bao giờ kham nổi, nếu thiếu sự cảnh tỉnh trong ý thức mỗi người dân. Hết thuốc chữa nếu như một bộ phận người Việt hám lợi trước mắt để đứng tên mua đất cho người Trung Quốc.

Xin hãy dừng lại, xin hãy thương lấy quê hương đất nước mình, thương lấy tương lai con em mình và hãy có trách nhiệm với chính mình ngay khi còn hít thở bầu không khí quý báu trên mảnh đất hình chữ S.

TAGS:

Bài liên quan
Tin bài khác
IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2025 đầy biến động, đa phần các tổ chức tài chính lớn đều hạ dự báo tăng trưởng do tác động của căng thẳng thương mại, chính sách bất ổn và tâm lý thị trường suy giảm.
Tìm lời giải cho

Tìm lời giải cho 'bài toán' pháp lý đang trói chân doanh nghiệp

Hội thảo “Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiến nghị” đã ghi nhận nhiều kiến nghị từ doanh nghiệp về bất cập pháp lý, thuế chồng thuế, thủ tục rườm rà, qua đó kêu gọi cải cách mạnh mẽ và thực chất.
Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Chính sách hóa đơn điện tử gây lo ngại trong cộng đồng kinh doanh nhỏ lẻ, VCCI đề xuất 7 nhóm kiến nghị cấp bách để giúp họ vượt khó trong giai đoạn chuyển đổi.
Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Với việc sáp nhập ba tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, mở ra cho TP. Hồ Chí Minh (mới) một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh – tài chı́nh – tiêu dùng với vùng công nghiệp – logistics – cảng biển năng động.
Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững, với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, điện than – nguồn năng lượng phát thải cao được định hướng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn năng lượng sạch.
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.