Thứ hai 16/06/2025 13:24
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Nghị quyết số 33/NQ-CP và thông điệp "Nhà phải có người ở"

01/04/2023 18:19
“Nhà ở phải có người ở” là thông điệp mới mang tính nguyên tắc theo tinh thần của Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy BĐS.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết này trong bối cảnh thị trường bất động sản nước ta đang gặp nhiều khó khăn, trì trệ. Nổi bật là tình trạng mất cân đối cả dòng hàng (quá tập trung dòng bất động sản thương mại trung và cao cấp) và dòng tiền (quá tập trung vào vốn tín dụng ngân hàng); Nhiều doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ phá sản trong khi nằm trên đống tài sản lớn, phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, dừng hoặc không triển khai các dự án mới. Trên phạm vi cả nước kéo dài một nghịch lý thị trường và xã hội là: Hàng loạt căn hộ, chung cư cao cấp, nhà nghỉ dưỡng bị tồn kho không có người mua, nhà bỏ hoang không có người ở và hàng trăm dự án thương mại dở dang trơ gan cùng tuế nguyệt, trong khi hàng triệu người cháy bỏng khát vọng sở hữu hay được thuê, thuê mua căn nhà ở xã hội, một nơi cư trú ổn định thuận tiện để an cư lạc nghiệp...!

Nhận diện đúng bản chất vấn đề trên, Nghị quyết đã xác lập một trong các quan điểm nổi bật cho quá trình phục hồi và phát triển thị trường bất động sản hiện nay là: Quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao, bảo đảm phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn, “nhà ở phải có người ở”, hài hòa giữa cung và cầu, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản hợp lý hơn, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân; phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành ít nhất khoảng 01 triệu căn nhà ở xã hội.

Với tinh thần đó, về thể chế, Nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương xây dựng và trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Đấu giá (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi); xây dựng và trình Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội”; Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật nhằm tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn hiện nay liên quan đến triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, kinh doanh, chuyển nhượng dự án bất động sản, phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư và kịp thời giải quyết các thủ tục về đất đai, xây dựng của các dự án bất động sản các quy định, hướng dẫn, giải pháp tháo gỡ đối với các vướng mắc thuộc thẩm quyền quyết định; các vướng mắc thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; chủ động chặn tình trạng thị trường "phát triển nóng" hoặc "đóng băng", tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu và đảm bảo vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.

Về nguồn vốn cho thị trường bất động sản, Nghị quyết chỉ rõ: Không siết chặt các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán dành cho bất động sản một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước; Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, chắc chắn, với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường; có cơ chế hợp lý huy động nguồn lực của xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế bất động sản lớn, nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở nói riêng và thị trường bất động sản nói chung. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ…); tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch…Có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, hoạt động huy động vốn (bao gồm hoạt động phát hành trái phiếu) của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán đúng quy định pháp luật, không cản trở các doanh nghiệp (có đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh...) có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển; Đồng thời, tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Đặc biệt, Nghị quyết đề nghị triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường trong từng thời kỳ và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể.

Với thông điệp “nhà ở phải có người ở”, Nghị quyết 33/NQ-CP đã “bắt đúng mạch”, xác định được những điểm nghẽn cần khơi thông và tạo nhiều kỳ vọng đột phá mới cho phục hồi và phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới.

TS.Nguyễn Minh Phong

Bài liên quan
Tin bài khác
Vietnam Airlines rót 1.800 tỷ đồng vào Sân bay Long Thành

Vietnam Airlines rót 1.800 tỷ đồng vào Sân bay Long Thành

Vietnam Airlines vừa khởi công hai dự án nghìn tỷ tại Sân bay Long Thành, tham vọng biến nơi đây thành trung tâm trung chuyển hàng không hàng đầu châu Á.
The Pathway: Cơ hội sở hữu tài sản kép giữa trung tâm du lịch Sầm Sơn

The Pathway: Cơ hội sở hữu tài sản kép giữa trung tâm du lịch Sầm Sơn

Bãi tắm kín du khách chen chân, quảng trường biển đông nghẹt người, những màn pháo hoa thắp sáng đường chân trời, chuỗi show diễn, lễ hội đường phố rộn ràng từ sáng sớm đến đêm. Trong bức tranh du lịch sôi động của Sầm Sơn, giới đầu tư đang ráo riết tìm kiếm một loại hình sản phẩm đặc biệt: Căn hộ vừa có tầm nhìn biển đẹp, vừa nằm ngay tâm điểm kết nối, vừa có khả năng khai thác sinh lời dài hạn.
Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang: Bứt tốc giữa ngổn ngang thách thức

Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang: Bứt tốc giữa ngổn ngang thách thức

Trong bối cảnh cả nước chạy đua "500 ngày đêm" hoàn thành cao tốc, công trường Tuyên Quang - Hà Giang đang ngày đêm rộn ràng máy móc, nhân lực và sự quyết tâm.
Tái cấu trúc bất động sản: Ai trụ lại, ai dẫn đầu cuộc đua sinh tồn?

Tái cấu trúc bất động sản: Ai trụ lại, ai dẫn đầu cuộc đua sinh tồn?

Ngành bất động sản đang trải qua cuộc tái cấu trúc, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để tồn tại. Vậy, giữa bão tố thị trường, ai sẽ trụ vững và vươn lên?
Sức hút Blanca City khi Vũng Tàu trở thành “đô thị biển động lực” của TP. Hồ Chí Minh

Sức hút Blanca City khi Vũng Tàu trở thành “đô thị biển động lực” của TP. Hồ Chí Minh

Khi mọi con mắt dồn chú ý vào “siêu đô thị” mới sau hợp nhất, Vũng Tàu cũng bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với những dự án hạ tầng liên vùng và chiến lược phát triển vươn tầm quốc tế. Tại đây, “Thành phố trắng bên đại dương” Blanca City nổi lên như biểu tượng phồn thịnh mới, hội tụ giá trị sống, nghỉ dưỡng và đầu tư ngay trung tâm Bãi Sau nhờ mô hình all-in-one và hệ tiện ích khổng lồ.
Giá bán nhà ở xã hội Rice City Long Châu dự kiến 26-27 triệu đồng/m2

Giá bán nhà ở xã hội Rice City Long Châu dự kiến 26-27 triệu đồng/m2

Với mức giá bán dự kiến 26-27 triệu đồng/m2, dự án nhà ở xã hội Rice City Long Châu tại quận Long Biên đang thiết lập kỷ lục mới tại Hà Nội.
Cao tốc Bắc – Nam: Mặt bằng "tắc" - Trạm dừng nghỉ "nghẽn"

Cao tốc Bắc – Nam: Mặt bằng "tắc" - Trạm dừng nghỉ "nghẽn"

Nhiều dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông đang đối mặt với nguy cơ chậm tiến độ do vướng mặt bằng, bất chấp các chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ.
Vì sao bất động sản lõi trung tâm luôn là cuộc săn đón không có điểm dừng?

Vì sao bất động sản lõi trung tâm luôn là cuộc săn đón không có điểm dừng?

Từ Manhattan (New York), The Peak (Hong Kong) đến Ginza (Tokyo), hay Đà Nẵng (Việt Nam), bất động sản giữa “trái tim” các siêu đô thị luôn là "tài sản sưu tầm" được giới tinh hoa săn đón vô điều kiện. Bởi, giá trị của chúng không chỉ nằm ở tiện ích hay thiết kế, mà còn ở việc nắm giữ vị trí độc bản, không thể sao chép, tôn vinh vị thế chủ nhân.
Dòng tiền bắt đầu "âm thầm" chảy về bất động sản vùng ven

Dòng tiền bắt đầu "âm thầm" chảy về bất động sản vùng ven

Dòng tiền đang "âm thầm" dịch chuyển về vùng ven sau giai đoạn im ắng, do giá trung tâm quá cao. Điều gì đang thu hút nhà đầu tư và người mua nhà ở thực?
Chạy đua "giải phóng mặt bằng" dự án đường sắt tỷ USD

Chạy đua "giải phóng mặt bằng" dự án đường sắt tỷ USD

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, gần 419km, 8,3 tỷ USD, đang dốc toàn lực cho GPMB. Cuộc đua cam go, quyết tâm cao, mục tiêu khởi công tháng 12/2025.
Novaland có vực dậy được từ đống nợ?

Novaland có vực dậy được từ đống nợ?

Novaland mới đây lại xin gia hạn thanh toán lô trái phiếu 1.300 tỷ đồng. Từ đầu năm 2025 đến nay, công ty đã xin gia hạn thanh toán hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu do chưa thu xếp được nguồn tiền.
Liên danh Vingroup - Techtra trúng thầu siêu dự án cao tốc gần 20.000 tỷ đồng

Liên danh Vingroup - Techtra trúng thầu siêu dự án cao tốc gần 20.000 tỷ đồng

Liên danh Vingroup – Techtra chính thức trúng thầu đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành, kỳ vọng mở ra đột phá kết nối chiến lược giữa Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm.
Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực – Tác động đa chiều thị trường bất động sản

Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực – Tác động đa chiều thị trường bất động sản

Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, mở ra làn sóng thay đổi toàn diện, tác động đến giá đất, dòng vốn đầu tư và pháp lý thị trường bất động sản.
Sun Group đồng loạt khởi công 3 dự án có ý nghĩa an sinh xã hội lớn tại Hà Nam

Sun Group đồng loạt khởi công 3 dự án có ý nghĩa an sinh xã hội lớn tại Hà Nam

Sun Group khởi công 3 dự án xã hội tại Sun Urban City Phủ Lý: nhà ở xã hội, khu thể thao và bệnh viện đa khoa chất lượng cao.
FDI tăng tốc gom quỹ đất, thị trường bất động sản sẽ ra sao?

FDI tăng tốc gom quỹ đất, thị trường bất động sản sẽ ra sao?

Các tập đoàn bất động sản nước ngoài đang gia tăng tốc độ thu gom quỹ đất. Nhưng đằng sau làn sóng này, liệu có ẩn chứa nguy cơ mất cân bằng thị trường?