
Nghệ An mong muốn EuroCham giới thiệu các nhà đầu tư châu Âu đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại địa phương
Đó là một trong những nội dung được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long nêu lên tại buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham)…
Tại TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với EuroCham tại Việt Nam. Cùng dự buổi làm việc này, về phía Nghệ An có lãnh đạo các sở, ngành: Ngoại vụ; Công Thương; Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh và đại diện các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An là WHA, VSIP, Hoàng Thịnh Đạt. Về phía EuroCham có Chủ tịch Hiệp hội Alain Cany, Giám đốc điều hành Delphine Rousselet và các Thành viên Ban Điều hành EuroCham. Tham dự buổi làm việc còn có đại diện Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao).

Phát biểu tại buổi làm việc, Quyền Cục trưởng Cục Ngoại vụ Nguyễn Như Hiếu khẳng định: Bộ Ngoại giao luôn hỗ trợ đồng hành cùng các địa phương trong triển khai các hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó có tỉnh Nghệ An. Đồng thời, đề nghị mỗi bên cử một đầu mối liên lạc để kết nối trao đổi thông tin và lập các kiến nghị đề xuất thành văn bản. Cục Ngoại vụ cam kết hỗ trợ EuroCham và tỉnh Nghệ An triển khai các hoạt động hợp tác. Nghệ An là một thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư EU tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long đánh giá cao việc EuroCham đưa ra sáng kiến tổ Hội nghị cấp cao và triển lãm kinh tế xanh 2022. Trong chiến lược phát triển bền vững, tỉnh Nghệ An luôn hướng đến kinh tế xanh, trong đó có thu hút các dự án đầu tư xanh, thân thiện với môi trường. Các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế về công nghệ, đóng góp tích cực vào việc chuyển giao công nghệ, tạo ra một số ngành, nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, tạo thêm nhiều việc làm mới. Do vậy, tỉnh Nghệ An mong muốn tăng cường thu hút đầu tư từ EU, đề nghị EuroCham hỗ trợ giới thiệu các nhà đầu tư châu Âu đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư tại địa phương. Hiện, Nghệ An có 113 dự án FDI đến từ 14 Quốc gia/Vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,535 tỷ USD. Thế nhưng, Nghệ An mới chỉ có 2 dự án của nhà đầu tư EU với tổng mức đầu tư hơn 17 triệu USD.
Chủ tịch Eurocham Alain Cany vui mừng được đón tiếp đoàn công tác tỉnh Nghệ An tham dự Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh GEFE 2022 và làm việc với EuroCham. EU là thị trường tiềm năng, chất lượng nhưng khó tính, yêu cầu cao, tỉnh Nghệ An cần chuẩn bị kỹ càng nếu muốn thâm nhập thị trường này. Nông nghiệp, du lịch và điện tử là những lĩnh vực tỉnh Nghệ An có thế mạnh và EU có nhu cầu. Đề nghị tỉnh Nghệ An quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, đào tạo chất lượng nguồn nhân lực... EU dự kiến sẽ tổ chức đoàn Lãnh đạo Ban điều hành và các doanh nghiệp đến làm việc và khảo sát đầu tư tại tỉnh Nghệ An vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm 2023.
Văn Cương
Cùng chuyên mục


Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển

Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển

Bộ Xây dựng đặt 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cho mục tiêu phát triển

Thông qua việc xây Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP HCM

Yêu cầu Bộ TN&MT trình dự án Luật Đất đai sửa đổi trước ngày 1/4
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?