Thứ bảy 05/04/2025 06:20
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nghệ An còn 16 đơn vị giải ngân dưới mức bình quân chung của tỉnh

24/10/2024 14:02
Hiện Nghệ An còn 16 đơn vị giải ngân dưới mức bình quân chung của tỉnh. Có 314/tổng 671 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân của tỉnh.
Nghệ An quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án đường giao thông với tổng vốn 570 tỷ đồng Đầu tháng 11/2024, thực hiện chặn dòng công trình đầu mối dự án Hồ chứa nước Bản Mồng

Nghệ An hiện còn 16 đơn vị giải ngân dưới mức bình quân chung của tỉnh, số vốn còn lại chưa giải ngân trên 20 tỷ đồng và có 4 đơn vị đã giải ngân trên mức bình quân nhưng số vốn còn lại chưa giải ngân lớn (trên 45 tỷ đồng). Kế hoạch vốn thực hiện năm 2024 của 20 cơ quan, đơn vị này là 3.843,463 tỷ đồng (669 dự án), chiếm 70,24% tổng kế hoạch của tỉnh. Tính đến ngày 20/10/2024 mới giải ngân 1.792,987 tỷ đồng, đạt 46,65%, còn 2.050,476 tỷ đồng chưa giải ngân, chiếm 78,28% tổng số vốn chưa giải ngân của tỉnh. Có 314/tổng 671 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân của tỉnh, trong đó: Nguồn đầu tư công tập trung là 30/74 dự án; nguồn Chương trình MTQG là 284/597 dự án.

UBND tỉnh Nghệ An làm việc với các đơn vị, chủ sở hữu số vốn còn lại chưa giải ngân lớn, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 thấp.
UBND tỉnh Nghệ An làm việc với các đơn vị, chủ sở hữu số vốn còn lại chưa giải ngân lớn, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 thấp.

Cụ thể, 5 cơ quan, đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân và có số vốn còn lại chưa giải ngân nhiều nhất là: Kỳ Sơn (giải ngân đạt 29,15%, còn 315,696 tỷ đồng chưa giải ngân), Tương Dương (đạt 35,63%, còn 140,574 tỷ đồng chưa giải ngân), Quế Phong (đạt 42,11%, còn 138,704 tỷ đồng chưa giải ngân), Con Cuông (đạt 40,33%, còn 113,16 tỷ đồng chưa giải ngân), Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (đạt 38,46%, còn 299,078 tỷ đồng chưa giải ngân).

04 cơ quan, đơn vị giải ngân trên mức bình quân nhưng có số vốn còn lại chưa giải ngân lớn (trên 45 tỷ đồng) là: Quỳ Châu (đạt 52,96%, còn 81,861 tỷ đồng chưa giải ngân), Yên Thành (đạt 66,88%, còn 46,243 tỷ đồng chưa giải ngân), Sở Giao thông vận tải (đạt 61,49%, còn 394,2 tỷ đồng chưa giải ngân), Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (đạt 59,63%, còn 113,048 tỷ đồng chưa giải ngân).

Ông Hồ Việt Dũng - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Nghệ An  báo cáo kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh tại buổi làm việc.
Ông Hồ Việt Dũng - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Nghệ An báo cáo kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh tại buổi làm việc.

11 cơ quan, đơn vị giải ngân chậm gồm: Quỳ Hợp, TX. Thái Hòa, Hưng Nguyên, Sở LĐTB&XH, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, Sở NN&PTNT, Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Nghệ An, Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Nghệ An, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao (mỗi đơn vị có ít nhất 20 tỷ đồng và nhiều nhất là hơn 80 tỷ đồng chưa giải ngân).

Được biết, có 20 dự án (số vốn chưa giải ngân 657,887 tỷ đồng) đang tập trung giải phóng mặt bằng … Có 33 dự án (số vốn chưa giải ngân 556,828 tỷ đồng) đang thực hiện các bước thủ tục đầu tư. Một số chủ đầu tư chưa tích cực triển khai thi công và giải ngân, còn 10/30 dự án nguồn đầu tư công tập trung và 118/284 dự án nguồn chương trình MTQG không có khó khăn, vướng mắc nhưng lượng vốn chưa giải ngân của các dự án này vẫn còn lớn (475,441 tỷ đồng).

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Viết Hùng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, nguyên nhân của việc giải ngân vốn đầu tư chậm là do vướng điều kiện thời tiết, các công trình nằm ở vùng sâu, vùng xa nên thi công gặp nhiều khó khăn; vướng mắc do thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Viết Hùng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, nguyên nhân của việc giải ngân vốn đầu tư chậm là do vướng điều kiện thời tiết, các công trình nằm ở vùng sâu, vùng xa nên thi công gặp nhiều khó khăn; vướng mắc do thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới còn 264,097 tỷ đồng chưa giải ngân; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn 572,472 tỷ đồng chưa giải ngân, tập trung ở các đơn vị: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Sở Giao thông vận tải; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững còn 290,254 tỷ đồng chưa giải ngân ở các đơn vị: Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Sở LĐTB&XH.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, tổng kế hoạch vốn đầu tư công thực hiện trong năm 2024 là 5.471,582 tỷ đồng. Tính đến ngày 20/10/2024 đã giải ngân 2.852,092 tỷ đồng, đạt 52,13%, cao hơn so với cùng kỳ (48,97%). Số vốn còn lại chưa giải ngân 2.619,491 tỷ đồng, trong đó: Kế hoạch năm 2024 giải ngân đạt 54,23%, còn 2.210,162 tỷ đồng chưa giải ngân; kế hoạch các năm trước kéo dài đã giải ngân đạt 36,34%, còn 409,328 tỷ đồng chưa giải ngân.

Tin bài khác
Bộ Công Thương ra kế hoạch ứng phó với biến động thương mại toàn cầu

Bộ Công Thương ra kế hoạch ứng phó với biến động thương mại toàn cầu

Kế hoạch phát triển của ngành Công Thương năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen, kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức.
Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ để tìm tiếng nói chung về thuế quan

Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ để tìm tiếng nói chung về thuế quan

Việt Nam đang khẩn trương chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với Mỹ sau khi nước này áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam – một động thái được đánh giá là nghiêm trọng và gây lo ngại trong bối cảnh hai nước vốn có mối quan hệ kinh tế mang tính bổ trợ, không cạnh tranh trực tiếp.
Ô tô sản xuất trông nước được gia hạn nộp thuế đến cuối năm 2025

Ô tô sản xuất trông nước được gia hạn nộp thuế đến cuối năm 2025

Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác đến 20-11-2025, giúp hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Kinh tế tư nhân - Động lực phát triển kinh tế và những đổi mới cần thiết

Kinh tế tư nhân - Động lực phát triển kinh tế và những đổi mới cần thiết

Nhìn lại quá trình phát triển của kinh tế tư nhân tại Việt Nam, từ chỗ không được thừa nhận trong nền kinh tế, đến năm 1986 được chính thức ghi nhận, và nay được định hướng là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.
Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Bên cạnh yếu tố tích cực từ tăng trưởng kinh tế, kết quả thu ngân sách Nhà nước còn được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ vào việc triển khai đồng bộ các giải pháp của cơ quan thuế.
Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Ngay sau khi Mỹ ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp trước mắt với thuế quan của Mỹ, trong đó mục tiêu quan trọng là hướng đến cân bằng thương mại theo hướng phát triển bền vững.
Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Rạng sáng 3/4 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế đối ứng sẽ áp dụng với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao nhất 46%.
Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 25/3/2025 yêu cầu: Phải thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách nhanh chóng, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động.
Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Những kết quả đạt được trong quý I/2025 là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế TP. Thủ Dầu Một, góp phần vào sự phát triển chung của Bình Dương trong giai đoạn tới.
Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ được bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu năm 2022-2023 để triển khai các dự án trọng điểm như mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai các bước chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 theo đúng cơ chế, chính sách đặc biệt đã được Quốc hội thông qua.
Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Sự chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu đã tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về một cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược.
Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Đây là chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn tại Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo" diễn ra sáng 1/4.