
Ngành thuỷ sản của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức
Một số doanh nghiệp thủy sản cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2023, số lượng đơn hàng của ngành đã giảm hơn 30% nên buộc phải cho người lao động nghỉ luân phiên và giảm hơn 40% giờ làm, đồng nghĩa với việc giảm thu nhập.
Theo báo cáo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành thuỷ sản gặp nhiều khó khăn, thách thức đang ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này. Tính chung 4 tháng, xuất khẩu thủy sản đạt trên 2,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với cùng kỳ năm 2022.
Một số doanh nghiệp thủy sản cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2023, số lượng đơn hàng đã giảm hơn 30% nên buộc phải cho người lao động nghỉ luân phiên và giảm hơn 40% giờ làm, đồng nghĩa với việc giảm thu nhập.

Trong đó, xuất khẩu tôm bị tác động mạnh bởi sụt giảm sang thị trường tiêu thụ lớn nhất là Mỹ. Tính đến hết tháng 4 vừa qua, giá trị xuất khẩu tôm đạt trên 891 triệu USD, giảm 44%. Cá tra cũng có mức giảm khá sâu 46% nên chỉ đạt giá trị 598 triệu USD.
Chỉ có mực và một số loài cá biển khác (trừ cá ngừ) có chiều hướng tích cực hơn trong tháng 4 năm nay. Theo đó, xuất khẩu các loài cá biển khác tăng 9%; mực, bạch tuộc tăng gần 3%. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ vẫn giảm 36%, các loài hải sản khác đều sụt giảm với tỷ lệ 2 con số.
Về thị trường xuất khẩu, thị trường Mỹ đang ở trong tình trạng giá thực phẩm tăng, tiêu thụ giảm. Tình trạng này khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ duy trì mức giảm sâu 51% trong tháng Tư vừa qua. Do đó, Mỹ đã rớt xuống vị trí thứ 3 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, sau Nhật Bản và Trung Quốc. Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ ước đạt 418 triệu USD, giảm trên 57% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu sang Trung Quốc dù có tín hiệu tốt hơn, nhưng vẫn chưa ghi nhận được tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân chính là xuất khẩu cá tra sang thị trường này chưa hồi phục vì giá trung bình xuất khẩu giảm.
Dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2023 bởi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều giảm mạnh, do lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu dùng thủy sản giảm. Nhiều doanh nghiệp dù đã ký hợp đồng nhưng khách hàng dời lại thời gian thực hiện, khiến lượng hàng tồn kho nhiều. Xuất khẩu giảm khiến dòng tiền lưu chuyển chậm. Cùng với đó, nguồn vốn tín dụng hạn hẹp khiến các doanh nghiệp không có tiền để mua nguyên liệu hoặc không mua nguyên liệu đúng giá cho nông dân, ngư dân.
Trước diễn biến hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang chủ động tìm kiếm cân đối nguồn nguyên liệu và tài chính để giữ khách hàng truyền thống và sẵn sàng nguồn cung khi thị trường hồi phục trở lại. Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu và cơ cấu sản phẩm.
Cùng với đó, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu cho các thị trường nhằm tận dụng năng lực chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu và duy trì việc làm ổn định cho người lao động.
Mặt khác, tận dụng hơn nữa ưu đãi thuế quan của các hiệp định thương mại tự do để giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tích cực tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế, tham gia các chương trình giao thương B2B tìm kiếm đối tác, tăng đơn hàng.
Ngọc Phi (TH)
- Thêm 23 doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc
- Ngành thủy sản đặt kế hoạch "đi lùi"
- Ngành thủy sản đối diện với nhiều khó khăn trong xuất khẩu
- Ngành thủy sản Việt Nam có thể sớm vượt khó khăn trong năm 2023
- Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Cùng chuyên mục


CPI 5 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước

PV GAS LPG hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị kinh doanh bán lẻ LPG hàng đầu Việt Nam

Các nhà triển lãm ngành cơ khí hào hứng tham gia MTA Vietnam 2023

Giá tôm nguyên liệu trong nước giảm, xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục

Tháng 4/2023, xuất khẩu cá biển khô các loại tăng 65%, đạt gần 26 triệu USD
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế