Thứ tư 08/01/2025 21:01
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

07/01/2025 21:42
Tại họp báo thường kỳ quý IV/2024 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 7/1 tại Hà Nội, bà Mai Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4%, mức cao nhất kể từ năm 2020.
Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020
Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4%, mức cao nhất kể từ năm 2020. Đặc biệt, ngành chế biến chế tạo - động lực chính của ngành công nghiệp - đạt mức tăng trưởng 9,6%, cao hơn nhiều so với con số 1,5% của năm 2023.

Theo báo cáo, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp tăng 8,32% so với năm trước, mức tăng gần cao nhất trong giai đoạn 2019-2024, chỉ thấp hơn mức 8,52% của năm 2022. Điều này góp phần đóng góp 2,7 điểm phần trăm vào tổng tăng trưởng GDP. Trong đó, ngành chế biến chế tạo đạt mức tăng ấn tượng 9,83%, đóng góp 2,49 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế.

Nhiều địa phương trên cả nước đã vượt qua khó khăn để duy trì đà tăng trưởng công nghiệp. Chỉ số IIP tăng tại 60/63 tỉnh, thành phố, với những địa phương trọng điểm như Bắc Giang đạt mức tăng 27,7%.

Dẫu vậy, vẫn còn không ít hạn chế của hoạt động công nghiệp - thương mại năm 2024 cũng được bà Mai Thu Hiền đề cập.

"Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận vốn dù lãi suất đã giảm, khu vực sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, vcơ cấu thị trường nhập khẩu chậm chuyển dịch, nhập siêu chủ yếu do nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất từ một số thị trường châu Á, chưa tăng mạnh nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn", bà Hiền nói.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất vẫn gặp không ít thách thức trong bối cảnh chi phí sản xuất gia tăng, khó khăn về vốn và áp lực cạnh tranh.

Một trong những vấn đề nổi bật là khả năng tiếp cận vốn còn hạn chế dù lãi suất đã giảm. Đồng thời, giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, kết hợp với sự biến động tỷ giá USD, đã làm giảm sức cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu. Khu vực sản xuất trong nước vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong khi mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành và giữa doanh nghiệp trong nước với khối FDI còn yếu, chưa hình thành được các chuỗi cung ứng bền vững.

Trước thực trạng này, Bộ Công Thương nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp. Tái cơ cấu ngành công nghiệp và doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được xem là nhiệm vụ trọng tâm, cùng với việc xây dựng các cơ chế hỗ trợ phát triển đội ngũ doanh nghiệp sản xuất. Đặc biệt, cần chú trọng đến doanh nghiệp quy mô lớn giữ vai trò trụ cột và phát triển hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, tạo nền tảng cho chuỗi cung ứng trong nước.

Việc mở rộng kết nối thị trường và hợp tác quốc tế cũng được xem là giải pháp quan trọng. Các doanh nghiệp cần được tạo điều kiện để giao lưu, trao đổi công nghệ với đối tác nước ngoài nhằm tăng cường năng lực sản xuất. Đồng thời, cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất.

Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu và phát triển (R&D) trong việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu đủ năng lực để tiếp cận và làm chủ công nghệ mới, cũng như phát triển sản phẩm công nghệ cao, là yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững. Mở rộng hợp tác khoa học công nghệ với các đối tác chiến lược cũng là giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường sức cạnh tranh toàn cầu.

Cùng với đó, cần nhanh chóng cụ thể hóa các nghị quyết lớn như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII và Nghị quyết số 57/2024 của Bộ Chính trị thành các cơ chế chính sách khả thi. Việc tạo ra động lực tăng trưởng mới từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ cấp thiết để ngành công nghiệp Việt Nam không chỉ tăng trưởng mà còn khẳng định vị thế trong khu vực và thế giới.

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Theo bà Mai Thu Hiền, thực hiện chỉ đạo mới nhất từ Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ngành Công Thương đã chủ động rà soát và đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, nhằm đạt được kịch bản tăng trưởng GDP cao cho năm 2025.

Tin bài khác
Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) cho rằng, diễn đàn Kinh tế Việt Nam mùa Xuân 2025 đã thành công với nhiều giải pháp đột phá từ các chuyên gia, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới, với mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính có thể đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 nếu CPI tăng trên 20%, giúp giảm áp lực cho người nộp thuế trong năm 2025.
Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh

Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh

Nếu chỉ số CPI biến động lớn thì có thể tại kỳ họp 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 10/2025 sẽ có nội dung nghị quyết liên quan tới giảm trừ gia cảnh.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh 3 giải pháp đột phá phát triển kinh tế

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh 3 giải pháp đột phá phát triển kinh tế

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chia sẻ những giải pháp chiến lược quan trọng trong Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17, với mục tiêu nâng cao năng lực phát triển đất nước.
Việt Nam trên đà trở thành ngôi sao đang lên của thương mại toàn cầu

Việt Nam trên đà trở thành ngôi sao đang lên của thương mại toàn cầu

Đây cũng là nhận định của ông Tim Evans – Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam tại Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17 diễn ra chiều ngày 7/1.
Không chủ quan với mục tiêu kiểm soát chỉ số CPI ở mức 4,5%

Không chủ quan với mục tiêu kiểm soát chỉ số CPI ở mức 4,5%

Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cảnh báo không nên chủ quan với mục tiêu kiểm soát chỉ số CPI ở mức 4,5% bởi các yếu tố bất định như cạnh tranh thương mại.
Ngân hàng Nhà nước: Dư nợ nền kinh tế khoảng 15,6 triệu tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước: Dư nợ nền kinh tế khoảng 15,6 triệu tỷ đồng

Tính tới ngày 31/12/2024, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 15,08%, đạt quy mô 15,6 triệu tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng đã bơm thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế, theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú tại cuộc họp báo chiều ngày 7/1.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn: Năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia phát triển

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn: Năm 2045 Việt Nam trở thành quốc gia phát triển

PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh cần giải pháp đột phá và động lực phát triển để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào 2045.
Đối tác thương mại Hàn Quốc: Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc và Mỹ

Đối tác thương mại Hàn Quốc: Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc và Mỹ

Năm 2024, cán cân thương mại Hàn Quốc và Việt Nam ghi nhận thặng dư 29,9 tỷ USD cho Hàn Quốc, tăng 2,3 tỷ USD so với năm trước đó.
Quỹ hỗ trợ đầu tư: Sáng kiến chiến lược đột phá

Quỹ hỗ trợ đầu tư: Sáng kiến chiến lược đột phá

Ông Bùi Ngọc Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế và Pháp lý tại Deloitte Việt Nam đánh giá cao quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ Đầu tư, gọi đây là một “sáng kiến chiến lược” mang tính đột phá.
Khánh Hòa tiếp tục đạt tăng trưởng kinh tế ấn tượng với GRDP tăng 10,16%

Khánh Hòa tiếp tục đạt tăng trưởng kinh tế ấn tượng với GRDP tăng 10,16%

Khánh Hòa tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng kinh tế vùng với tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,16% trong năm 2024, đứng thứ 7 trên toàn quốc. Đây là năm thứ ba liên tiếp tỉnh thuộc nhóm địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế "hai con số".
Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho viên chức bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp bộ máy hoàn toàn khả thi

Chi trả trợ cấp thất nghiệp cho viên chức bị ảnh hưởng bởi quá trình sắp xếp bộ máy hoàn toàn khả thi

Đó là ý kiến của lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 6/1.
EVN đề nghị tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

EVN đề nghị tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

EVN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao tiếp tục đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện năng gia tăng trong tương lai.
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Sáng 4/1, tại TPHCM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp UBND TPHCM và TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị công bố nghị quyết của Chính phủ về ban hành kế hoạch hành động triển khai kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Duyệt đề án tái cơ cấu 17% doanh nghiệp Nhà nước

Duyệt đề án tái cơ cấu 17% doanh nghiệp Nhà nước

Sau quá trình sắp xếp và cơ cấu lại, các doanh nghiệp Nhà nước cơ bản tập trung vào những ngành và lĩnh vực mà Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo.