Thứ tư 16/07/2025 05:17
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẵn sàng tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 17 năm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến tăng lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 17 năm nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế. Tuy nhiên, bất ổn từ chính trường Mỹ có thể ảnh hưởng đến quyết định này.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẵn sàng tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 17 năm
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẵn sàng tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 17 năm (Ảnh: Reuters).

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) dự kiến sẽ tăng lãi suất vào thứ Sáu (24/1), trừ khi có cú sốc bất ngờ trên thị trường khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump nhậm chức. Động thái này sẽ nâng chi phí vay ngắn hạn tại Nhật Bản lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Việc thắt chặt chính sách này nhấn mạnh quyết tâm của BOJ trong việc đẩy lãi suất tăng dần, từ mức 0,25% hiện tại lên gần 1% - mức mà các nhà phân tích cho là không làm hạ nhiệt hay gây quá nóng cho nền kinh tế Nhật Bản.

Trong cuộc họp kéo dài hai ngày kết thúc vào thứ Sáu, BOJ có khả năng tăng lãi suất ngắn hạn lên 0,5%, trừ khi bài phát biểu nhậm chức và các sắc lệnh hành pháp của ông Donald Trump làm đảo lộn thị trường tài chính, theo các nguồn tin của Reuters.

Trong báo cáo triển vọng hàng quý, BOJ cũng dự kiến sẽ nâng dự báo giá cả nhờ triển vọng tăng trưởng tiền lương lớn hơn, giúp Nhật Bản duy trì đạt mục tiêu lạm phát 2% của ngân hàng.

Việc BOJ tăng lãi suất lần này sẽ là lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm ngoái, khi động thái này, kết hợp với dữ liệu việc làm yếu kém từ Mỹ, gây bất ngờ cho các nhà giao dịch và dẫn đến sự sụt giảm trên thị trường toàn cầu vào đầu tháng 8.

Để tránh lặp lại sự cố này, BOJ đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho thị trường với những tín hiệu rõ ràng từ Thống đốc Kazuo Ueda vào tuần trước rằng, việc tăng lãi suất đang được cân nhắc. Những tuyên bố này đã khiến đồng yên phục hồi khi thị trường dự báo khoảng 80% khả năng sẽ tăng lãi suất vào thứ Sáu.

Ngoài ra, những dấu hiệu về hành động tăng lãi suất cũng đã xuất hiện từ tháng trước. Mặc dù BOJ đã không tăng lãi suất trong cuộc họp ngày 18-19 tháng 12, thành viên có quan điểm cứng rắn trong hội đồng, ông Naoki Tamura, đã đề xuất đẩy lãi suất lên. Một số đồng nghiệp của ông cũng nhận thấy các điều kiện đã chín muồi cho một động thái tăng lãi suất sắp tới, theo biên bản cuộc họp.

Với khả năng gần như chắc chắn về việc thắt chặt chính sách trong tuần này, sự chú ý của thị trường đang chuyển sang cuộc họp báo sau cuộc họp của Thống đốc Kazuo Ueda để tìm manh mối về thời gian và tốc độ tăng lãi suất tiếp theo.

Khi lạm phát đã vượt mục tiêu 2% của BOJ gần ba năm qua và đồng yên yếu khiến chi phí nhập khẩu tăng cao, ông Kazuo Ueda có khả năng nhấn mạnh quyết tâm của các nhà hoạch định chính sách trong việc tiếp tục tăng lãi suất.

Tuy nhiên, vẫn có lý do để thận trọng. Dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu vào năm 2025, các chính sách của ông Donald Trump có thể làm mất ổn định thị trường và tăng thêm sự không chắc chắn đối với triển vọng của nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản.

Bất ổn chính trị trong nước cũng có thể gia tăng khi liên minh thiểu số của Thủ tướng Shigeru Ishiba gặp khó khăn trong việc thông qua ngân sách tại Quốc hội, và đối mặt với cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến vào tháng 7 năm nay.

Những thiệt hại kinh tế do các lần tăng lãi suất không thành công trong quá khứ cũng ám ảnh các nhà hoạch định chính sách của BOJ. Theo đó, BOJ đã kết thúc chính sách nới lỏng định lượng vào năm 2006 và đẩy lãi suất ngắn hạn lên 0,5% vào năm 2007, gây ra làn sóng chỉ trích chính trị vì cho rằng làm chậm trễ việc chấm dứt giảm phát.

BOJ đã giảm lãi suất từ 0,5% xuống 0,3% vào tháng 10 năm 2008, sau đó xuống 0,1% vào tháng 12 cùng năm, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đẩy Nhật Bản vào suy thoái. Kể từ đó, nhiều biện pháp phi truyền thống đã giữ cho chi phí vay gần mức 0.

Ông Jeffrey Young, Giám đốc điều hành của DeepMacro, nhận định: "Nhật Bản từng có tốc độ tăng trưởng thấp kéo dài, tỷ lệ lạm phát thấp và mức lãi suất thấp hơn. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp vẫn tự hỏi - liệu chúng ta thực sự đã thoát khỏi tình trạng đó chưa? BOJ sẽ phải giải thích rất cẩn thận rằng họ đang tăng lãi suất để rời xa chính sách bất thường mà họ đã áp dụng".

Tin bài khác
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Khi hạn chót ngày 9/7 cận kề, các đối tác thương mại lớn của Mỹ đang đẩy nhanh đàm phán để tránh mức thuế đối ứng, trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ khả năng gia hạn cho một số quốc gia.
Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và nguy cơ giảm phát ngày càng lớn, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đang kêu gọi đưa tiêu dùng hộ gia đình trở thành trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới.
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Thuế quan tăng mạnh đã giúp Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD trong tháng 5/2025, hỗ trợ ngân sách quốc gia giữa lúc thâm hụt ngày càng trầm trọng.
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.