Ngân hàng Thế giới cảnh báo thách thức đối với các nước đang phát triển. |
Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo rằng các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt với những năm đầy khó khăn ở phía trước, khi tăng trưởng toàn cầu quá chậm để có thể cải thiện mức sống, trong khi tình trạng bất ổn chính sách cao đang cản trở đầu tư từ các quốc gia phát triển vào những nước nghèo hơn.
Theo đó, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới được công bố, tổ chức tín dụng quốc tế này nhận định triển vọng tăng trưởng dài hạn của các nền kinh tế đang phát triển hiện đang ở mức yếu nhất kể từ đầu thế kỷ này. Hơn nữa, có quá ít quốc gia có thể chuyển từ nhóm thu nhập thấp lên thu nhập trung bình trong vòng 25 năm tới, đồng nghĩa với việc hàng trăm triệu người sẽ tiếp tục mắc kẹt trong đói nghèo, thiếu lương thực và suy dinh dưỡng.
Ông Indermit Gill, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, viết trong lời tựa báo cáo: "Các nền kinh tế đang phát triển, vốn bắt đầu thế kỷ này với lộ trình thu hẹp khoảng cách thu nhập so với các nền kinh tế giàu có nhất, hiện phần lớn đang bị tụt lại phía sau".
Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay và năm tới, không thay đổi so với dự báo trước đó hồi tháng 6. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức trung bình 3,1% trước đại dịch Covid-19,và không đủ để giúp các quốc gia nghèo bắt kịp với các nước giàu.
Hầu hết các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với những thách thức như đầu tư yếu, năng suất tăng trưởng chậm, già hóa dân số và các cuộc khủng hoảng môi trường. Bên cạnh đó, nền kinh tế toàn cầu còn chịu sức ép từ sự thay đổi trong chính sách thương mại và căng thẳng địa chính trị.
Cụ thể hơn, cuộc xung độ Nga-Ukraine từ năm 2022 và xung đột giữa Israel với Hamas và Hezbollah từ năm ngoái đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu thông qua việc gián đoạn chuỗi cung ứng và hàng hóa. Trong khi đó, cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng gây căng thẳng lên thương mại toàn cầu. Đồng thời, Tổng thống đắc cử My Donald Trump đã cam kết áp đặt một loạt thuế quan mới, đe dọa làm đảo lộn các mô hình thương mại và có thể châm ngòi lạm phát.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển – bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil – đã đóng góp khoảng 60% tăng trưởng toàn cầu kể từ năm 2000, gấp đôi so với thập niên 1990. Tuy nhiên, những nền kinh tế này hiện đối mặt với các mối đe dọa từ chủ nghĩa bảo hộ, sự phân mảnh địa chính trị và những trở ngại trong việc thực hiện các cải cách cơ cấu.
Trong khi đó, tốc độ chuyển đổi của các quốc gia thu nhập thấp (những nước có thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 3 USD/ngày) lên nhóm thu nhập trung bình đang chững lại. Kể từ năm 2000, đã có 39 quốc gia đạt được bước chuyển đổi này, nhưng vẫn còn 26 quốc gia đang mắc kẹt do tăng trưởng trì trệ, xung đột và bạo lực, cùng với những tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Ông Indermit Gill cũng cảnh báo: "Các nền kinh tế đang phát triển không nên lầm tưởng về những khó khăn phía trước: 25 năm tới sẽ gian nan hơn nhiều so với 25 năm vừa qua".
Giữ vững vị thế đồng USD là yếu tố sống còn với nền kinh tế Mỹ Ứng viên Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nhấn mạnh tầm quan trọng của USD với nền kinh tế Mỹ, cam kết bảo vệ vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu và thúc đẩy chính sách thuế mới. |
Trung Quốc đối mặt với chuỗi giảm phát dài nhất kể từ thập niên 1960 Trung Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi vòng xoáy giảm phát và đang trải qua chuỗi giảm giá dài nhất kể từ thập niên 1960. Điều này đã phơi bày một điểm yếu bị che lấp bởi sự tăng trưởng vào cuối năm ngoái. |
Chỉ số lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt, Fed có thể hạ lãi suất sớm hơn Chỉ số lạm phát tại Mỹ tháng 12 đã ghi nhận mức tăng thấp hơn dự báo, làm dấy lên kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm hơn, mở ra triển vọng kinh tế tích cực. |