Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế
- 117
- Vấn đề
- 21:30 23/03/2022
DNHN - Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ.
Theo đó, với điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành nghiệp vụ thị trường mở chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), ổn định thị trường tiền tệ, sẵn sàng cung ứng nguồn vốn phù hợp cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Điều tiết tiền tệ hợp lý, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ và để các TCTD tiếp tục đầu tư trái phiếu Chính phủ.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng sẽ điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác, phù hợp với diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý nợ xấu. Tiếp tục thực hiện tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đối với người lao động theo Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Về lãi suất, định hướng của Ngân hàng Nhà nước là điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác, chỉ đạo các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.
Về tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ cân đối các giải pháp về tiền tệ để hỗ trợ thực hiện Chương trình trong tương quan với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
Về tín dụng, định hướng của Ngân hàng Nhà nước là điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Cụ thể, điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát. Thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh của TCTD, tuân thủ chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh của TCTD.
PV
Bài liên quan
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
#Ngân hàng Nhà nước

Áp dụng mức lãi suất mới khi rút trước hạn tiền gửi
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chú trọng đến việc phát triển dịch vụ thanh toán tiện ích
Thời gian tới, ngân hàng Nhà nước tiếp tục chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích trên cơ sở ứng dụng cộng nghệ và đổi mới sáng tạo.

Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ lãi suất khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông thư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20-5-2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh mức tín dụng
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đã được Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ đầu năm là sẽ điều hành tăng trưởng tín dụng 14%. Tuy nhiên, mục tiêu này có thể điều chỉnh vào cuối năm tùy tình hình thực tế.

Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong 2 năm 2022 - 2023
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có Quyết định số 422/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Theo đó, Kế hoạch đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về điều hành chính sách tiền tệ chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong năm 2022 - 2023.

Ngân hàng Nhà nước vừa bơm ròng 51 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước bơm 1.019 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua kênh cầm cố (OMO), trong khi đó có 968 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn.
Đọc thêm Vấn đề
Thanh Hóa chỉ đạo khắc phục tình trạng dự án “treo”
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Công văn số 4358/VPCP-CN ngày 13/7/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc khắc phục tình trạng quy hoạch “treo” và dự án “treo”, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản số yêu cầu các đơn vị có liên quan khắc phục tình trạng trên.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình cho ý kiến những nội dung quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh
Chiều 11/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn
Ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình vừa có buổi làm việc với BTV Huyện ủy Lương Sơn về tình hình chính trị, phát triển KT-XH 8 tháng đầu năm và công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện. Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh.
Ứng phó với lạm phát
Cả thế giới quay cuồng trong cơn bão lạm phát cùng với đó là tiếng chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái đang ngày một hiện hữu.
Thủ tướng chỉ đạo xem xét quản lý về thu phí không dừng và vận tải bằng xe buýt
Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu xem xét, chỉ đạo đối với các kiến nghị của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Dragon Capital: Kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều áp lực
Theo Dragon Capital, rủi ro lớn nhất chính là sự kéo dài về tình trạng giá nhiên liệu, hàng hóa thế giới ở mức cao có thể tiêu tốn nguồn lực mà Việt Nam đã tích lũy được trong các năm qua.
Long An: Cấp chủ trương đầu tư cho KCN mở rộng một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín
Tại Diễn đàn khu công nghiệp (KCN) Việt Nam do Tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức sáng ngày 11/8, ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Long An cho biết, theo quy định của Nghị định 35, việc cấp chủ trương đầu tư cho KCN mở rộng mất 60 ngày. Ở Long An, việc này mất một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này đều mất trên một năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Hà Nội tiến hành rà soát, xử lý 700 dự án "treo"
Trên địa bàn Thủ đô có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp làm việc với các ngành chức năng và chỉ đạo đến hết tháng 10/2022 có những phương án xử lý cụ thể của từng dự án để tổng hợp báo cáo HĐND thành phố.
Vĩnh Phúc: Cầu 600 tỷ bắc qua Đầm Vạc - Vĩnh Yên có thể hoạt động dịp Quốc khánh
Sau nhiều tháng "lỡ hẹn", vào dịp quốc khánh 2/9 năm nay người dân Vĩnh Yên có thể bắt đầu di chuyển qua cây cầu Đầm Vạc, trị giá hơn 600 tỷ đồng vay từ quỹ OPEC.
Hết năm 2022, Đắk Lắk dự kiến thu hút khoảng 20 dự án với tổng vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng
Ngày 11/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án; tổng số vốn đầu tư là 9.985 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm, tỉnh Đắk Lắk sẽ thu hút khoảng 20 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 22.000 tỷ đồng.