Nền kinh tế Nga đang “quá nóng”, lạm phát là “tín hiệu đáng lo ngại” (Ảnh: AFP). |
Theo bản dịch của Reuters, trong buổi hỏi đáp thường niên "Đường dây trực tiếp" với người dân Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu: "Chúng ta đang đối mặt với một số vấn đề, cụ thể là lạm phát và sự quá nóng của nền kinh tế. Chính phủ và Ngân hàng Trung ương đã được giao nhiệm vụ làm giảm nhịp độ này”.
Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng của Nga tháng 11 đã tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước, tăng từ mức 8,5% của tháng 10. Nguyên nhân chính là giá thực phẩm tăng cao, với chi phí sữa và các sản phẩm từ sữa tăng vọt trong năm nay.
Đồng rúp suy yếu do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ vào tháng 11 đã làm tăng giá nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc Nga tăng mạnh chi tiêu quân sự dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, nguồn cung và sản xuất, đẩy giá cả tăng cao và khiến người lao động yêu cầu tăng lương.
Ông Putin nhấn mạnh: "Lạm phát thực sự là một tín hiệu đáng lo ngại".
Ông cũng cho biết đã thảo luận với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Elvira Nabiullina, người ước tính lạm phát đã đạt khoảng 9,3%. Dù vậy, ông nhấn mạnh rằng lương thực tế, sau khi trừ lạm phát, đã tăng 9%, đồng thời thu nhập khả dụng của người dân cũng được cải thiện.
Ngân hàng Trung ương Nga được kỳ vọng sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 200 điểm cơ bản, lên mức 23% vào thứ Sáu (20/12), mức cao nhất trong vòng một thập kỷ, để đối phó với tình trạng lạm phát kéo dài trong nền kinh tế tập trung vào chiến tranh.
Ngoài ra, ông Putin cũng đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt quốc tế đã gây ra sự tăng giá, nhưng cũng chỉ trích Ngân hàng Trung ương vì chưa sử dụng các công cụ khác ngoài lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Ông Putin nói: "Dù các biện pháp hạn chế từ bên ngoài, các lệnh trừng phạt và các yếu tố khác không phải là nguyên nhân chính, nhưng chúng vẫn có tác động nhất định, khiến chi phí logistics tăng cao". Đồng thời ông cũng thừa nhận Nga cũng có những "hạn chế chủ quan" và "thiếu sót" trong chính sách.
Ông Putin kỳ vọng chính phủ và Ngân hàng Trung ương sẽ đưa nền kinh tế về trạng thái "hạ cánh mềm", đồng thời khẳng định nền kinh tế Nga vẫn hoạt động tốt và có thể đạt mức tăng trưởng 3,9-4% trong năm nay.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Nga sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm 2024 trước khi giảm tốc xuống mức 1,3% vào năm 2025, "do tiêu dùng và đầu tư tư nhân chậm lại trong bối cảnh thị trường lao động lỏng lẻo và tốc độ tăng lương giảm".
Ông Putin cũng dự đoán tăng trưởng kinh tế Nga sẽ đạt 2-2,5% trong năm 2025 sắp tới.
“Giai đoạn mới” của Fed sẽ chấm dứt thời kỳ thăng hoa của Phố Wall Fed đã chuyển hướng chính sách và giảm lãi suất thận trọng hơn. Chủ tịch Jerome Powell còn cảnh báo về tình hình lạm phát phức tạp và triển vọng kinh tế mờ mịt. |
Đồng USD ổn định trước dự đoán chính sách thận trọng của Fed năm 2025 Đồng USD ổn định khi thị trường kỳ vọng Fed sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng trong năm 2025, trong bối cảnh những biến động từ lãi suất toàn cầu và biến động kinh tế Mỹ. |
Giá ca cao có chạm đỉnh mới ? Giá ca cao chạm đỉnh lịch sử, kích hoạt cảnh báo về biến động mạnh mẽ do thời tiết xấu và cung ứng khan hiếm tại Tây Phi, gây lo ngại ảnh hưởng dài hạn đến thị trường. |
Trung Quốc tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, Trung Quốc đã đẩy mạnh FDI vào ASEAN, nhắm đến xe điện (EV), chất bán dẫn và năng lượng tái tạo. |