Thứ hai 10/02/2025 21:57
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Nâng cấp Hiệp định ATIGA tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

08/02/2025 17:57
Việc nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, giải quyết các mối quan tâm về tính bền vững và tuần hoàn, cũng như thúc đẩy thương mại kỹ thuật số.
Bài liên quan
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 90% hoạt động trong lĩnh vực logistics
Tâm thế và hành động của các hiệp hội doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
Nâng cấp Hiệp định ATIGA tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cấp Hiệp định ATIGA tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa - Ảnh: TTXVN

Tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp

ATIGA là một trong những hiệp định cơ bản của AEC, được ký vào 26/02/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992. ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN và quá trình thực thi Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Việt Nam đã cùng với các nước trong khối ASEAN thúc đẩy các cam kết, sáng kiến về thuận lợi hóa thương mại và minh bạch như: Xây dựng Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN (ATR), thực hiện trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D thông qua cơ chế Một cửa ASEAN (ASW), xây dựng Cơ chế tham vấn cho doanh nghiệp qua nền tảng ASSIST...

Theo cam kết của Hiệp định ATIGA, các nước ASEAN đã thực hiện xóa bỏ thuế quan với tỷ lệ gần 99%, như vậy, cơ hội cho các nước thành viên tận dụng, khai thác hiệp định là không còn. Do đó, với mục tiêu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng các quy định về quy tắc xuất xứ để có thể tận dụng hiệu quả các ưu đãi của hiệp định ATIGA và giải quyết các vướng mắc còn tồn tại hiện nay trong quá trình cấp và kiểm tra xuất xứ hàng hóa, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 28 (AEMR28) diễn ra vào ngày 16/3/2022, các nước ASEAN đã thống nhất chính thức khởi động đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA nhằm thúc đẩy hơn nữa thương mại nội khối và phát triển các chuỗi cung ứng khu vực.

Và kể từ năm 2022 đến nay, việc đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA là một trong những ưu tiên quan trọng nhất của ASEAN. Do đó, các nước ASEAN nhất trí bố trí nguồn lực cho việc thúc đẩy và hoàn tất cơ bản đàm phán nâng cấp hiệp định này theo lộ trình đặt ra vào cuối năm 2024.

Theo Bộ Công Thương, kể từ khi khởi động đàm phán vào năm 2022 đến hết tháng 11/2024, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án và tham gia 12 phiên đàm phán nâng cấp, tập trung vào những vấn đề thương mại hàng hóa truyền thống như: Minh bạch hóa, xử lý hàng rào phi thuế quan, tạo thuận lợi thương mại để thúc đẩy hơn nữa thương mại nội khối ASEAN, cũng như những vấn đề mới nổi nhằm đảm bảo hiệp định trở thành một hiệp định thương mại hiện đại, hướng tới tương lai, đáp ứng tình hình mới của khu vực và toàn cầu.

Đến nay, sau 12 phiên đàm phán, các nước đã hoàn thành phần lớn công việc đàm phán, trong đó, đã kết thúc đàm phán 03 Chương gồm: (i) Chương Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME); (ii) Chương Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật (ECOTECH); (iii) Chương Các ngoại lệ chung và ngoại lệ an ninh. Ngoài ra, 3 Chương đã kết thúc cơ bản đàm phán gồm: (i) Chương Thủ tục hải quan và Tạo thuận lợi thương mại, (ii) Chương Thương mại và Môi trường, (iii) Chương Tiêu chuẩn, Quy chuẩn và Quy trình đánh giá sự phù hợp.

Nâng cấp ATIGA thành hiệp định hiện đại, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp

Việc nâng cấp Hiệp định ATIGA được giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là điều cần thiết để đáp ứng và đi trước những thay đổi toàn cầu và phù hợp với chương trình nghị sự mang tính chuyển đổi của ASEAN. Hiệp định ATIGA được nâng cấp sẽ đơn giản hóa hơn nữa các quy tắc xuất xứ hàng hóa, mở rộng việc áp dụng các công nghệ thương mại và chứng từ số hoá, đồng thời hài hòa hóa các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đồng thời, việc nâng cấp Hiệp định ATIGA cũng sẽ tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, giải quyết các mối quan tâm về tính bền vững và tuần hoàn, cũng như thúc đẩy thương mại kỹ thuật số.

Thông tin tại cuộc họp trực tuyến Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt về đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (Hiệp định ATIGA) ngày 7/2 vừa qua đã nhấn mạnh về sự cấp thiết phải sửa đổi, nâng cấp Hiệp định ATIGA, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, với ATIGA, các nước ASEAN đã thực hiện xóa bỏ thuế quan gần 99% tổng số dòng thuế đối với các mặt hàng. Do đó, khả năng tăng kim ngạch thương mại giữa các nước trong khối ASEAN là rất khó.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kỳ vọng các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sớm đạt được sự đồng thuận trong các vấn đề còn đang vướng mắc để kết thúc đàm phán việc nâng cấp Hiệp định ATIGA vào tháng 3/2025, tiến tới quá trình rà soát pháp lý cũng sẽ được thực hiện để các nước ASEAN có thể ký Nghị định thư thứ hai, để nâng cấp Hiệp định ATIGA vào dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN vào tháng 11/2025. Sau khi được nâng cấp, Hiệp định ATIGA sẽ trở thành một hiệp định hiện đại, hướng tới tương lai, đáp ứng tình hình mới của khu vực và toàn cầu.

Hiệp định ATIGA được nâng cấp và hướng tới tương lai sẽ có những tác động đáng kể đến các doanh nghiệp và các bên liên quan. ATIGA được nâng cấp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các lợi ích của Hiệp định thông qua việc giảm chi phí tuân thủ và tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Sau khi được nâng cấp, Hiệp định ATIGA cũng sẽ góp phần giảm chi phí thương mại, giảm các rào cản pháp lý, giải quyết các nút thắt hậu cần và đưa ASEAN vào con đường tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm hơn.

Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+). Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như: xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Biểu cam kết cắt giảm thuế quan trong ATIGA của mỗi nước (Phụ lục 2 của Hiệp định) bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục hài hóa thuế quan của ASEAN (AHTN) và lộ trình cắt giảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng năm. Do đó, so với CEPT, cam kết thuế quan trong ATIGA rất rõ ràng và dễ tra cứu.
Tin bài khác
Tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ giúp Việt Nam kịp thời tận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Chính sách đặc thù để thúc đẩy hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Chính sách đặc thù để thúc đẩy hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Cải tiến mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với tiến độ chậm. Các cơ chế đặc thù sẽ giúp rút ngắn quy trình và thu hút đầu tư.
Doanh nghiệp tư nhân cần làm gì để trở thành động lực dẫn dắt kinh tế năm 2025?

Doanh nghiệp tư nhân cần làm gì để trở thành động lực dẫn dắt kinh tế năm 2025?

Năm 2025 được kỳ vọng là năm bứt phá quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt trên 8%. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như tiềm năng và nguồn lực chưa được khai thác hiệu quả, tư duy kinh doanh ngắn hạn, và những điểm nghẽn về thể chế pháp luật. Để vượt qua các rào cản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 6 định hướng chiến lược, trong đó xác định thể chế là yếu tố đột phá then chốt, đồng thời kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối tư nhân, phát huy vai trò đầu tàu trong việc thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo.
Khi Thủ tướng “gợi mở” cho doanh nghiệp trong các việc lớn của đất nước...

Khi Thủ tướng “gợi mở” cho doanh nghiệp trong các việc lớn của đất nước...

Trong các việc lớn của đất nước, doanh nghiệp có thể làm được gì thì đăng ký làm. Đó là “gợi mở” của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Phấn đấu hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trước năm 2032

Phấn đấu hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trước năm 2032

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 7/2/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhấn mạnh đây là dự án đặc biệt quan trọng quốc gia, với mục tiêu phấn đấu hoàn thành công tác đầu tư xây dựng trước ngày 31/12/2030, chậm nhất trước ngày 31/12/2031.
Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng lên 203.231 tỷ đồng

Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng lên 203.231 tỷ đồng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã điều chỉnh tổng mức đầu tư, tiến độ và yêu cầu vốn. Chính phủ đề nghị áp dụng chính sách đặc thù để đảm bảo tiến độ.
Năm 2024, có 5 ngân hàng Việt báo lãi trên 1 tỷ USD

Năm 2024, có 5 ngân hàng Việt báo lãi trên 1 tỷ USD

Năm 2024, với mức tăng trưởng lợi nhuận cao đã giúp nhiều ngân hàng gia nhập câu lạc bộ lãi trên 10.000 tỷ đồng, trong đó, đã có 05 ngân hàng đạt mức lãi trên 01 tỷ USD.
Standard Chartered: GDP Việt Nam năm 2025 có thể đạt 6,7%

Standard Chartered: GDP Việt Nam năm 2025 có thể đạt 6,7%

Động lực tăng trưởng GDP Việt Nam đến từ hoạt động kinh doanh gia tăng, đầu tư nước ngoài bền vững và đặc biệt là sự phục hồi của du lịch.
Việt Nam cơ hội bứt phá kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu

Việt Nam cơ hội bứt phá kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu

Bước vào năm 2025, Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn quan trọng để bứt phá trong phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Có thể áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án trọng điểm

Có thể áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án trọng điểm

Để đạt được mục tiêu giải ngân năm 2025, Chính phủ có thể sẽ áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án trọng điểm và có quy mô lớn.
"Điểm danh" tỉnh, thành được giao chỉ tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025

"Điểm danh" tỉnh, thành được giao chỉ tiêu tăng trưởng hai con số năm 2025

Trong nhóm địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất, có 5 tỉnh, thành được kỳ vọng đạt mức tăng từ 12% trở lên trong năm 2025.
FAO sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn vào Hợp tác Nam - Nam

FAO sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn vào Hợp tác Nam - Nam

FAO sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn vào hợp tác Nam - Nam, bởi điều này không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam mà còn cho các quốc gia Nam bán cầu.
Phản ứng của Mỹ trước “làn sóng” dịch chuyển ồ ạt nhà máy sang Việt Nam

Phản ứng của Mỹ trước “làn sóng” dịch chuyển ồ ạt nhà máy sang Việt Nam

Theo một khảo sát từ Jetro của Nhật Bản, khoảng 500 công ty Nhật Bản đã rời Trung Quốc, trong đó có 200 công ty chuyển sang Việt Nam, cho thấy tiềm năng lớn của nước ta trong việc thu hút đầu tư.
Việt Nam hút hơn 4,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 1/2025

Việt Nam hút hơn 4,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong tháng 1/2025

Tháng 1/2025, 282 dự án có vốn đầu tư nước ngoài mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 1,29 tỷ USD, giảm 6,6% về số lượng dự án so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh trong tháng đầu năm 2025

Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh trong tháng đầu năm 2025

Thống kê tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ô tô tăng 60,7%; tivi tăng 50,1%.