
Năm 2022, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành tại 29 quốc gia
Cục Đầu tư nước ngoài công bố, trong năm 2022, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 534 triệu USD. Làn sóng doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài đến các thị trường mới tăng mạnh như châu Âu, Mỹ, Úc…
Trong kinh doanh, quan trọng nhất là thị trường. Việt Nam có lợi thế khi nằm ở vị trí trung tâm châu Á gồm nhiều thị trường rất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... chứ không chỉ bó hẹp ở thị trường nội địa 100 triệu dân. Nhiều DN châu Âu có công nghệ hàng đầu thế giới, sản phẩm tốt nhưng thị trường nội địa nhỏ bé, khi xuất khẩu sang châu Á thì không am hiểu thị trường nên tăng trưởng chậm. Sự kết hợp lợi thế của 2 bên sẽ giúp đưa thương hiệu chung phát triển vượt bậc.
Năm 2022 theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài công bố, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 534 triệu USD.
Được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, có 109 dự án với tổng vốn đăng ký đạt gần 426,6 triệu USD, tăng 78,7% số dự án và tăng 4,3% số vốn so với cùng kỳ; có 26 lượt dự án điều chỉnh vốn (tăng 18,2%) với tổng vốn đầu tư tăng thêm gần 107,4 triệu USD.
Năm nay vốn đầu tư ra nước ngoài không quá lớn, nhưng so với năm ngoái, lại tăng khá mạnh. Lý do là vì, năm 2021, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giảm gần 1,2 tỷ USD vốn đầu tư của Dự án Thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga.
Bởi thế, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh năm 2021 sau khi trừ khoản 1,2 tỷ USD kia thì còn âm tới 367 triệu USD.
Về vị trí địa lý, năm 2022, theo Cục Đầu tư nước ngoài, có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. Dẫn đầu là Singapore, với 21 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 79,5 triệu USD, chiếm 14,9% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là Lào với tổng vốn đầu tư hơn 70,5 triệu USD, chiếm 13,2% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Úc, Hoa Kỳ, Đức…
Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, năm 2022, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành. Về cơ cấu, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, với 15 dự án đầu tư mới và 4 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký gần 251,9 triệu USD, chiếm 47,2% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, với 2 dự án mới và 3 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư hơn 76,8 triệu USD, chiếm 14,4%; tiếp theo là các ngành bán buôn, bán lẻ; khai khoáng…

Lũy kế tính đến ngày 20/12/2022, Việt Nam đã có 1.611 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư Việt Nam trên 21,75 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,6 tỷ USD, chiếm 53,3% tổng vốn đầu tư cả nước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (32%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,8%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,6%); Campuchia (13,5%); Venezuela (8,4%)…
D.A (Tổng hợp)
- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: Doanh nghiệp phải tự lùi một bước để tiến hai bước
- Quảng Ninh khẩn trương xây dựng tuyến vận chuyển kết nối Cần Thơ
- Khánh Hòa: Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong
- Ngành dệt may Việt Nam duy trì vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới
- Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I đạt 118,9 nghìn tỷ đồng
Cùng chuyên mục


Đại gia năng lượng Thái Lan đầu tư hàng chục ngàn tỷ vào Việt Nam

Cơn sốt đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo đang tăng nhanh

Bất động sản thương mại là ưu tiên đầu tư của giới siêu giàu

Kiếm hơn 200 triệu đồng/tháng nhờ dùng Canva và Excel thiết kế template quảng cáo

Mở rộng danh mục đầu tư, Bill Gates bỏ ra gần 1 triệu USD để mua cổ phần của Heineken
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản