Thứ năm 17/04/2025 13:04
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Na Uy: Mục tiêu siêu quốc gia về hàng hải xanh

27/02/2025 08:00
Nhằm thúc đẩy sự chuyển mình của ngành hàng hải toàn cầu, Na Uy đang tiến hành "xanh hóa" ngành công nghiệp này, hướng đến một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường.
Khoảng 1/4 số lượng tàu có mức phát thải CO2 thấp hoặc không phát thải CO2. (Nguồn: Driven)
Khoảng 1/4 số lượng tàu có mức phát thải CO2 thấp hoặc không phát thải CO2. (Nguồn: Driven)

Trong suốt 150 năm qua, Na Uy đã nổi lên như một quốc gia tiên phong trong ngành hàng hải, không chỉ nhờ vào vị trí chiến lược với bờ biển dài mà còn nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ và đổi mới trong lĩnh vực này. Nhằm thúc đẩy sự chuyển mình của ngành hàng hải toàn cầu, Na Uy đang tiến hành "xanh hóa" ngành công nghiệp này, hướng đến một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường.

Mục tiêu siêu quốc gia về hàng hải xanh

Na Uy mặc dù có diện tích gần bằng Việt Nam và dân số chỉ khoảng 5 triệu người, lại có một ngành hàng hải vươn tầm quốc tế, đứng thứ 7 trên thế giới về số lượng tàu (khoảng 28.000 chiếc), đứng thứ 8 về tải trọng và đứng thứ 4 về giá trị đội tàu, lên đến 82 tỷ USD.

Ngành công nghiệp này không chỉ tạo ra hơn 85.000 việc làm mà còn đóng góp hơn 22 tỷ USD vào giá trị xuất khẩu của Na Uy.

Đặc biệt, Na Uy tự hào là quốc gia sở hữu đội tàu thân thiện với môi trường, với khoảng 1/4 số lượng tàu có mức phát thải CO2 thấp hoặc không phát thải.

Công ty vận tải Torghatten Nord ký hợp đồng với xưởng đóng tàu Myklebust ở Na Uy để xây dựng tàu chạy bằng hydro xanh lớn nhất thế giới. (Nguồn: Riviera)
Công ty vận tải Torghatten Nord ký hợp đồng với xưởng đóng tàu Myklebust ở Na Uy để xây dựng tàu chạy bằng hydro xanh lớn nhất thế giới. (Nguồn: Riviera)

Thành công của Na Uy trong ngành hàng hải không chỉ đến từ quy mô lớn mà còn nhờ vào sự đổi mới công nghệ liên tục. Các công ty và tổ chức nghiên cứu của Na Uy dẫn đầu thế giới trong việc phát triển các giải pháp thiết kế tàu, hệ thống định vị, truyền động và thiết bị có hiệu quả cao.

Đặc biệt, Na Uy đang đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng như nuôi trồng thủy sản (80%), vận tải biển (4,3%), dầu khí ngoài khơi (11,6%), năng lượng gió ngoài khơi (15%) và du lịch biển.

Lực đẩy từ Chính phủ

Chính phủ Na Uy đã nhận diện rõ thách thức trong ngành hàng hải xanh, và đã mạnh dạn đưa ra cam kết tại Hội nghị COP27 năm 2022 về việc thúc đẩy chuyển đổi sang một ngành vận tải hàng hải xanh hơn. Với tầm nhìn trở thành siêu quốc gia về hàng hải xanh, chính phủ Na Uy đã coi đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược chuyển đổi xanh của đất nước.

Na Uy là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về phát triển và ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực hàng hải. (Nguồn: Scand Asia)
Na Uy là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về phát triển và ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực hàng hải. (Nguồn: Scand Asia)

Đến năm 2030, Na Uy đặt mục tiêu giảm 50% mức phát thải từ các đội tàu nội địa thông qua các biện pháp như áp dụng thuế carbon, giảm hoặc loại bỏ phát thải CO2 từ các tàu, tăng cường xuất khẩu hàng hải xanh và khuyến khích các sáng kiến nghiên cứu về công nghệ xanh và nhiên liệu xanh trong ngành hàng hải.

Công nghệ xanh và giải pháp sáng tạo

Na Uy là quốc gia đi đầu trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ xanh trong ngành hàng hải. Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xanh đã giúp Na Uy không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Các tàu du lịch, phà và tàu dịch vụ ngoài khơi của Na Uy đều đang sử dụng năng lượng điện hoặc nhiên liệu phát thải thấp. Đặc biệt, Na Uy đã đưa vào vận hành những chiếc phà đầu tiên sử dụng pin điện, như phà MF Ampere – chiếc phà đầu tiên trên thế giới chạy bằng pin.

Tính đến nay, khoảng 80 phà tại Na Uy đã sử dụng công nghệ pin điện. Chính phủ Na Uy yêu cầu tất cả các phương tiện phà tại nước này phải áp dụng công nghệ không phát thải từ năm nay. Các tàu sử dụng pin điện kết hợp với các nhiên liệu xanh khác như ammonia hoặc hydrogen đang được phát triển mạnh mẽ để chuẩn bị cho một tương lai "xanh" bền vững.

Tàu cao tốc đầu tiên trên thế giới không phát thải Medstraum. (Nguồn: Innovation Norway và Maritime CleanTech)
Tàu cao tốc đầu tiên trên thế giới không phát thải Medstraum. (Nguồn: Innovation Norway và Maritime CleanTech)

Giải pháp điện khí hóa và tự động hóa

Giải pháp sử dụng pin điện (Battery Electric solution) đã trở thành một tiêu chuẩn mới cho các tàu đóng mới. Các tàu có tuyến chạy cố định sử dụng pin điện lớn với hệ thống sạc năng lượng tại các cảng, giúp giảm thiểu nhiên liệu và chi phí vận hành. Các du thuyền lớn, phà chở khách và tàu dịch vụ ngoài khơi cũng đang sử dụng công nghệ này kết hợp với các nhiên liệu khác để tối ưu hóa hiệu suất và giảm phát thải.

Công nghệ số và tự động hóa trong ngành hàng hải Na Uy cũng đang tạo ra một sự thay đổi lớn, với các giải pháp giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và tối ưu hóa hiệu quả vận hành. Những sáng kiến như cải tiến vỏ tàu, sử dụng các vật liệu công nghệ cao, và phát triển công nghệ buồm gió cũng là những bước đi quan trọng trong việc giảm thiểu tác động môi trường.

Lợi thế cạnh tranh toàn cầu

Sự chú trọng của Na Uy vào phát triển công nghiệp hàng hải xanh không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần củng cố vị thế cạnh tranh của quốc gia này trên trường quốc tế. Các công ty hàng hải Na Uy không ngừng thử nghiệm và áp dụng các giải pháp xanh, từ đó không chỉ duy trì được sự dẫn đầu về công nghệ mà còn tạo ra sự khác biệt lớn trên thị trường toàn cầu.

Có thể khẳng định rằng, công nghiệp hàng hải xanh của Na Uy chính là hình mẫu mà các quốc gia khác có thể học hỏi. Với sự kết hợp giữa chiến lược rõ ràng, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ và ứng dụng công nghệ tiên tiến, Na Uy đang không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong ngành hàng hải quốc tế, tạo ra một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường cho thế hệ mai sau.

Tin bài khác
Giá vàng “tìm đỉnh” mới,  chứng khoán toàn cầu tiếp tục lao dốc

Giá vàng “tìm đỉnh” mới, chứng khoán toàn cầu tiếp tục lao dốc

Cổ phiếu toàn cầu rớt giá vì Mỹ siết bán chip AI cho Trung Quốc. Trong khi đó, giá vàng lập đỉnh lịch sử 3.318 USD/ounce, nhà đầu tư dồn tiền vào tài sản trú ẩn giữa căng thẳng thương mại leo thang.
Thêm 2 giờ để hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn

Thêm 2 giờ để hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn

Việt Nam và Trung Quốc đạt được sự đồng thuận trong việc điều chỉnh khung giờ hoạt động cửa khẩu Chi Ma - Lạng Sơn. Cụ thể mở sớm hơn 1 giờ và đóng muộn hơn 1 giờ so với trước đây.
Canada xác định: Sơ-mi-rơ-moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại

Canada xác định: Sơ-mi-rơ-moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại

Kết luận sơ bộ cho thấy không có bằng chứng cho thấy Việt Nam tham gia vào hành vi lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại mà Canada đang áp dụng đối với sản phẩm từ Trung Quốc.
Thị trường châu Á khởi sắc sau quyết định thuế quan “bất ngờ”

Thị trường châu Á khởi sắc sau quyết định thuế quan “bất ngờ”

Thị trường châu Á đồng loạt tăng điểm mạnh sau khi ông Trump tạm hoãn thuế quan 90 ngày, dù Mỹ vẫn siết Trung Quốc với mức thuế 125% - liệu đây là khởi đầu cho đợt phục hồi bền vững?
Dòng tiền đổ vào quỹ ETF vàng tại Trung Quốc lập kỷ lục giữa xung đột thương mại

Dòng tiền đổ vào quỹ ETF vàng tại Trung Quốc lập kỷ lục giữa xung đột thương mại

Nhà đầu tư Trung Quốc đã rót hơn 1 tỷ USD vào các quỹ ETF vàng trong tuần qua, đánh dấu mức cao chưa từng có, giữa lo ngại leo thang do xung đột thương mại Mỹ - Trung.
Thuế quan của Mỹ chính thức có hiệu lực, Việt Nam chịu mức 46%

Thuế quan của Mỹ chính thức có hiệu lực, Việt Nam chịu mức 46%

Việt Nam không đơn độc trong làn sóng thuế quan của Mỹ. Trung Quốc là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức thuế lên tới 104% do không gỡ bỏ các rào cản thương mại đúng “hạn chót” ngày 8/4.
Người Mỹ đổ xô mua iPhone trước nguy cơ tăng giá do thuế quan mới

Người Mỹ đổ xô mua iPhone trước nguy cơ tăng giá do thuế quan mới

Nguyên nhân chính là do người dân Mỹ lo ngại về mức thuế nhập khẩu mới 54% mà chính quyền Mỹ áp với hàng hóa từ Trung Quốc – nơi sản xuất phần lớn iPhone.
Đề xuất mở rộng ưu tiên xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp bán dẫn

Đề xuất mở rộng ưu tiên xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp bán dẫn

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Điều 42 Luật Hải quan theo hướng bổ sung cơ chế áp dụng chế độ ưu tiên xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp bán dẫn và công nghệ cao.
Chứng khoán toàn cầu lao dốc: Mỹ giữ nguyên thuế, nhà đầu tư tháo chạy

Chứng khoán toàn cầu lao dốc: Mỹ giữ nguyên thuế, nhà đầu tư tháo chạy

Thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục lao dốc mạnh khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố giữ nguyên các mức thuế nhập khẩu, bất chấp rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
Không có chuyện Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Mỹ

Không có chuyện Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Mỹ

Thực tế mặt bằng thuế quan hiện hành của Việt Nam đang thấp hơn đáng kể so với mức mà phía Mỹ sử dụng làm cơ sở tính toán.
Thuế đối ứng của Mỹ “thổi bay” 2.500 tỷ USD trên thị trường Phố Wall

Thuế đối ứng của Mỹ “thổi bay” 2.500 tỷ USD trên thị trường Phố Wall

Chỉ trong 1 ngày, động thái thuế đối ứng mới của Mỹ đã “thổi bay” gần 2.500 tỷ USD vốn hóa trên Phố Wall. Thị trường toàn cầu chao đảo, S&P 500 mất 4.8% giá trị.
Nhiều sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam được xuất khẩu sang Singapore

Nhiều sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam được xuất khẩu sang Singapore

Việc mở cửa thị trường Singapore đối với sản phẩm gia cầm Việt Nam là một cột mốc quan trọng, thể hiện khả năng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của ngành chăn nuôi trong nước.
Chứng khoán lao dốc, vàng lập kỷ lục trước đe dọa suy thoái kinh tế

Chứng khoán lao dốc, vàng lập kỷ lục trước đe dọa suy thoái kinh tế

Chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ, trong khi vàng vọt lên đỉnh kỷ lục 3.148 USD/ounce trước thời điểm Mỹ công bố các mức thuế quan đối ứng toàn diện. Nỗi lo suy thoái kinh tế đang bao trùm thị trường.
Đồng yên bứt phá, vàng lập đỉnh: Bất ổn thuế quan thúc đẩy tài sản trú ẩn

Đồng yên bứt phá, vàng lập đỉnh: Bất ổn thuế quan thúc đẩy tài sản trú ẩn

Đồng yên tăng giá, vàng cũng liên tiếp lập đỉnh kỷ lục khi bất ổn thuế quan của Mỹ đẩy dòng tiền đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn. Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo rủi ro đình lạm toàn cầu.
Hàn Quốc gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Hàn Quốc gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Do tăng đột biến các vụ việc phòng vệ thương mại mà Ủy ban Thương mại Hàn Quốc phải xử lý nên đơn vị này gia hạn điều tra bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam.