Lợi nhuận ngân hàng nào đang 'khủng' nhất ?
- Kinh doanh
- 09:38 13/11/2018
Tiếp nối thành công của những quý trước, nhiều ngân hàng lớn tiếp tục công bố lợi nhuận ấn tượng trong quý 3 năm 2018. Trong đó có thể kể đến cái tên như Vietcombank, Techcombank, Vietinbank, BIDV…
Trải qua những tháng đầu biến động của năm 2018, nhưng lợi nhuận 9 tháng đầu năm nay của các ngân hàng tiếp tục ghi nhận những con số ấn tượng. Trong đó, có nhiều nhà băng đã báo lãi tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so cùng kỳ. Đây là con số đáng khích lệ và cũng là tiền đề để các đơn vị này có thể vượt kế hoạch đã đề ra.
Theo đó, dẫn đầu danh sách các ngân hàng đã công bố lợi nhuận trong 9 tháng năm 2018, là Vietcombank khi báo lãi trước thuế kỷ lục hơn 11.600 tỷ đồng.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2018 được Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) công bố, trong quý 3/2018, thu nhập lãi thuần của Vietcombank bứt tốc so với 2 quý đầu năm, đạt 7.432 tỷ đồng, tăng 41,6% so với cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ cũng có tăng trưởng khá cao, đạt lãi 895 tỷ đồng, tăng 37,5%; lãi từ hoạt động khác tăng 11% đạt 651 tỷ đồng.
Đồ họa: Ngọc Hoa
Riêng hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán lại có sự sụt giảm so với cùng kỳ: lần lượt có lãi 570 tỷ (giảm 11,6% so với cùng kỳ) và lỗ 170 tỷ (cùng kỳ lãi 135 tỷ).
Tổng thu nhập hoạt động trong quý 3 của nhà băng đạt 9.415 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động tăng 28%, chi phí dự phòng rủi ro tăng 17% lên 1.762 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận trước thuế trong quý 3 đạt 3.666 tỷ đồng, tăng 36,8% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vietcombank lãi trước thuế 11.683 tỷ đồng, lãi ròng 9.378 tỷ, tăng 47% so với cùng kỳ.
Tiếp sau Vietcombank là Ngân hàng Techcombank. Theo báo cáo tài chính của ngân hàng này, thu nhập hoạt động lũy kế 9 tháng đầu năm của Techcombank đạt 13.294 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu thu nhập của ngân hàng ngày càng đa dạng hơn, tiếp tục chuyển dịch theo định hướng chiến lược. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tín dụng giảm từ 53% xuống 48%.
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của Techcombank đạt 7.774 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động do Techcombank đã xử lý xong nợ xấu bán cho VAMC.
Cơ cấu bảng cân đối kế toán cũng tiếp tục có sự chuyển dịch theo định hướng chiến lược của Ngân hàng. Tính đến hết tháng 9/2018, Techcombank đang trên đà đạt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 34,17%, đi trước so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Việc Techcombank chủ động giảm tỷ lệ này xuống dưới 40% trước 1/1/2019 là để Ngân hàng đảm bảo khả năng phục vụ khách hàng một cách liên tục và không bị hạn chế bởi tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước.
Đồ họa: Ngọc Hoa
Tỷ số an toàn vốn (CAR) của Techcombank vào thời điểm cuối tháng 9/2018 đạt mức 14,33%, cao hơn đáng kể (2,31%) so với cùng kỳ là do mức độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản. Điều này phản ánh mức độ thận trọng của Techcombank trong việc quản lý mức độ tăng trưởng tín dụng. Luôn phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, Techcombank tự hào là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản cao nhất hệ thống.
Tại thời điểm cuối tháng 9/2018, Techcombank duy trì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROAE-%) cao, ở mức 25,4% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA-%) là 3,2%. Cả hai chỉ số này của Techcombank đang ở mức hàng đầu giữa các ngân hàng trong nước và trong khu vực.
Giữ vị trí thứ 3 là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo Báo cáo tài chính quý 3/2018, đến hết 30/09/2018, BIDV tiếp tục hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra, cơ cấu chuyển dịch tích cực theo đúng định hướng, các chỉ tiêu hiệu quả tích cực tạo tiền đề quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu của năm 2018.
Theo đó, tổng tài sản đến 30/09/2018 đạt 1.268.413 tỷ đồng, tăng trưởng 5,5% so với đầu năm, tăng 12,67% so với cùng kỳ năm trước.
Huy động vốn đảm bảo cân đối vốn an toàn và hiệu quả, chất lượng huy động vốn được kiểm soát tốt, phù hợp với lộ trình tăng trưởng tín dụng: Tiền gửi khách hàng đạt 953.513 tỷ đồng, tăng 10,9% so với đầu năm.
Tổng thu nhập hoạt động đạt 32.865 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mảng hoạt động đều đạt kết quả tích cực. Chênh lệch thu chi đạt kết quả tích cực 21.620 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. BIDV tăng cường trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở kết quả rà soát, phân loại nợ.
Lợi nhuận trước thuế tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 7.254 tỷ đồng, đạt 78% kế hoạch kinh doanh năm 2018 đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt. Các chỉ tiêu an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định.
Cùng với lợi nhuận, bất chấp những khó khăn trên thị trường chứng khoán, nhiều cổ phiếu niêm yết của các ngân hàng thương mại này cũng đang giữ ở mức khá cao so với mặt bằng chung của thị trường.
Minh Ngọc
Tin liên quan
#Vietcombank

Big 4 ngân hàng báo lợi nhuận lớn trong năm 2020 bất chấp tác động của dịch Covid-19
Chưa công bố báo cáo tài chính, song 4 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống đã hé lộ phần nào kết quả kinh doanh. Theo đó, quán quân lợi nhuận toàn hệ thống vẫn là Vietcombank.

"Soán ngôi vương" của VinGroup, Vietcombank trở thành DN có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán
Phiên giao dịch ngày 15/12/2020, cổ phiếu của Vietcombank tiếp tục tăng giá, lên 99.900 đồng/cp, điều này giúp Vietcombank vượt qua Vingroup để trở thành doanh nghiệp (DN) vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán.

Vietcombank và hàng loạt vấn đề tiêu cực trong mùa Covid-19
Giá trị vốn hoá mất hơn 84.500 tỷ đồng vì cổ phiếu tụt dốc, mua bán chứng khoán lỗ hàng chục tỷ đồng, nợ xấu tăng cao, lãi suất giảm mạnh, chi phí hoạt động tăng, là những vấn đề của Vietcombank hiện tại.

Vietcombank lọt vào Top 2 ngân hàng có gia trị thương hiệu tăng trưởng cao nhất
Brand Finance vừa công bố bảng xếp hạng 500 thương hiệu ngân hàng lớn nhất toàn cầu. Theo đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lọt vào Top 2 ngân hàng có gia trị tăng trưởng cao nhất.

Vietcombank không đưa ra được chứng cứ thuyết phục yêu cầu khách hàng trả lại thẻ tiết kiệm tại tòa
Sáng ngày 9/5/2019, Tại TAND quận Hoàng Mai dã diễn ra phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Tranh chấp dịch vụ gửi tiết kiệm” giữa nguyên đơn là Vietcombank chi nhánh Chương Dương và bị đơn là bà Nguyễn Thị Thanh Hương, là khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Diễn biến phiên tòa đã có nhiều bất ngờ, thu hút sự chú ý của cử tọa và các cơ quan báo chí tham dự.

Luật sư Vũ Văn Mộc: Vietcombank không có cơ sở yêu cầu khách hàng trả lại thẻ tiết kiệm
“Dựa trên các tài liệu trong hồ sơ vụ việc, có thể khẳng định Ngân hàng Vietcombank không có căn cứ xác định chị Nguyễn Thị Thanh Hương chỉ gửi tiết kiệm 10 triệu đồng. Ngược lại, người gửi có đầy đủ căn cứ pháp lý chứng minh rằng mình đã gửi số tiền 100 triệu đồng. Do vậy, khách hàng Nguyễn Thị Thanh Hương yêu cầu Ngân hàng Vietcombank phải hoàn trả đầy đủ số tiền gốc 100 triệu đồng và lãi suất tiền gửi theo quy đinh là hoàn toàn có cơ sơ pháp lý”, luật sư Vũ Văn Mộc nêu quan điểm.
Đọc thêm Kinh doanh
Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đạt hơn 97 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm
Trong 2 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 97,505 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách, cơ chế quản lý liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo
Bộ Tài chính cho biết đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo. Tổ có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Chính sách chống bán phá giá đường ngoại nhập sẽ làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước
Nhóm phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) nhận định, những biện pháp phòng vệ thương mại này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá đường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường Việt Nam.
Kiến nghị cho người Việt có thể vào chơi Casino ở các điểm du lịch lớn
Nhóm doanh nghiệp kinh doanh casino kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, nghiên cứu tính khả thi để bổ sung casino tại các điểm du lịch lớn của Việt Nam vào danh sách các casino được thí điểm cho người Việt Nam chơi.
15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm lọt vào tầm ngắm kiểm tra gắt gao trong năm 2021
15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm lọt vào tầm ngắm kiểm tra gắt gao trong năm 2021, gồm: Đồ gỗ, xe đạp, đệm mút... nhầm chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
CPI tháng 02/2021 tăng 1.52% so với tháng liền trước, cao nhất 8 năm
Trong mức tăng 1.52% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2021 so với tháng trước có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng giữ ổn định giá.
Công nghiệp chế biến, chế tạo không để phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài
Nội lực của công nghiệp chế biến chế tạo trong nước còn nhiều hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài.
Bất động sản vẫn là kênh thu hút nhà đầu tư quốc tế trong năm 2021
Bất chấp yếu tố bất ổn bởi dịch Covid-19, sức hấp dẫn dài hạn của lĩnh vực bất động sản nói chung và số lượng quỹ đầu tư nhắm vào lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng...
Tăng cường hiệu quả kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong thủy sản
Để giảm thiểu các vụ việc vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành công văn 859/BNN-QLCL về tăng cường hiệu quả kiểm soát chất lượng ,an toàn thực phẩm thủy sản.
Đẩy mạnh thị trường trong nước giúp doanh nghiệp vượt khó dịch Covid-19
Dịch bệnh hoành hành khiến cho giao thương hàng hóa bị tắc nghẽn, điều này đã tác động mạnh đến hoạt động xuất, nhập khẩu vì thế thị trường nội địa với 100 triệu dân sẽ trợ giúp các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.