Thứ ba 22/07/2025 11:03
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Liệu vàng có thể trở lại “ngai vàng” tiền tệ?

Dù đã bị loại khỏi hệ thống tiền tệ từ năm 1971, vàng vẫn được nhắc đến trong các chiến lược tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, để vàng trở lại “ngai vàng” tiền tệ như trước đây là điều khó xảy ra.

Năm 1971 đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên vàng, khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon chấm dứt cơ chế quy đổi giữa đồng đô la và vàng. Kể từ đó, ý tưởng quay lại một hình thức nào đó của “bản vị vàng” chưa bao giờ hoàn toàn biến mất. Từ kế hoạch xây dựng đồng dinar vàng của nhà cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, đến các sáng kiến về tiền tệ thay thế trong khối BRICS, vàng vẫn âm thầm hiện diện trong các thảo luận chiến lược về tương lai hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Báo cáo “Vàng và trật tự thế giới mới” của Diễn đàn Các tổ chức Tài chính và Tiền tệ chính thức (OMFIF) đã khơi lại cuộc tranh luận này, đồng thời phân tích vai trò lịch sử cũng như tương lai tiềm năng của vàng trong hệ thống tiền tệ. Trong mắt nhiều người, bản vị vàng từng đại diện cho một “thời đại vàng son” của sự ổn định và minh bạch. Tuy nhiên, chính bản chất cứng nhắc của nó lại mâu thuẫn với yêu cầu linh hoạt của nền kinh tế hiện đại.

Patrick Bolton và Huang Haizhou, trong tác phẩm Money Capital được giới thiệu tại một hội thảo OMFIF, đã nhận định rõ: “Dưới chế độ bản vị vàng, chính sách tiền tệ gần như bị vô hiệu hóa”. Điều này phản ánh giới hạn lớn nhất của vàng trong vai trò tiền tệ – đó là không thể điều phối cung tiền một cách chủ động trong một nền kinh tế công nghiệp, chứ chưa nói đến thế giới hậu công nghiệp ngày nay.

Chuyển động tiền tệ: Từ vật chất sang phi vật chất

Ngày nay, tiền tệ đang dần thoát ly khỏi hình hài vật chất, quá trình mà các chuyên gia gọi là “phi vật thể hóa tiền tệ”. Tiền mặt dần nhường chỗ cho các hình thức thanh toán điện tử, tài sản số và thậm chí là các hệ thống tiền tệ thông minh dựa trên mạng lưới và dữ liệu. Trong tiến trình đó, vàng dù vẫn là một công cụ đầu tư, lưu trữ giá trị, nhưng khó lòng trở lại vị thế cũ trong hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Lịch sử tiền tệ đã trải qua các giai đoạn phủ định kế tiếp nhau: Từ trao đổi hàng hóa đa dạng đến hình thành tiền kim loại, từ nhiều loại tiền kim loại đến bản vị vàng, rồi từ chế độ chuyển đổi tiền tệ sang vàng đến việc đô la Mỹ trở thành đồng tiền duy nhất liên kết với vàng. Ngày nay, thế giới đang bước sang giai đoạn mới: sự chuyển dịch từ hệ thống tiền tệ quốc gia sang một hình thái tiền tệ toàn cầu, được kiến tạo trên nền tảng quan hệ tín dụng và công nghệ thông minh.

Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, đồng tiền của tương lai sẽ không phải là vàng, mà là “tiền hậu tín dụng” – một dạng tiền tệ kỹ thuật số mang tính mạng lưới, được điều phối bởi thông tin và thuật toán thay vì vàng hay tín dụng truyền thống.

Liệu vàng có thể trở lại “ngai vàng” tiền tệ?
Đồng tiền của tương lai sẽ không phải là vàng, mà là “tiền hậu tín dụng”

Vàng và triển vọng ở các nền kinh tế đang phát triển

Tuy vậy, vàng vẫn có thể đóng vai trò đặc biệt tại một số nền kinh tế đang phát triển, nơi hệ thống tài chính còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố truyền thống và thường xuyên đối mặt với lạm phát cao. Trong các môi trường như vậy, vàng với tính ổn định tương đối, đôi khi lại phù hợp hơn so với các công cụ tiền tệ hiện đại, vốn đòi hỏi hệ thống tín dụng phức tạp và lòng tin cao vào ngân hàng trung ương.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giả thuyết mang tính học thuật, khi mà hầu hết các quốc gia đang phát triển vẫn phụ thuộc sâu sắc vào hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu. Dù vậy, một số quốc gia đã bắt đầu xem xét nghiêm túc việc tích hợp vàng vào chính sách tiền tệ như một kênh bảo hiểm trong thời kỳ biến động.

Trong một kịch bản giả định, ví dụ như sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu, khả năng quay lại sử dụng vàng như một loại tiền tệ không thể bị loại trừ. Nhưng điều đó không khẳng định rằng vàng sẽ hoặc nên là “tiền tệ thực sự” trong bối cảnh hiện tại.

Sự bất ổn đang trở thành “bình thường mới” trên toàn cầu. Điều này có thể khiến nhân loại quay về với những công cụ xưa cũ, không chỉ trong lĩnh vực tiền tệ. Thế nhưng, để vàng một lần nữa ngồi trên ngai vàng tiền tệ, điều đó sẽ không chỉ đòi hỏi khủng hoảng, mà còn là một sự đảo ngược hoàn toàn trong cách vận hành của nền kinh tế toàn cầu.

Quỹ đầu cơ Trung Quốc “bắt đáy” tháng 4, lợi nhuận 10 năm gần 1.500% Quỹ đầu cơ Trung Quốc “bắt đáy” tháng 4, lợi nhuận 10 năm gần 1.500%
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ tăng gấp đôi thuế nhôm và thép Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ tăng gấp đôi thuế nhôm và thép
Đồng USD hướng đến tháng giảm giá thứ năm liên tiếp Đồng USD hướng đến tháng giảm giá thứ năm liên tiếp
Tin bài khác
Đồng USD phục hồi khi kinh tế Mỹ vững vàng, dù thuế quan leo thang

Đồng USD phục hồi khi kinh tế Mỹ vững vàng, dù thuế quan leo thang

Đồng USD lấy lại đà phục hồi mạnh nhờ dữ liệu kinh tế Mỹ tích cực, làm giảm kỳ vọng cắt giảm lãi suất từ Fed, bất chấp căng thẳng thuế quan vẫn tiếp tục leo thang từ phía Washington.
Liệu “đặc quyền thái quá” của đồng USD đang đi đến hồi kết?

Liệu “đặc quyền thái quá” của đồng USD đang đi đến hồi kết?

Chiến lược thương mại và tiền tệ của chính quyền ông Donald Trump làm dấy lên một câu hỏi lớn: Liệu đồng USD có đang đánh mất vị thế đặc quyền toàn cầu, vốn từng mang lại lợi ích to lớn cho nước Mỹ?
Hơn 131.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn nửa cuối năm 2025

Hơn 131.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn nửa cuối năm 2025

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn cao điểm với áp lực đáo hạn lớn trong 6 tháng cuối năm.
Trái phiếu chính phủ “nóng” trở lại: Thị trường thứ cấp sôi động, lợi suất bật tăng

Trái phiếu chính phủ “nóng” trở lại: Thị trường thứ cấp sôi động, lợi suất bật tăng

Thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam đang chứng kiến sự sôi động trở lại cả ở thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong tháng 6/2025, khối lượng huy động qua đấu thầu tăng gần 69%, trong khi thanh khoản thứ cấp đạt mức cao nhất từ đầu năm, cho thấy tín hiệu dòng tiền đang quay lại với công cụ tài chính an toàn này.
Vì sao VND đi ngược xu hướng phục hồi của nhiều đồng tiền?

Vì sao VND đi ngược xu hướng phục hồi của nhiều đồng tiền?

Dù nhiều đồng tiền châu Á đã phục hồi, VND vẫn ghi nhận mức mất giá khoảng 2,7 - 2,8% so với USD. NHNN điều hành chính sách “đa mục tiêu” linh hoạt, kịp thời và đồng bộ để duy trì niềm tin thị trường và giữ vững ổn định vĩ mô dù VND đang chịu sức ép kép từ cả bên ngoài lẫn bên trong.
Đồng euro tăng giá mạnh nhờ sóng gió chính sách tại Mỹ

Đồng euro tăng giá mạnh nhờ sóng gió chính sách tại Mỹ

Bất ổn thương mại và tài khóa tại Mỹ đang tạo động lực mới cho đồng euro, khi giới đầu tư toàn cầu tìm đến đồng tiền chung châu Âu như một kênh dự trữ thay thế ổn định hơn.
Tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tập trung các lĩnh vực ưu tiên

Tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tập trung các lĩnh vực ưu tiên

Với những giải pháp đồng bộ, tăng trưởng tín dụng tích cực ngay từ đầu năm, cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2024. Đến ngày 30/6, tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh.
Đồng USD giằng co sau báo cáo dữ liệu việc làm Mỹ

Đồng USD giằng co sau báo cáo dữ liệu việc làm Mỹ

Thị trường tiền tệ ngày 3/7/2025 thể hiện sự thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ tháng 6, khi đồng USD giao dịch giằng co quanh đáy 3 năm và giới đầu tư theo dõi sát hạn áp thuế 9/7 của Washington.
Đồng USD rơi xuống đáy 3 năm khi ông Trump cân nhắc thay Chủ tịch Fed

Đồng USD rơi xuống đáy 3 năm khi ông Trump cân nhắc thay Chủ tịch Fed

Đồng USD giảm mạnh giữa lúc nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất Mỹ sẽ sớm hạ, sau thông tin Tổng thống Trump có thể công bố Chủ tịch mới của Fed ngay trong mùa thu năm nay.
Gói hỗ trợ lãi suất 2% có giúp doanh nghiệp xanh vượt khó?

Gói hỗ trợ lãi suất 2% có giúp doanh nghiệp xanh vượt khó?

Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho dự án xanh đang được kỳ vọng lớn. Liệu nó có khắc phục được vướng mắc cũ, thực sự giúp doanh nghiệp chuyển đổi bền vững?
Lãi suất "đặc biệt" cho đại gia cuộc chơi ngân hàng phân hóa sâu sắc

Lãi suất "đặc biệt" cho đại gia cuộc chơi ngân hàng phân hóa sâu sắc

Lãi suất tiền gửi vượt 9% dành riêng cho khoản tiền cực lớn đang phơi bày sự phân hóa sâu sắc của thị trường, nơi "đại gia" hưởng ưu đãi hiếm có.
Vì sao tín dụng TP.HCM đạt mốc kỷ lục 5 tháng đầu năm?

Vì sao tín dụng TP.HCM đạt mốc kỷ lục 5 tháng đầu năm?

Tăng trưởng tín dụng TP.HCM 5 tháng đầu năm tăng vọt, gần gấp đôi cùng kỳ. Đâu là động lực chính giúp dòng vốn khơi thông, thúc đẩy kinh tế phục hồi và bứt phá?
Vai trò “trú ẩn an toàn” của đồng USD đang dần phai nhạt?

Vai trò “trú ẩn an toàn” của đồng USD đang dần phai nhạt?

Dù căng thẳng ở Trung Đông gia tăng, đồng USD không còn phản ứng mạnh như trước. Giới đầu tư đang đặt câu hỏi liệu vai trò “trú ẩn an toàn” của USD có đang dần phai nhạt?
Ngày không tiền mặt 2025: Lan tỏa lối sống số, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ngày không tiền mặt 2025: Lan tỏa lối sống số, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ngày 14/6, sự kiện khai mạc Ngày không tiền mặt 2025 và Hội thảo “Thanh toán không tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số” chính thức diễn ra tại TP.HCM, thu hút sự tham dự của hơn 300 lãnh đạo các bộ ngành, chuyên gia, doanh nghiệp. Đây là năm thứ 7 liên tiếp sự kiện được tổ chức, minh chứng cho tính cấp thiết và ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của hình thức thanh toán hiện đại này đối với tiến trình phát triển kinh tế số.
LOTTE Finance đổ thêm vốn, khẳng định vị thế tại Việt Nam

LOTTE Finance đổ thêm vốn, khẳng định vị thế tại Việt Nam

LOTTE Finance vừa tăng vốn điều lệ lên 4.912 tỷ đồng, khẳng định cam kết đầu tư dài hạn vào Việt Nam. Mở rộng mạnh mẽ các dịch vụ tài chính, củng cố vị thế.