Thứ ba 03/12/2024 00:32
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Kinh tế Việt Nam 2021: Sức bật từ nội lực và ngoại lực

03/02/2021 11:20
Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chịu tác động nặng nề từ Đại dịch Covid-19, Việt Nam đã chủ động và sẵn sàng chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để thúc đẩy đà tăng trưởng và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 5 năm 2021-2025.

Trải qua những thời khắc, những giai đoạn khó khăn khốc liệt nhất, toàn Đảng, toàn dân đã thấm đẫm giá trị của ý chí vươn lên, ý chí không chịu khuất phục trước những thử thách và sức mạnh của sự đồng lòng, chung sức đã làm nên những kỳ tích ấn tượng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong nước phân tích các yếu tố ngoại lực từ bối cảnh mang lại, chỉ ra những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải thích ứng và xoay chuyển nhằm đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới; những cơ hội và lợi thế cạnh tranh đến từ các Hiệp định FTAs thế hệ mới đã bắt đầu có hiệu lực.

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê:Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được năm 2020

Với những tiền đề có được từ năm 2020, có thể thấy một số điểm sáng của kinh tế nước ta như: công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là ngành sản xuất linh kiện điện tử với việc mở rộng quy mô sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngành xây dựng cũng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2020, với các dự án đường cao tốc đang được triển khai và sẽ hoàn thành trong năm 2021. Tận dụng được được lợi thế từ Hiệp định EVFTA, hoạt động xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc với các mặt hàng nông thủy sản quan trọng như tôm, trái cây, cà phê… cùng với các mặt hàng chủ lực dệt may và giày dép. Phát huy những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục là điểm sáng trong đóng góp vào tăng trưởng của nước ta.
Với quy mô dân số gần 97,6 triệu người và bằng các chính sách kích cầu đa dạng thì ngành dịch vụ như bán buôn, bán lẻ, ngân hàng, bảo hiểm cũng sẽ là điểm sáng của năm 2021. Ngoài ra, theo báo cáo về thương hiệu quốc gia năm 2020 do Brand Finance công bố, giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2020 tăng 29% (nhanh nhất thế giới), đạt mức 319 tỷ USD. Xếp hạng của Việt Nam cũng cải thiện từ thứ hạng 42 năm 2019 lên thứ hạng 33 năm 2020, theo đó hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài sẽ khởi sắc trong những năm tới.

Những giải pháp cần đặt ra để năm 2021 đạt được mục tiêu tăng trưởng là:

Ngày 11/11/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 124/2020/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2021; trong đó, nêu rõ tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 6%. Năm 2021 là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - hội giai đoạn 2021-2025, do đó, việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế do Quốc hội đề ra có ý nghĩa hết sức quan trọng, là tiền đề để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra, tôi cho rằng cùng với việc giữ ổn định môi trường phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn, thuận lợi cho đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo nền tảng quan trọng cho phát triển, trước tiên, Chính phủ cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời. Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế nhằm vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, Chính phủ cần ban hành và thực thi các giải pháp mang tính đột phá, tạo áp lực để các tổ chức kinh tế tiếp cận, ứng dụng công nghệ, từng bước nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng- Chuyên gia kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Tránh bẫy thương mại tự do khi tận dụng ưu đãi Hiệp định

Năm 2020 Việt Nam ký kết thành công 4 Hiệp định quan trọng bao gồm EVFTA, EVIPA, RCEP và UKVFTA cùng với 10 Hiệp định khác đã được ký kết nâng con số hiệp định được ký kết lên con số 14. Theo tôi, có một vài vấn đề đặt ra khi tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định:

Việc tận dụng ưu đãi của Hiệp định từ các doanh nghiệp mang tính chủ động, tích cực đặc biệt các doanh nghiệp đã có kiến thức, thống tin, quan hệ với các đối tác thuộc phạm vi tác động của Hiệp định. Những ưu đãi trong Hiệp định tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quan hệ lớn hơn với đối tác, khai thác lợi thế theo quy mô và phạm vi theo đó tăng doanh thu xuất- nhập khẩu. Nếu xuất khẩu doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh xuất khẩu nhiều hơn. Nếu nhập khẩu, quy mô nhập khẩu sẽ được gia tăng với giá cả thấp hơn, tiết kiệm chi phí doanh nghiệp. Do đó, cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược theo hướng tăng quy mô để tạo lợi thế quy mô, đầu từ vào tuẩn thủ cam kết và tiêu chuẩn cùng với đầu tư đổi mới sang tạo.

Các Hiệp định mới được ký kết tạo điều kiện để doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường một cách thuận lợi, giảm thiểu việc phụ thuộc quá lớn vào một thị trường có thể gặp rủi ro khi có biến động ngoài mong đợi. Những doanh nghiệp chưa có quan hệ từ trước phải đầu tư nhiều hơn để tìm kiếm đối tác, hình thành mạng lưới và kết nối chuỗi cung ứng. Vì vậy, cần tăng cường hỗ trợ thống tin và tư vấn kinh doanh, hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới để các doanh nghệp này coi trọng đầu tư phát triển quan hệ đối tác mới.

Các Hiệp định chỉ mới tập trung vào một số đối tác trong nền kinh tế toàn cầu với hơn 200 quốc gia và vũng lãnh thổ cho nên sự thuận lợi chưa phải là tối ưu. Sự tối ưu trong xuất- nhập khẩu chỉ đạt được khi tooàn thế giới là một thị trường thống nhất và duy nhất. Tất cả các quốc gia đều là thành viên của khu vực thương mại tự do toàn cầu thống nhất và duy nhất. Nếu các doanh nghiệp chỉ giới hạn tầm nhìn vào các đối tác thuộc các Hiệp định vừa được ký kết mà không đầu tư thỏa đáng vào đổi mới sang tạo, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, phát triển mô hình kinh doanh phù hợp có phạm vi toàn cầu thì dễ rơi vào bẫy tận dụng ưu đãi của thương mại tự do, có thể rơi vào trạng thái tụt hậu khi không bắt kịp tốc độ đổi mới sáng tạo nhanh chóng dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.

Mỗi Hiệp định có một loại ưu đãi mang tính đặc thù và khác với các ưu đãi từ các Hiệp định khác, cho nên bên việc tận dụng ưu đãi cũng khác nhau. Điều đó càng đòi hỏi cách tiếp cận ưu đãi phù hợp với từng loại ưu đãi của từng Hiệp định song nền tảng chung là coi trọng đổi mới sáng tạo, tận dụng tiến bộ công nghệ tiên tiến và liên tục đầu tư nghiên cứu và phát triển đề hoàn thiện mô hình kinh doanh, cập nhật công cụ và phương pháp quản lý, kết nối hiệu quả đối tác. Chẳng hạn, CPTPP chú trọng duy trì thương mại truyền thống, lấy sự bổ sung cơ cấu thương mại thông thường làm nền tảng cho nên khả năng tạo đột phá thương mại không cao. Hiệp định EVFTA kết hợp thương mại bổ sung và thay thế cục bộ, coi trong sự tuân thủ quy định để mở rộng quy mô. RCEP với sự dẫn dắt của Trung Quốc đang trên đà trở thành nước dẫn đầu kinh tế toàn cầu với công nghệ kỹ thuật số phát triển hàng đầu thế giới. Do đó, cần coi trọng đổi mới sáng tạo để tránh tình trạng không bị tụt hậu quá xa khi quá chú trọng tìm cách tận dụng ưu đãi của hiệp định hầu như đã được khai thác hết từ các hiệp định khác.

PGS,TS. Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương:3 kịch bản dự báo về thị trường bất động sản 2021

Năm 2021 thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều vận hội nhưng cũng nhiều thách thức. Chỉ có thể đảm bảo thị trường phát triển bền vững nếu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, lành mạnh thị trường và minh bạch, công khai, dự báo được các bên liên quan đồng thời biến động đại dịch Covid-19 theo hướng kiểm soát được và quan hệ kinh tế quốc tế ổn định. Có 3 kịch bản có thể tính đến, từ đó đưa ra các dự báo về thị trường bất động sản 2021:

Kịch bản tích cực: Kịch bản hết Covid-19 hoặc Covid-19 được kiểm soát trên diện rộng; phổ biến vắc xin trên diện rộng; các giao thương kinh tế được phục hồi rộng rãi. Khi đó, nền kinh tế sẽ quay trở lại trước Covid-19. Thậm chí tình hình còn khả quan hơn do mong muốn phục hồi. Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục phát triển. Thị trường bất động sản công nghiệp sẽ có bước phát triển mạnh. Thị trường bất động sản tài sản - tài chính sẽ phát triển mạnh. Cấp độ tài chính hóa của thị trường sẽ đi vào giai đoạn phát triển. Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ phục hồi, thậm chí phát triển mạnh bù lại cho năm 2020. Thị trường bất động sản nông nghiệp – đất nền sẽ phục hồi. Thị trường nhà ở sẽ có sự tăng giá. Tổng thể, thị trường bất động sản phát triển tích cực. Đây là kịch bản được mong đợi nhất nhưng khó xảy ra.

Kịch bản tự nhiên – Kịch bản ngoại suy, tiệm tiến: Việt Nam kiểm soát được Covid; vẫn chưa có văc xin trên diện rộng; vẫn phải đóng cửa với phần lớn giao lưu quốc tế; chỉ mở có kiểm soát với 1 số thị trường đối tác. Nền kinh tế sẽ cầm cự và đi ngang. Thậm chí có biểu hiện đi xuống. Thị trường bất động sản sẽ đi ngang về tổng thể, có xu hướng giảm. Các thị trường bộ phận chỉ có thị trường bất động sản công nghiệp có xu hướng đi lên, nhưng không mạnh. Thị trường bất động sản tài chính cũng có những giao dịch, tuy nhiên chậm. Thị trường nhà ở sẽ có chiều hương tăng giá nhẹ (tăng giá theo lạm phát). Thị trường nông nghiệp – quyền sử dụng đất chủ yếu đi ngang. Thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ đi xuống. Về tổng thể, thị trường bất động sản đi ngang, có dấu hiệu đi xuống. Đây là kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất.

Kịch bản tiêu cực: Chưa khống chế được Covid-19 biến chủng mới. Việt Nam, về cơ bản, vẫn chỉ mở cửa lại được với một vài nền kinh tế. Kinh tế sẽ chỉ tăng trưởng ở mức tối thiểu; khả năng tăng đầu tư nước ngoài không như mong muốn. Với kịch bản này, chỉ có thị trường bất động sản công nghiệp có tăng theo xu hướng. Các thị trường khác đi xuống, đặc biệt thị trường bất động sản du lịch, dịch vụ và nghỉ dưỡng. Nhìn tổng thể, với kịch bản này, thị trường trầm lắng và suy giảm. Đây là kịch bản ít người mong muốn nhất và cũng ít khả năng xảy ra nhất, nhưng vẫn có thể xảy ra.

Xét một cách tổng thể, kịch bản khả thi nhất cho năm 2021 là thị trường dần phục hồi và sẽ đi lên từ qúy II năm 2021.

TS. Nguyễn Ngọc Tuyến - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính): Tăng trưởng sẽ có mức cao hơn, cầu tiêu dùng tác động tới tăng CPI.

Năm 2021, dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn năm 2020 do nhiều nước sẽ sản xuất được vắc xin phòng bệnh và đây là yếu tố quan trọng cho kinh tế hồi phục và tăng trưởng trở lại. Giá cả trên thị trường thế giới tăng sẽ có tác động làm tăng chi phí đầu vào và đầu ra, tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng cao hơn. Cuối năm 2020, việc kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ và chủ động của Việt Nam đã tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi và tăng trưởng. Năm 2021, chắc chắn là tăng trưởng sẽ có mức cao hơn, cầu tiêu dùng tăng và điều đó sẽ tác động tới tăng CPI. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng, các yếu tố chi phí về cơ sở hạ tầng, đất đai, lao động, vật tư cần thiết sẽ tăng theo và điều đó cũng tác động tới tăng chi phí và tăng giá bán sản phẩm. Nhu cầu vốn cho phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh tăng, lãi suất ngân hàng tăng và giá sản phẩm cũng sẽ có xu hướng tăng. Đồng Việt Nam sẽ có xu hướng tăng giá so đô la Mỹ do các gói cứu trợ kinh tế của Mỹ cũng như nhiều nước có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam tiếp tục được thực hiện để phục hồi kinh tế và điều này có thể làm cho chi phí sản xuất ở Việt Nam tăng cao. Giá vàng, giá đất đai và bất động sản tuy không trực tiếp tác động tới Chỉ số giá tiêu dùng, song giá các loại tài sản này tăng cao hiện nay và có thể vẫn giữ mức cao trong năm 2021 có thể cũng là yếu tố tác động gián tiếp đẩy giá tiêu dùng tăng.

Theo tôi, có một số giải pháp về vấn đề chỉ số giá tiêu dùng cho năm 2021 là: Tiếp tục tăng cường công tác theo dõi và quản lý, điều hành giá, tránh để xảy ra những biến động bất thường, đặc biệt là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Cần có những giải pháp có hiệu quả kiểm soát để ổn định thị trường, giá cả vàng, giá bất động sản, đặc biệt là giá đất trên thị trường. Thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt và thận trọng. Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, giảm thất thoát, tiết kiệm và hiệu quả, giảm thâm hụt. Triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ cao, giảm chi phí, giảm giá bán sản phẩm.

PGS, TS. Hoàng Mạnh Cừ - Học viện Tài chính:Tác động của yếu tố giá cả đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản ở Việt Nam

Xuất khẩu thuỷ sản trong 10 năm qua ở nước ta đã phát triển theo chiều rộng và từng bước đi vào chiều sâu, tạo được vị trí và thế đứng trên thị trường nước ngoài. Khối lượng, sản lượng và kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu liên tục phát triển qua các năm. Trong năm tới, Chính phủ Việt Nam cần phối hợp với các tổ chức quốc tế trong nước và trên thế giới, triển khai các dự án hợp tác song phương, đa phương. Ký kết các Hiệp định thương mại, Hiệp định song phương, đa phương nhằm kêu gọi trợ giúp vốn, kỹ thuật để phát triển sản xuất thủy sản trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thủy sản cần phải coi trọng vai trò của thông tin về thịtrường đối với hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng mọi nguồn lực kể cả nhân lực và vật lực để thu thập, xử lý kịp thời những diễn biến về thị trường như giá cả, sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng,… Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng. Thông qua việc tham gia vào các hội chợ triển lãm, đặc biệt là hội chợ triển lãm mang tính quốc tế, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể học tập những điểm mạnh của các doanh nghiệp đến từ các nước khác. Đẩy nhanh việc áp dụng thương mại điện tử vào các hoạt động thương mại thủy sản, nhang chóng hỗ trợ các biện pháp về công nghệ và kỹ thuật để đưa thương mại điện tử trở thành một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua rào cản thương mại. Trên cơ sở hỗ trợ tín dụng của Nhà nước, các doanh nghiệp cần phải tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu của chương trình quản lý chất lượng.

Các Hiệp hội và các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu thủy sản như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cần phát huy vai trò của mình trong việc mở rộng thị trường, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về thị trường thủy sản thế giới cho các doanh nghiệp trong nước. Trong tương lai, cần thiết phải có văn phòng đại diện của VASEP tại các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ,… Liên tục cập nhật tình hình xuất khẩu thủy sản trong nước và quốc tế để tham mưu cho Chính phủ đưa ra những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

An Thảo

Tin bài khác
“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

Luật sư Nguyễn Thanh Hà cảnh báo việc áp thuế cao cho giao dịch nhà đất ngắn hạn có thể làm giảm tính thanh khoản và ảnh hưởng đến người bán cần giao dịch gấp.
Vingroup - Techcombank nghiên cứu khả thi đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Vingroup - Techcombank nghiên cứu khả thi đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Vingroup - Techcombank đang tiến hành nghiên cứu khả thi cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, để nâng cao kết nối giao thông giữa Đắk Nông và Bình Phước.
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KKT Dung Quất

Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KKT Dung Quất

Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt Quy hoạch đối với các phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất.
Bất động sản hàng hiệu: Tiềm năng và thách thức

Bất động sản hàng hiệu: Tiềm năng và thách thức

Thị trường bất động sản hàng hiệu mở rộng mạnh, đặc biệt tại Châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam là điểm sáng tiềm năng, nhưng cũng gặp nhiều thách thức.
Đề xuất đánh thuế bất động sản theo thời gian nhằm chặn đầu cơ có khả thi?

Đề xuất đánh thuế bất động sản theo thời gian nhằm chặn đầu cơ có khả thi?

Chuyên gia cho rằng, đề xuất đánh thuế mua bán bất động sản theo thời gian sở hữu không khả thi bởi khi đánh thuế phải tính thuế thu được bù đắp cho chi phí.
Định giá đất: Mối nguy hiểm kích nổ cuộc đua giá bất động sản

Định giá đất: Mối nguy hiểm kích nổ cuộc đua giá bất động sản

Tình trạng “tắc nghẽn” dự án do định giá đất sai lệch đang đẩy giá bất động sản tăng mạnh. Nếu không kịp thời điều chỉnh, giá nhà có thể tiếp tục leo thang.
Nhu cầu bất động sản logistics và thương mại điện tử tăng mạnh

Nhu cầu bất động sản logistics và thương mại điện tử tăng mạnh

Sự bùng nổ trong lĩnh vực thương mại điện tử và logistics thúc đẩy nhu cầu bất động sản, yêu cầu chính sách và đầu tư hạ tầng mạnh mẽ để đáp ứng xu hướng này.
Hà Nội muốn làm nhà hát "sóng nước" độc đáo sát Hồ Tây

Hà Nội muốn làm nhà hát "sóng nước" độc đáo sát Hồ Tây

Hà Nội sẽ xây dựng nhà hát độc đáo trên mặt nước Hồ Tây, với thiết kế lấy cảm hứng từ sóng nước. Dự án hứa hẹn trở thành biểu tượng mới của thủ đô.
Ngăn chặn bất động sản thổi giá - Cần tăng cường kiểm soát thị trường

Ngăn chặn bất động sản thổi giá - Cần tăng cường kiểm soát thị trường

Các tỉnh phía Nam đang mạnh tay kiểm soát bất động sản thổi giá, ngăn chặn đầu cơ, nhằm bảo vệ thị trường, duy trì ổn định và phát triển bền vững nền kinh tế.
Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, khó giảm trong tương lai

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, khó giảm trong tương lai

Dù có dấu hiệu ổn định, giá chung cư Hà Nội vẫn duy trì đà tăng mạnh. Nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu lớn khiến giá khó giảm, nhưng sẽ không còn tăng “nóng”.
Thuế bất động sản: Biện pháp mới để kiểm soát đầu cơ

Thuế bất động sản: Biện pháp mới để kiểm soát đầu cơ

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân theo thời gian sở hữu bất động sản, nhằm giảm đầu cơ và góp phần ổn định thị trường bất động sản.
Chuyên gia Savill:  Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Chuyên gia Savill: Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Theo bà Trịnh Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Savills Hà Nội, Tây Hồ Tây sẽ trở thành điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội nhờ lợi thế về tiện ích và các dự án.
Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án bất động sản vướng pháp lý, tránh "hình sự hóa" quan hệ kinh tế – dân sự và làm rõ “không hợp thức hóa vi phạm”.
Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nguồn cung nhà ở vừa túi tiền ngày càng thiếu hụt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Cần có các giải pháp can thiệp từ Chính phủ để giải quyết vấn đề này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.