Kiên Giang: Tăng cường ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng
- 17
- Vấn đề
- 08:39 03/02/2021
DNHN - Tỉnh Kiên Giang tăng cường các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long, nguy cơ ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh do giảm lượng xả nước từ hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Hoàng Văn Tuấn cho biết, tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm, đạt hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chủ động ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020 - 2021 vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh tăng cường theo dõi, cập nhật nhanh thông tin dự báo xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn của Trung ương để chủ động các giải pháp ứng phó kịp thời, bảo vệ sản xuất trên địa bàn tỉnh. Cơ quan chức năng tỉnh thường xuyên phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin để người dân, địa phương biết, chủ động đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất và đời sống dân sinh. Cùng với đó, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch đắp, gia cố 340 đập tạm để ngăn mặn, giữ ngọt, phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô 2020 - 2021 trên địa bàn, với tổng kinh phí hơn 33 tỷ đồng.

Tính đến đầu tháng 2, ngành chức năng đã đắp hơn 100 đập đất ở các vùng, khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn, thiếu nước cao, gồm các huyện: Giang Thành, Kiên Lương, An Minh, An Biên, Gò Quao. Qua đó, giúp bà con bảo vệ lúa vụ Đông Xuân, hoa màu, vườn cây ăn quả và phòng chống hạn mặn cho vụ Hè Thu 2021. Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang cũng vận hành hệ thống cống vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng ven biển An Biên - An Minh, đê bao vùng U Minh Thượng và đê bao Ô Môn - Xà No để phục vụ nguồn nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Đối với các vùng, khu vực trước nguy cơ tiếp tục xâm nhập mặn cao, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang phối hợp với các địa phương tiến hành đắp các đập còn lại để ngăn mặn, đảm bảo trữ đủ lượng nước ngọt sử dụng cho sản xuất trong mùa khô.
Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng khi hạn hán, xâm nhập mặn sâu vào nội địa TP Rạch Giá và các huyện Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên. Nếu xảy ra xâm nhập mặn sẽ đắp ngay các đập dự phòng để ngăn mặn, giữ ngọt.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 2/2021 có hai thời điểm xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là từ 8 - 16/02/2021 và 24 - 28/02/2021. Vùng các cửa sông Vàm Cỏ và ven biển Tây; trong đó có sông Cái Lớn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang xâm nhập mặn từ 50 - 55 km, tính từ cửa sông giáp biển.
Trần Hà
Bài liên quan
#đồng bằng sông Cửu Long

Công bố quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030
Bộ Chính trị đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021.

Giá lúa gạo ngày 27/5: Duy trì sự ổn định, tìm hướng đi mới cho lúa gạo Cà Mau
Giá lúa gạo ngày 27/5/2022 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Cà Mau tìm hướng đi mới cho ngành sản xuất lúa gạo.
Đọc thêm Vấn đề
Doanh nghiệp ngành thép cần tăng khả năng phòng vệ
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, thời gian tới, để xuất khẩu mặt hàng sắt thép ổn định, bền vững, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.
Mong ước cháy bỏng của người dân miền Tây
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm kinh tế, đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu cả nước. Nơi đây có dân số 17.367.169 người, đứng vị trí thứ 3 trong 6 vùng kinh tế – xã hội của quốc gia (cập nhật vào tháng 9/2021).
HĐND tỉnh Hòa Bình giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
Chiều 12/8, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh Nguyễn Thị Cẩm Phương dẫn đầu đoàn công tác HĐND tỉnh Hòa Bình tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực hiện các trình tự, thủ tục về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh tại Sở TN&MT.
Hà Tĩnh: Đã có 674 lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà
Với 375 lao động được hỗ trợ đợt này, tính đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh có 674 lao động thuộc 35 doanh nghiệp được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo Quyết định số 08/QĐ-TTg với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.
Hà Nội đã hỗ trợ gần 104 tỷ đồng tiền thuê nhà cho người lao động
Hiện nay các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội vẫn đang tiếp tục tăng cường tuyên truyền chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đến các chủ cơ sở thuê trọ.
Sẽ trình Bộ Chính trị dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam trong tháng 9
Tháng 9 tới đây cơ quan chức năng sẽ trình Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
4 địa phương tại Hà Tĩnh đã trình thẩm định các khu tái định cư dự án cao tốc Bắc - Nam
Trước khi trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch, các huyện, thị xã đã tổ chức họp lấy ý kiến người dân. Đại đa số người dân đều nhất trí, đồng tình cao với vị trí mà địa phương lựa chọn.
Nghệ An: Cắt giảm 78 tỷ đồng thông qua thẩm định 127 dự án, công trình
Nghệ An đã cắt giảm được 78 tỷ đồng thông qua thẩm định 127 dự án, công trình các loại, đạt tỷ lệ tiết kiệm 4,1%. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra nghiệm thu, một số công trình có tồn tại hạn chế đã được yêu cầu khắc phục…
Còn 24 dự án điện mặt trời đang triển khai dở dang
Bộ Công Thương đã báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét việc giữ lại quy hoạch điện mặt trời tới năm 2030 là 2.428MW của 24 dự án trên.
Thanh Hóa chỉ đạo khắc phục tình trạng dự án “treo”
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Công văn số 4358/VPCP-CN ngày 13/7/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc khắc phục tình trạng quy hoạch “treo” và dự án “treo”, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản số yêu cầu các đơn vị có liên quan khắc phục tình trạng trên.