Kiên Giang: Phát triển nuôi hải sản theo hướng bền vững
- 35
- Vấn đề
- 09:22 18/01/2021
DNHN - Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang phát triển nuôi hải sản biển theo hướng bền vững, tạo sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân.
Kiên Giang là một trong 28 tỉnh, thành phố trên cả nước có biển, với diện tích vùng biển 63.290km2, bờ biển dài 200km, hơn 143 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, 43 đảo có người dân sinh sống, Phú Quốc là đảo lớn nhất, với diện tích 593km2.
Biển Kiên Giang là một trong những ngư trường có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển thủy sản. Lĩnh vực kinh tế này ngày càng phát triển khá toàn diện, bền vững, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho biết, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đảm bảo môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển, hải đảo phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Qua đó, góp phần tích cực tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, tạo sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân.

Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang có 7.500 lồng nuôi biển, trong đó nuôi cá lồng truyền thống 4.700 lồng, nuôi cá lồng công nghệ cao 1.900 lồng, nuôi thủy sản khác 900 lồng.
Diện tích mặt nước nuôi lồng 7.000ha (nuôi trai ngọc 100ha), nuôi nhuyễn thể 24.000ha. Sản lượng nuôi biển đạt 113.530 tấn; trong đó, nuôi lồng bè 29.870 tấn, nuôi nhuyễn thể 83.660 tấn và ngọc trai 260.000 viên. Giá trị sản xuất đạt 7.546 tỷ đồng, thu hút lao động vào lĩnh vực nuôi biển 18.510 người.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, tỉnh phân vùng nuôi biển đối với vùng hải đảo bao gồm: Thành phố Phú Quốc, huyện đảo Kiên Hải và các xã đảo Tiên Hải (thành phố Hà Tiên), Sơn Hải và Hòn Nghệ (Kiên Lương).
Vùng này phát triển nuôi cá lồng bè như cá mú, cá bớp, cá chim vây vàng, cá chẽm… và nuôi thủy sản khác như tôm hùm xanh, tôm tít, ghẹ, trai ngọc… Vùng ven biển bao gồm thành phố Hà Tiên, các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, An Minh và An Biên, phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể như sò huyết, sò lông, hến biển, vẹm xanh, hàu…
Ngoài ra, tỉnh khai thác tiềm năng và sử dụng hợp lý, có hiệu quả mặt nước nuôi biển nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng quy mô, năng suất, sản lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, tỉnh thực hiện tái cơ cấu toàn diện khai thác hải sản, sắp xếp lại đội tàu theo hướng không tăng thêm số lượng, giảm dần tàu công suất nhỏ khai thác đánh bắt ven bờ. Kiên Giang xây dựng các đội tàu mạnh khai thác xa bờ và khai thác viễn dương theo chương trình hợp tác của Chính phủ, đi đôi với sắp xếp, cơ cấu lại nghề cá ven bờ; ngăn chặn, giảm thiểu, chấm dứt hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp; nghiêm cấm và xử lý nghiêm hoạt động khai thác mang tính tận diệt. Tỉnh tăng cường bảo vệ, tái sinh, phục hồi nguồn lợi hải sản gần bờ, đi đôi với thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân.
Bên cạnh đó, tỉnh phát triển nuôi biển thành lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ xuất khẩu, du lịch và tiêu thụ nội địa. Chuyển đổi các mô hình nuôi biển quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu sang nuôi biển công nghiệp, quy mô lớn với công nghệ hiện đại, phát triển bền vững.
Trần Hà
Bài liên quan
#thuỷ sản

Kiên Giang: Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển khai thác thủy sản
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phùng Đức Tiến đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2021. Tại điểm cầu Kiên Giang, ông Nguyễn Văn Dũng - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì.

Luân canh tôm - lúa bền vững ở Kiên Giang
Việc chuyển đổi đất trồng lúa ven biển kém hiệu quả sang mô hình luân canh tôm - lúa bền vững là chủ trương đúng đắn của tỉnh và đang phát huy hiệu quả cao.

Kiên Giang: Chú trọng khai thác, thúc đẩy nghề nuôi biển
Giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kiên Giang mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chống khai thác vi phạm IUU
Chiều 24/10, UBND tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4, BTL Vùng 5 Hải quân, Hải đoàn 28 Bộ đội Biên phòng và Chi cục Kiểm ngư Vùng 5 tổ chức ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện đợt cao điểm và bày tỏ quyết tâm trong công tác tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất, góp phần tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) theo mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Kiên Giang chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU vào cuối năm 2021
Ngày 7-9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố ven biển về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Đọc thêm Vấn đề
Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2022
Trong thời gian nửa cuối năm 2022, tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, ưu tiên nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng chiến lược, quy mô lớn, hạ tầng số, thích ứng với biến đổi khí hậu; gắn các nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn với mục tiêu trung và dài hạn là nâng cao năng suất, năng lực nội tại, tính tự chủ và cơ cấu lại nền kinh tế.
Bộ Tài chính tích cực chuyển đổi số
Trong Chiến lược tài chính đến năm 2030, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số đã được xác định là một trong các đột phá chiến lược trong chiến lược ngành Tài chính đến năm 2030.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Lạm phát ở Việt Nam chưa quá nóng
Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6.
Trình Quốc hội mức điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, sau khi được Thủ tướng thông qua, Bộ trưởng Tài chính đã có tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mức điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường.
Cục Đường thủy đề xuất giảm lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp
Để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp do giá xăng dầu tăng cao, đồng thời đảm bảo cơ cấu thu, chi NSNN từ nguồn thu phí được để lại và từ nguồn NSNN cấp bù chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị cảng vụ, Cục Đường thủy nội địa VN đề xuất phương án giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực GTVT đường thủy nội địa trong 6 tháng cuối năm 2022.
Khẩn trương xây dựng Chiến lược cải cách hệ thống thuế
Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, việc xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược phải hiệu quả, thiết thực, phù hợp thực tiễn mới có thể đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược.
HĐND tỉnh Hòa Bình: giám sát việc thực hiện các thủ tục về đất tại huyện Tân Lạc
Ngày 4/7/2022, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Cẩm Phương dẫn đầu đoàn công tác của HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực hiện các trình tự, thủ tục về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại huyện Tân Lạc.
Hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
Đến nay, dựa trên các tiêu chí mà các tổ chức xếp hạng yêu cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều tiêu chí cần có quyết tâm chung, sự phối hợp chặt chẽ từ các Bộ, ngành liên quan...
TP. Hà Nội nêu giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Theo số liệu từ UBND TP. Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho TP. Hà Nội là 51.582,9 tỷ đồng. Ước 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố giải ngân được 10.215 tỷ đồng, đạt khoảng 20% kế hoạch.
Thành lập Ban chỉ đạo triển khai gói phục hồi và phát triển kinh tế
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.