Thứ năm 12/12/2024 02:56
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Kịch bản nào cho GDP của Việt Nam năm 2022?

17/12/2021 15:41
Ngày 12-11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế – xã hội năm 2022, với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 là 6-6,5%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4%. Việc dự báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã và đang được nhiều

Tuy vậy công chúng hầu như không thể tham khảo được khung mô hình cũng như dữ liệu được sử dụng trong các dự báo, đặc biệt là các dự báo có đề cập đến các kịch bản.

Mới đây, nhóm tác giả là TS. Lê Nguyễn Minh Phương, GS. Lê Văn Cường, và TS. Võ Đình Trí đã giới thiệu một nghiên cứu nhằm thử dự báo tăng trưởng của GDP Việt Nam trong năm 2022 với các kịch bản khác nhau.

Ảnh minh họa
Tiểu thương tại chợ Bến Thành. Ảnh: Lê Vũ.

Nghiên cứu này được dựa trên một mô hình kinh tế vĩ mô nhỏ năm 2018 của nhóm nhằm dự báo GDP của Việt Nam năm 2019. Động lực của nhóm khi lấy lại mô hình này làm cho năm 2022 là vì kết quả nghiên cứu của nhóm khi đó không khác nhiều với kết quả thực tế công bố năm 2019, và nhóm tác giả tin rằng khi kinh tế Việt Nam hồi phục trở lại, cấu trúc của nền kinh tế cũng sẽ giữ những điểm quan trọng như trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Mô hình lý thuyết và các tham số ước lượng

Để xây dựng mô hình vĩ mô trong ngắn hạn, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình Neo-Keynesian, theo đó GDP được xác định bởi Cầu (demands) và bổ sung thêm Hàm giá vào mô hình Keynesian truyền thống. Ngoài ra, mô hình giả định chỉ có một loại hàng hóa được tiêu dùng, có đầu tư và xuất nhập khẩu.

Điểm xuất phát của mô hình là GDP (Y) là tổng của Tiêu dùng (C), Chi tiêu chính phủ (G), Đầu tư (I) và Xuất nhập khẩu ròng (X-M). Mô hình được biểu diễn như sau: C + G + I + X = Y + M. Tiếp theo đó, nhóm tác giả đã xác định được các hàm như Tiêu dùng, Đầu Tư, Xuất khẩu, Nhập khẩu, và Giá với các biến số của hàm cũng như điều kiện.

Cụ thể, hàm Tiêu dùng cho thấy tiêu dùng năm nay phụ thuộc vào tiêu dùng năm trước thông qua một hệ số, và cũng phụ thuộc vào thu nhập, giá, lãi suất. Hàm Đầu tư thì phụ thuộc vào nhu cầu, mà ở đây là Y trong nước, và tỷ lệ giữa chi phí vốn với tiền lương (r/w). Hàm Nhập khẩu thì phụ thuộc vào nhu cầu trong nước (Ytrong nước), tỷ lệ giữa giá thế giới với giá trong nước và hàm Xuất khẩu thì phụ thuộc vào nhu cầu của thế giới (Ythế giới), tỷ lệ giá thế giới với giá trong nước. Và cuối cùng, một hàm khá quan trọng là Giá, cũng được biểu diễn hay phụ thuộc vào nhu cầu trong nước (Y).

Nếu dự báo tăng trưởng của GDP và lạm phát thế giới không có nhiều sai lệch giữa các nền kinh tế lớn, các tổ chức uy tín… thì Việt Nam có thể điều chỉnh thông qua thay đổi tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ để có thể tác động đến tăng trưởng GDP.

Với dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) tính theo đơn vị đô la Mỹ (USD) và giá cố định năm 2010, nhóm tác giả dùng phương pháp ước lượng OLS và đã tính được các tham số cần thiết của từng hàm như đã trình bày ở trên.

Một số kết quả đáng chú ý là tiêu dùng phụ thuộc nhiều vào tiêu dùng năm trước với hệ số tương quan là 0,55, còn hệ số tương quan với Y là 0,38. Hàm đầu tư cũng cho thấy đầu tư phụ thuộc nhiều vào Y, với hệ số tương quan là 0,385. Còn hàm xuất khẩu thì phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu thế giới khi hệ số tương quan là 5,39.

Ở góc độ nhập khẩu thì M phụ thuộc vào Y trong nước với hệ số là 2,6 và tỷ lệ giữa giá quốc tế với giá trong nước. Điều rất đặc biệt là hàm nhập khẩu có tính chất Giffen, tức giá quốc tế tăng cao hơn giá trong nước nhưng vẫn phải nhập khẩu. Điều này có thể giải thích là Việt Nam phải nhập nguyên, vật liệu trung gian cho xuất khẩu, và có thể một bộ phận dân chúng trong nước ưa chuộng hàng hóa nước ngoài.

Cuối cùng, chỉ số giá hay lạm phát có hệ số tương quan khá sát với tăng trưởng GDP, ở gần mức 0,5. Ví dụ như GDP tăng 6% thì lạm phát tăng khoảng 3%.

Các kịch bản cho tăng trưởng GDP năm 2022

Để tiếp nối chuỗi dữ liệu đã có từ trước, nhóm tác giả đã bổ sung cho các năm từ năm 2019-2021. Tuy nhiên có một vấn đề phát sinh khi một số dữ liệu từ WB đã tính theo giá cố định năm 2015. Và do đó, nhóm tác giả đã thực hiện quy đổi về giá cố định 2010 để có sự thống nhất. Ngoài ra, trong việc ước lượng các kịch bản, có một giả định mới là tỷ lệ chi tiêu (C/Y) của năm 2021 chỉ bằng 0,9 lần tỷ lệ chi tiêu năm 2020 do dịch Covid-19 và tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam là 3% như dự báo ban đầu của Tổng cục Thống kê.

Với các tham số ước lượng được dựa trên khung mô hình lý thuyết, một số giả định đầu vào được đưa ra, và từ đó có thể biết được các kịch bản tăng trưởng GDP và lạm phát trong năm 2022 của Việt Nam.

Các yếu tố đầu vào có thể điều chỉnh của mô hình dự báo ngắn hạn là tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ trên GDP (G/Y), tăng trưởng của GDP thế giới, lạm phát của thế giới và lãi suất danh nghĩa của Việt Nam. Trong số này, ba biến số có thể có thay đổi là tăng trưởng và lạm phát của thế giới, và một biến số mà Chính phủ có thể kiểm soát là tỷ lệ G/Y.

Trong bốn kịch bản được tính toán ở trên, nhiều khả năng sẽ rơi vào kịch bản 2 hoặc 3. Tuy nhiên, nếu dự báo tăng trưởng của GDP và lạm phát thế giới không có nhiều sai lệch giữa các nền kinh tế lớn, các tổ chức uy tín như IMF, WB, OECD thì Việt Nam có thể điều chỉnh thông qua thay đổi tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ để có thể tác động đến tăng trưởng GDP.

Một đóng góp quan trọng của mô hình dự báo ngắn hạn này là khả năng đưa ra các kịch bản khác nhau khi thay đổi một hay cùng lúc một số yếu tố đầu vào chứ không như các phương pháp dự báo dựa vào xu hướng. Tuy vậy nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như số lượng quan sát chưa đủ lớn, mô hình được xây dựng tổng thể chứ chưa tính được cho cụ thể một số ngành quan trọng, mặc dù việc này có thể làm được nhưng tốn kém và cần nhiều số liệu, cũng như một số biến cần độ chuẩn xác hơn như vốn (capital stock) và tiền lương (wages).

Với việc đưa ra các kịch bản khác nhau dựa theo các biến động khách quan từ bên ngoài, và chủ quan như chính sách lãi suất, chi tiêu của Chính phủ, nhóm tác giả hy vọng có thêm một nguồn tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách. Việc nhanh chóng có được các kịch bản cũng sẽ xác định được ưu tiên một ngành nào đó như thế nào khi cân nhắc tỷ trọng của ngành trong GDP, nhịp độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua, và hiệu quả của ngành khi tính theo ICOR.

Lê Nguyễn Minh Phương - Lê Văn Cường - Võ Đình Trí

Tin bài khác
Sắp diễn ra VREF 2025: Thị trường Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Sắp diễn ra VREF 2025: Thị trường Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang trải qua một thời khắc đặc biệt, nơi những khó khăn được nhìn nhận là cơ hội, và những thách thức trở thành động lực cho sự chuyển mình mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Bất động sản Việt Nam (VREF 2025) được tổ chức vào ngày 27/12/2024 tại Hà Nội, sẽ là sự kiện tâm điểm thu hút sự quan tâm của toàn ngành.
Phía Nam Hà Nội: Tâm điểm mới của thị trường căn hộ

Phía Nam Hà Nội: Tâm điểm mới của thị trường căn hộ

Khu vực phía Nam Hà Nội đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư và người mua, nhờ tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ từ quy hoạch và hạ tầng đô thị.
TP.Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân chuyển mình ấn tượng trong phát triển kinh tế và đô thị

TP.Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân chuyển mình ấn tượng trong phát triển kinh tế và đô thị

Trong bối cảnh TP.HCM đang không ngừng phát triển, quận Bình Tân nổi lên như một điểm sáng trong công cuộc phát triển kinh tế và đô thị hóa.
Bình Dương: Người lao động vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội

Bình Dương: Người lao động vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội

Để giải bài toán chỗ ở cho lao động, tỉnh Bình Dương cần có các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn, từ việc giảm giá thuê nhà ở xã hội, cung cấp ưu đãi vay vốn mua nhà.
Cách chuyển đất nông nghiệp thành đất ở theo quy định mới

Cách chuyển đất nông nghiệp thành đất ở theo quy định mới

Để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở giúp gia tăng giá trị tài sản. Người dân có thể tách thửa đất nông nghiệp, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, rồi sau đó làm đơn xin chuyển sang đất ở theo Luật Đất đai 2024.
Bình Thuận chuyển mình tích cực trong quy hoạch và sử dụng đất

Bình Thuận chuyển mình tích cực trong quy hoạch và sử dụng đất

Theo số liệu thống kê mới nhất, tỉnh Bình Thuận đang cho thấy những bước chuyển mình tích cực trong việc quy hoạch và sử dụng đất.
Cần cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội cho thuê

Cần cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội cho thuê

Theo Th.S Nguyễn Anh Quân - Viện trưởng IVES, đã đến lúc Việt Nam cần phải nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp để phát triển NOXH cho thuê, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cho những đối tượng có thu nhập thấp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thị trường bất động sản Hà Nội đang "tăng nhiệt" dịp cuối năm 2024

Thị trường bất động sản Hà Nội đang "tăng nhiệt" dịp cuối năm 2024

Thị trường bất động sản Hà Nội bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ với nguồn cung và giao dịch tăng đột biến, đánh dấu chu kỳ mới đầy triển vọng.
Hà Nội: Cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ là nhiệm vụ cấp bách

Hà Nội: Cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ là nhiệm vụ cấp bách

UBND TP Hà Nội nhận định rằng việc cải tạo và xây dựng lại các chung cư cũ không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn là nhiệm vụ chiến lược trong hành trình xây dựng một Hà Nội hiện đại, văn minh.
Quy hoạch đất đai trong chiến lược phát triển du lịch Bình Thuận

Quy hoạch đất đai trong chiến lược phát triển du lịch Bình Thuận

Quy hoạch đất đai là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch bền vững, đặc biệt đối với các tỉnh ven biển như Bình Thuận.
Hàng loạt dự án mới, nguồn cung nhà ở xã hội Hà Nội sẽ tăng trong năm tới

Hàng loạt dự án mới, nguồn cung nhà ở xã hội Hà Nội sẽ tăng trong năm tới

Hà Nội sẽ có thêm hàng chục nghìn căn hộ nhà ở xã hội trong vài năm tới nhờ các dự án lớn như Hạ Đình, Pháp Vân – Tứ Hiệp và các khu vực tại Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh.
“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

Liên quan đến đề xuất đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu, Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng, nếu việc áp thuế cao với các giao dịch ngắn hạn có thể làm giảm tính thanh khoản của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh những người cần bán gấp có thể chịu thiệt thòi.
Vingroup - Techcombank nghiên cứu khả thi đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Vingroup - Techcombank nghiên cứu khả thi đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Vingroup - Techcombank đang tiến hành nghiên cứu khả thi cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, hứa hẹn nâng cao kết nối giao thông giữa Đắk Nông và Bình Phước.
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KKT Dung Quất

Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KKT Dung Quất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền vừa chủ trì họp với lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND huyện Bình Sơn để cho ý kiến đối với các Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất.
Thuế nhà đất theo năm sở hữu: Giải pháp hay rủi ro?

Thuế nhà đất theo năm sở hữu: Giải pháp hay rủi ro?

Chính sách đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu có thể giảm đầu cơ nhưng liệu có hạ được giá nhà đất? Chuyên gia đưa ra những ý kiến trái chiều.