Thứ tư 23/04/2025 21:10
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo: Chìa khóa để kinh tế tư nhân bứt phá

21/03/2025 21:58
Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa để kinh tế tư nhân bứt phá, nhưng điều kiện tiên quyết là phải “cởi trói” các chính sách hiện hành.

Kinh tế tư nhân hiện đóng góp hơn 40% GDP, tạo ra hàng triệu việc làm và chiếm khoảng 30% ngân sách nhà nước thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng thu ngân sách từ khu vực này đạt hơn 15% mỗi năm, vượt xa khu vực doanh nghiệp nhà nước và gấp đôi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Tuy nhiên, tiềm năng của kinh tế tư nhân vẫn còn rất lớn và chưa được khai thác hết. Với đội ngũ lao động trẻ, năng động, khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại như Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), Fintech và các nền tảng số hóa, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tạo ra những doanh nghiệp “kỳ lân” – các công ty khởi nghiệp đạt giá trị tỷ đô nếu được hỗ trợ đúng cách.

Tại Hội thảo “Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam” diễn ra chiều nay, ngày 21/3/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia, Chủ tịch Quỹ Khởi nghiệp quốc gia - VNSIF nhấn mạnh rằng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa để kinh tế tư nhân bứt phá, nhưng điều kiện tiên quyết là phải “cởi trói” các chính sách hiện hành.

 ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia, Chủ tịch Quỹ Khởi nghiệp quốc gia - VNSIF
Ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia, Chủ tịch Quỹ Khởi nghiệp quốc gia - VNSIF

Những rào cản kìm hãm sự phát triển

Dù có nhiều đóng góp nổi bật, kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với không ít thách thức. Một trong những rào cản lớn nhất là hệ thống chính sách chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, Nghị định 38/2018 về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được ban hành từ lâu, nhưng sau 7 năm triển khai, tổng nguồn lực huy động chỉ đạt vài trăm tỷ đồng - con số quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế và nguồn lực xã hội. Điều này cho thấy cơ chế hỗ trợ hiện tại chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ khu vực tư nhân, kiều bào và nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, các thủ tục hành chính phức tạp, thiếu minh bạch và chồng chéo giữa các quy định pháp luật cũng là “gánh nặng” đối với doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Quang Huy, hiện nay nhiều người có năng lực và kinh nghiệm sẵn sàng tham gia khởi nghiệp nhưng họ thiếu sự đồng hành từ các cơ quan chức năng và chính sách hỗ trợ cụ thể. Trong khi đó, ngân sách nhà nước và các quỹ đầu tư từ địa phương, bộ ngành khó tham gia vào lĩnh vực khởi nghiệp do tính chất “mạo hiểm”, dẫn đến sự phụ thuộc lớn vào nguồn lực tư nhân vốn đang bị kìm hãm bởi các rào cản thể chế.

Một vấn đề khác là sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân. Phần lớn doanh nghiệp hiện nay có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, thiếu khả năng hợp tác để tạo ra chuỗi giá trị lớn hơn hoặc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này khiến kinh tế tư nhân chưa thể hình thành những “đầu tàu” dẫn dắt, như các tập đoàn lớn ở các nước phát triển.

Giải pháp đột phá - Huy động nguồn lực xã hội

Để tháo gỡ những rào cản trên, ông Nguyễn Quang Huy đề xuất một loạt giải pháp mang tính chiến lược. Trước hết, cần quán triệt tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo nhà nước đã chỉ đạo, sắp tới Nghị quyết về chiến lược, chính sách phát triển Kinh tế tư nhân vì Việt Nam thịnh vượng cần đưa vào nội dung này, đó là doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Cần tạo mọi điều kiện thuật lợi nhất, hỗ trợ cao nhất, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thành lập doanh nghiệp, cần sửa đổi và bổ sung các cơ chế chính sách mới, động bộ giữa các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có Nghị định 38/2028 và các thông tư, nghị định có liên quan theo hướng linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt nhất để tạo niềm tin, hy vọng của nhà đầu tư, huy động nguồn lực từ xã hội, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước, kiều bào và nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Huy gợi ý, xây dựng một quỹ đầu tư khởi nghiệp với cơ cấu đóng góp cụ thể: Nguồn lực xã hội, doanh nghiệp trong nước (tư nhân) góp khoảng 40%-50, khu vực FDI và kiều bào góp khoảng 20%-30% và nhà nước tham gia 30%. Nếu thực hiện thành công, mô hình này có thể huy động hàng chục tỷ USD, tạo nguồn vốn mạnh mẽ để thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Ông Huy cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh lớn nhờ đội ngũ lao động trẻ, tiếp cận công nghệ nhanh và khả năng hội nhập quốc tế sâu rộng. “Công nghệ của chúng ta không thua kém các nước. Với sự chung tay của khối doanh nghiệp trưởng thành cùng với doanh nghiệp khởi nghiệp, chúng ta có thể làm chủ công nghệ lõi và thu hút đầu tư nước ngoài,” ông Huy khẳng định. Để hiện thực hóa điều này, cần khuyến khích mỗi doanh nghiệp trích một phần lợi nhuận nhỏ để đầu tư vào khởi nghiệp và khoa học công nghệ, vào quỹ đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng văn hóa hợp tác, văn hoá kinh doanh.
Doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng văn hóa hợp tác, văn hoá kinh doanh.

Ngoài ra, ông Huy đề xuất, chia các đối tượng tham gia vào phát triển kinh tế tư vì Việt Nam thịnh vượng, có thể chia thành 10 nhóm, bao gồm thanh niên, sinh viên, phụ nữ, nông dân, nhà khoa học công nghệ, công nhân viên chức nghĩ hưu,… Mỗi nhóm này đều có tiềm năng trở thành lực lượng nòng cốt cho khởi nghiệp, đầu vào cho doanh nghiệp và kinh tế tư nhân phát triển mạnh nếu được hỗ trợ đúng cách. Ví dụ, thanh niên và sinh viên có thể mang đến sự sáng tạo, trong khi các nhà khoa học công nghệ có thể đóng góp những giải pháp đột phá. Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng này, cần có chính sách cụ thể cho từng nhóm và các chính sách đột phá về ưu đãi thuế, hỗ trợ vốn vay hoặc đào tạo kỹ năng khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp, phát triển thị trường. Ngân sách nhà nước nên hỗ trợ cụ thể vào các chương trình đào tạo kỹ năng, kỹ thuật, các chương trình thiết thực này.

Kinh tế tư nhân là đầu tàu tăng trưởng

Theo ông Nguyễn Quang Huy, nếu các rào cản chính sách được tháo gỡ, kinh tế tư nhân hoàn toàn có thể trở thành “đầu tàu” trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn 2045 nhân 100 năm thành lập nước chúng ta đạt được con số năm triệu doanh nghiệp là có thể đạt được. Điều này phù hợp với mục tiêu của Nghị quyết 45/NQ-CP, trong đó đặt kỳ vọng kinh tế tư nhân sẽ đóng góp 55% vào tăng trưởng kinh tế vào năm 2025.

Để đạt được mục tiêu này, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các tầng lớp xã hội. Nhà nước cần đóng vai trò kiến tạo, hoàn thiện khung pháp lý và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng. Doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng văn hóa hợp tác, văn hoá kinh doanh. Trong khi đó, cộng đồng xã hội, bao gồm kiều bào và các nhà đầu tư nước ngoài, có thể đóng góp nguồn lực tài chính và tri thức và “đại sứ bán hàng” để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững và tiếp cận thị trường quốc tế.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, việc “cởi trói” chính sách và huy động nguồn lực xã hội sẽ là chìa khóa để kinh tế tư nhân vươn mình, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn khẳng định vị thế trên trường quốc tế, góp phần hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Tin bài khác
Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Chính phủ vừa đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với xăng, kéo dài đến hết năm 2026.
Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Bất chấp biến động thuế quan toàn cầu, Việt Nam vẫn thu hút mạnh vốn ngoại với loạt dự án tỷ đô, khẳng định sức hấp dẫn vững vàng trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia đang được kỳ vọng là giải pháp đột phá giúp giải quyết bài toán nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp tại các đô thị lớn, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển bền vững.
Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế 46%, Việt Nam đang chủ động đẩy mạnh đàm phán FTA với nhiều đối tác mới, đồng thời triển khai loạt chính sách ứng phó để giữ vững mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên đã đề ra.
IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

Nhìn nhận bối cảnh hiện tại, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 sẽ giảm xuống còn 2,8% – mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19.
Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp mức 10%

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp mức 10%

Theo đề xuất, mức thuế giá trị gia tăng đối với hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10% sẽ được giảm xuống 8% nhưng vẫn còn một số lĩnh vực không nằm trong phạm vi điều chỉnh.
“Tinh hoa trái cây Việt”: Kết nối tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu

“Tinh hoa trái cây Việt”: Kết nối tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4 tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã chính thức khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với chủ đề “Tinh hoa trái cây Việt”.
8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chiến lược phòng, chống lãng phí

8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chiến lược phòng, chống lãng phí

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 22/4/2025, phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035.
Mở rộng gói tín dụng ưu đãi cho lâm sản, thủy sản, đồ gỗ ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ

Mở rộng gói tín dụng ưu đãi cho lâm sản, thủy sản, đồ gỗ ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngân hàng Nhà nước ưu tiên tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là đối tượng chịu tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Ủy ban Cạnh tranh khuyến nghị giảm thiểu rủi ro khi mua bán căn hộ chung cư

Ủy ban Cạnh tranh khuyến nghị giảm thiểu rủi ro khi mua bán căn hộ chung cư

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã đưa ra khuyến nghị: Người dân khi tham gia giao dịch mua bán căn hộ cần chủ động kiểm tra xem doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ đăng ký hợp đồng theo quy định hay chưa.
Việt Nam chủ động triển khai đối sách,  thích ứng kịp thời với thuế đối ứng với Hoa Kỳ

Việt Nam chủ động triển khai đối sách, thích ứng kịp thời với thuế đối ứng với Hoa Kỳ

Theo Thủ tướng, hàng hóa Việt Nam không cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa Hoa Kỳ và mối quan hệ thương mại song phương trong thời gian qua đã mang lại lợi ích rõ rệt cho cả hai bên.
Cần kịch bản ứng phó linh hoạt cho ngành nông lâm thủy sản

Cần kịch bản ứng phó linh hoạt cho ngành nông lâm thủy sản

Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa công bố ba kịch bản dự báo cùng loạt giải pháp ứng phó chiến lược cho ngành nông lâm thủy sản Việt Nam trong năm 2025.
Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc khẳng định việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia là có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và người trẻ dưới 35 tuổi có nhu cầu thuê, mua nhà ở phù hợp. Chính phủ thống nhất tên gọi chính thức của quỹ là "Quỹ phát triển nhà ở quốc gia".
Thu ngân sách trung ương ước đạt 39,9% dự toán

Thu ngân sách trung ương ước đạt 39,9% dự toán

Tính tới giữa tháng 4/2025, thu ngân sách trung ương đạt 407,2 nghìn tỷ đồng (đạt 39,9% dự toán), còn ngân sách địa phương đóng góp 394,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 41,7% dự toán).