Thứ năm 13/02/2025 04:05
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

'Khoảng lặng' vùng nguyên liệu nông sản

12/10/2020 00:00
Quy hoạch vùng nguyên liệu nông sản còn những “khoảng lặng” nếu nhìn vào tình trạng rớt giá, giải cứu như hiện nay. Việc kết nối doanh nghiệp với nông dân và nông dân kết nối với nhau, giải quyết bài toán chế biến ở vùng nguyên liệu lại được đặt ra.

Những dự báo mới đây cho thấy thị trường tiêu thế giới trong năm 2020 sẽ vẫn trong tình trạng cung vượt cầu ít nhất tới cuối năm. Và giá hồ tiêu có thể sẽ tiếp tục giảm, xuống khoảng 36.000 – 38.000 đồng/kg, thậm chí có thể chỉ 35.000 đồng/kg.

Trong khi đó, theo tính toán của Ủy ban Hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu Việt Nam ước tính vẫn cao nhất trong các nước sản xuất.

Ám ảnh vượt quy hoạch

Năm vừa rồi, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đạt 284.000 tấn, kim ngạch 715 triệu USD, tăng đến 23,4% về lượng nhưng giảm 5,7% về kim ngạch trong bối cảnh giá đổ dốc kéo dài triền miên trong vài năm trở lại đây, từ mức giá 250.000 đồng/kg vào năm 2016.

Nguyen-lieu-nong-san-8511-1583164034.jpg
Xuất khẩu gặp khó vì dịch Covid-19, trái cây tăng tiêu thụ thị trường nội địa

Điều đáng nói, thách thức lớn của ngành hồ tiêu Việt là vùng nguyên liệu hồ tiêu hiện đã vượt quy hoạch hơn 100.000 ha. 10 năm trước, nếu như diện tích hồ tiêu chỉ hơn 51.000 ha thì đến hết năm 2017 đã lên gần 152.000 ha, tăng hơn 100.000 ha, khiến cho nguồn cung dư thừa, hàng nghìn nông hộ trồng tiêu khánh kiệt vì giá tiêu chạm đáy.

Hoặc như cao su, tính từ đầu năm 2020 đến giữa tháng 2, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 132,62 nghìn tấn, trị giá 193,54 triệu USD, giảm 25,8% về lượng và giảm 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá cao su chạm đáy từ cách đây 2 năm ở mức 1.200 USD/tấn, rồi sau đó là quãng thời gian trồi sụt thất thường và được kỳ vọng hồi phục trong năm 2020 với khả năng tiêu thụ lớn ở thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, những nhận định mới đây cho thấy chuỗi sụt giảm có thể sẽ chưa dứt do chịu tác động chung từ dịch Covid-19.

Cũng như hồ tiêu, sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam thuộc tốp đầu thế giới, với thị phần 8,1%, trong khi thị trường cao su thế giới có xu hướng dư cung đến năm 2025. Từ diện tích 801.600 ha vào năm 2011, diện tích trồng cao su của Việt Nam đạt 965.000 ha vào năm 2018, vượt quy hoạch khoảng 165.000 ha.

Trong đó, diện tích cao su tiểu điền chiếm tới 53,2% tổng diện tích với hơn 265.000 hộ gia đình trồng cao su. Do người trồng và thu hoạch cao su nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chất lượng thiếu ổn định nên giá nguyên liệu cao su tiểu điền thường thấp hơn từ 1-1,5 triệu đồng/tấn so với giá cao su đại điền, bởi phải qua nhiều khâu trung gian thu gom.

Hay như tình hình “giải cứu” ở ngành hàng rau quả ở một số địa phương hiện nay khi gặp vấn đề từ thị trường Trung Quốc trước "sự cố" Covid-19, nhiều ý kiến cho rằng vùng nguyên liệu vượt quy hoạch là một trong những nguyên nhân.

Trong vấn đề liên kết giữa nông dân trong vùng nguyên liệu rau quả với doanh nghiệp (DN), ở góc độ giám đốc một HTX nông nghiệp ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đang làm cánh đồng lớn với một số loại trái cây (như sầu riêng, chôm chôm, bơ), bà Đặng Thị Thuý Nga bộc bạch: "Trước nỗi lo đầu ra bấp bênh, chúng tôi đang rất cần các nhà chế biến ngay tại vùng nguyên liệu, có thể là hợp tác, đầu tư hoặc hướng dẫn. Chẳng hạn như chế biến trái chôm chôm nước ép, đồ hộp trái, hệ thống sấy quả bơ…".

Giải bài toán chế biến

Như chia sẻ của bà Nga, không chỉ vùng nguyên liệu của HTX mà ngay cả của các huyện trong tỉnh Đồng Nai cũng đều đang rất lo lắng khi nguồn cung rau quả đang ra đại trà, nhưng lại không biết đầu ra sẽ đi về đâu nếu như tắt đầu ra từ Trung Quốc?

“Với một vùng nguyên liệu nông sản lớn như tỉnh Đồng Nai thì việc không có nhà máy chế biến lớn, nông dân chịu thiệt thòi rất nhiều. Nếu có được những nhà chế biến kết nối với chúng tôi thì nông dân sẽ rất mừng, bởi vì một khi hàng trái cây xuất đi không được vẫn còn chế biến để tiêu thụ sau”, bà Nga nói.

Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, Gs.Ts Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng hiện nay nguồn cung nông sản của Việt Nam đã có dấu hiệu vượt cầu. Trong khi lực lượng sản xuất của chúng ta phát triển thì quan hệ sản xuất vẫn chưa được chú trọng.

“Đó là quan hệ liên kết giữa các nhà sản xuất, các hộ nông dân với nhau hoặc là giữa các cơ sở thu mua chế biến với các nông dân vẫn còn đang rất lỏng lẻo. Vì vậy đã gây ra những hiện tượng như lúc nông dân có sản phẩm thì DN mua không kịp và có lúc thì DN lại thiếu sản phẩm”, ông Sơn nói.

Mặt khác, trong quy hoạch vùng nguyên liệu của Việt Nam vẫn còn có “khoảng lặng”. Bởi dù Nhà nước có quy hoạch hoặc các địa phương có quy hoạch, việc chấp hành quy hoạch của nông dân còn rất hạn chế và nông dân cho rằng “mình có đất thì trồng” mà ít quan tâm là trồng thì bán ở đâu và phải liên kết với nhau để tạo thành vùng hàng hoá lớn.

Cho nên trong thời gian tới, việc quan trọng nhất là phải hình thành được vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh. Điều này đã được thể hiện trong Luật Trồng trọt năm 2018 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2020 để hướng dẫn các địa phương hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung và có những chính sách hỗ trợ để hình thành các vùng này.

“Có như vậy mới tạo được điều kiện thuận lợi để kết nối DN với nông dân và nông dân kết nối với nhau, cũng giải quyết bài toán chế biến là vùng nguyên liệu, vùng sản xuất”, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ thêm.

Thế Vinh

Tin bài khác
Nghị quyết 25/NQ - CP: Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Nghị quyết 25/NQ - CP: Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025

Lần đầu tiên Chính phủ ban hành riêng một nghị quyết giao chỉ tiêu tăng trưởng đối với 12 ngành, lĩnh vực và 63 địa phương, cho thấy quyết tâm rất cao trong việc phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch Điện 8

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch Điện 8

Hội đồng thẩm định hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và sẽ chấm dứt hoạt động khi quá trình thẩm định hoàn tất, Điều chỉnh Quy hoạch Điện 8 được phê duyệt.
Mục tiêu tăng trưởng GDP 2025: Hướng đến tốc độ tăng trưởng bứt phá

Mục tiêu tăng trưởng GDP 2025: Hướng đến tốc độ tăng trưởng bứt phá

Theo đề án, mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần phải đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số.
Quan ngại căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Bộ Công Thương chủ động ứng phó

Quan ngại căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Bộ Công Thương chủ động ứng phó

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đề xuất Chính phủ tăng cường sự hiện diện của đại diện thương mại Việt Nam tại các thị trường quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động ngoại thương, bảo vệ lợi ích kinh tế và thương mại của doanh nghiệp Việt Nam.
Hàng trăm dự án Khu kinh tế Nghi Sơn chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

Hàng trăm dự án Khu kinh tế Nghi Sơn chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng

Trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện có 123 dự án đầu tư trực tiếp đang chậm tiến độ, nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng hoặc các thủ tục pháp lý về đầu tư...
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu sửa chữa nhanh các hư hỏng tại cao tốc Bắc – Nam

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu sửa chữa nhanh các hư hỏng tại cao tốc Bắc – Nam

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng trên cao tốc Bắc - Nam, bảo đảm an toàn giao thông và chất lượng công trình trong thời gian bảo hành.
Giảm bậc thuế thu nhập cá nhân: Đề xuất cải cách hợp lý

Giảm bậc thuế thu nhập cá nhân: Đề xuất cải cách hợp lý

Bộ Tài chính hướng tới giảm số bậc thuế thu nhập cá nhân và điều chỉnh ngưỡng thuế, giúp giảm gánh nặng cho người lao động và nâng cao công bằng thuế.
Hút đầu tư vào năng lượng tái tạo - thúc đẩy kinh tế xanh

Hút đầu tư vào năng lượng tái tạo - thúc đẩy kinh tế xanh

Ngoài thu hút vốn, chính sách sử dụng đất chủ động và kế hoạch triển khai toàn diện sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành năng lượng tái tạo.
Tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tạo cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ giúp Việt Nam kịp thời tận dụng, thu hút và huy động được các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ, thúc đẩy quá trình đầu tư tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi thị trường các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Chính sách đặc thù để thúc đẩy hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Chính sách đặc thù để thúc đẩy hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Cải tiến mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với tiến độ chậm. Các cơ chế đặc thù sẽ giúp rút ngắn quy trình và thu hút đầu tư.
Doanh nghiệp tư nhân cần làm gì để trở thành động lực dẫn dắt kinh tế năm 2025?

Doanh nghiệp tư nhân cần làm gì để trở thành động lực dẫn dắt kinh tế năm 2025?

Năm 2025 được kỳ vọng là năm bứt phá quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt trên 8%. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như tiềm năng và nguồn lực chưa được khai thác hiệu quả, tư duy kinh doanh ngắn hạn, và những điểm nghẽn về thể chế pháp luật. Để vượt qua các rào cản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 6 định hướng chiến lược, trong đó xác định thể chế là yếu tố đột phá then chốt, đồng thời kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là khối tư nhân, phát huy vai trò đầu tàu trong việc thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo.
Khi Thủ tướng “gợi mở” cho doanh nghiệp trong các việc lớn của đất nước...

Khi Thủ tướng “gợi mở” cho doanh nghiệp trong các việc lớn của đất nước...

Trong các việc lớn của đất nước, doanh nghiệp có thể làm được gì thì đăng ký làm. Đó là “gợi mở” của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Phấn đấu hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trước năm 2032

Phấn đấu hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trước năm 2032

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 35/TB-VPCP ngày 7/2/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nhấn mạnh đây là dự án đặc biệt quan trọng quốc gia, với mục tiêu phấn đấu hoàn thành công tác đầu tư xây dựng trước ngày 31/12/2030, chậm nhất trước ngày 31/12/2031.
Nâng cấp Hiệp định ATIGA tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nâng cấp Hiệp định ATIGA tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, giải quyết các mối quan tâm về tính bền vững và tuần hoàn, cũng như thúc đẩy thương mại kỹ thuật số.
Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng lên 203.231 tỷ đồng

Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng lên 203.231 tỷ đồng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đã điều chỉnh tổng mức đầu tư, tiến độ và yêu cầu vốn. Chính phủ đề nghị áp dụng chính sách đặc thù để đảm bảo tiến độ.