
Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 tại Hà Nội
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 149/KH-UBND, thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm chuỗi cung ứng, sản xuất hữu cơ, truy xuất nguồn gốc, sản xuất thông minh. Đồng thời, đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng cho trên 2.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức, doanh nghiệp, trong đó, phấn đấu đào tạo được ít nhất 20 chuyên gia năng suất, chất lượng đạt tiêu chuẩn. Cùng với đó, hỗ trợ khoảng 1.500 doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng; có ít nhất 15 doanh nghiệp được hướng dẫn, hỗ trợ áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, trở thành mô hình điểm của thành phố; hỗ trợ tăng cường năng lực cho ít nhất 2 tổ chức đánh giá sự phù hợp đạt chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, trọng điểm của thành phố.

Ảnh minh họa. Nguồn: Thời báo Tài chính
Giai đoạn 2026-2030, thành phố sẽ đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về năng suất, chất lượng tăng ít nhất 50% số lượng người so với giai đoạn 2021-2025; đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho 40 chuyên gia năng suất, chất lượng, trong đó, có khoảng 10 chuyên gia được chứng nhận đạt trình độ khu vực và quốc tế. Số lượng các doanh nghiệp được thành phố hỗ trợ xây dựng, áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng giai đoạn này, tăng ít nhất 50% so với giai đoạn 2021-2025; có ít nhất 20 doanh nghiệp được hướng dẫn, hỗ trợ áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc.
Giai đoạn 2026-2030, thành phố sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực cho ít nhất 5 tổ chức đánh giá sự phù hợp đạt chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, trọng điểm của thành phố; trong đó, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và nâng cấp phòng thử nghiệm cho sản phẩm, hàng hóa trọng điểm, xuất khẩu chủ lực.
Kế hoạch cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã, các hiệp hội, hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện chương trình. Trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực, tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về hoạt động năng suất, chất lượng; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong kế hoạch.
PV
- Công nghệ AI sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến lĩnh vực tài chính trong 3 năm tới
- Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ rút kinh nghiệm việc tự tách cầu Sỏi khỏi dự án đã được phê duyệt
- Huawei vẫn có thể sử dụng chip của Qualcomm bất chấp hạn chế mới từ Mỹ
- Nafoods Group chốt phương án sở hữu 99,9% Thực phẩm Nghệ An
- Chính phủ ra quyết định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân
Cùng chuyên mục


Cần quy định mức thù lao tối thiểu đại lý bán lẻ xăng dầu

Bộ Tài chính lên kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Sẽ sửa đổi, bổ sung nghị định về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Giữ mức thuế chống bán phá giá với thép cán nguội Trung Quốc

“Cởi trói” cho chủ đầu tư chuyển nhượng dự án bất động sản: Chỉ cần thống nhất theo Luật Đầu tư
-
Mức giảm trừ gia cảnh đã quá lạc hậu và cần khẩn trương tháo gỡ
-
Chủ tịch VINASME: Trái phiếu doanh nghiệp là vấn đề cấp bách
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế