Thứ bảy 10/05/2025 04:36
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hướng dẫn các địa phương phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ truyền thống

30/07/2021 10:27
Hội nghị trực tuyến phổ biến, tập huấn Hướng dẫn Phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức sáng 29/7/2021 tại Hà Nội, theo hình thức trực tuyến, kết nối tới đầu cầu 63 tỉnh, thành phố.

Thực hiện giãn cách, bố trí vách ngăn; giảm số người làm việc tại các cửa hàng, gian hàng chợ truyền thống.(Ảnh Internet)

Chủ động trong công tác phòng chống dịch tại chợ

Theo ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), “Hướng dẫn Phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ” đã được Bộ Công Thương phối hợp xây dựng và Bộ Y tế ban hành (theo Công văn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế, sau đây gọi tắt là Công văn 5858). Ngay sau khi Bộ Y tế ban hành, Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh/thành phố để phổ biến, áp dụng (Công văn số 4353/BCT-TTTN ngày 22/7/2021).

“Hướng dẫn Phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ áp dụng đối với các địa phương hiện đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng cho các chợ (bao gồm cả chợ đầu mối và chợ bán lẻ); Hướng dẫn bao gồm các nội dung yêu cầu nhằm bảo đảm công tác phòng, dịch tại chợ đối với các tổ chức, cá nhân liên quan gồm: đơn vị quản lý chợ; hộ kinh doanh/người kinh doanh/người lao động, khách hàng mua bán tại chợ; Ủy ban nhân dân các cấp được phân cấp quản lý chợ. Hướng dẫn đã được xây dựng rất cụ thể, chi tiết”, ông Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Với vai trò quan trọng của chợ, đây là một hướng dẫn hết sức cần thiết giúp địa phương chủ động trong công tác phòng chống dịch tại chợ, nhằm vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch, vừa bảo đảm hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Tại Hội nghị, Đại diện Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg:

Đối với đơn vị quản lý chợ

1. Có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch (PCD)

2. Công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách công tác PCD.

3. Ký cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện, tuân thủ các quy định, khuyến cáo về PCD

4. Tổ chức mua hàng theo một chiều.

5. Cung cấp đầy đủ khẩu trang; yêu cầu khai báo y tế hàng ngày (mã QR điểm kiểm dịch/Bluezone/giấy); thực hiện 5k.

6. Đo thân nhiệt tại cửa chợ; bố trí biển báo quy định PCD; nước sát khuẩn tay; khu vực xếp hàng có kẻ vạch giãn cách; thu, kiểm soát và quản lý Thẻ vào chợ, kiểm soát mật độ người vào chợ

7. Bố trí phòng/khu vực cách ly theo quy định.

8. Bố trí khu vực giao nhận hàng hoá; khử khuẩn phương tiện giao nhận nếu cần thiết; hạn chế tiếp xúc giữa người giao và nhận hàng.

9. Không bố trí làm việc và yêu cầu không đi làm đối với người có một trong các triệu chứng: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu mọi người tự theo dõi sức khoẻ tại nhà và báo cho đơn vị quản lý, y tế khi có một trong cac triệu chứng nghi ngờ.

10. Tại các cửa hàng, gian hàng: Thực hiện giãn cách, bố trí vách ngăn; giảm số người làm việc.

11. Bố trí thùng đựng chất thải có nắp đậy; khu vực rửa tay, nhà vệ sinh có đủ nước sạch, xà phòng/dung dịch sát khuẩn tay.

12. Thực hiện vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn.

13. Yêu cầu hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện tuân thủ các qui định, hướng dẫn về PCD.

14. Giảm số lượng người tại chợ.

15. Xử trí khi có người có các triệu chứng.

16. Truyền thông về việc thực hiện các biện pháp PCD.

17. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm

Đối với hộ kinh doanh

1. Chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, tuân thủ việc sắp xếp bảo đảm khoảng cách, qui định về an toàn, vệ sinh thực phẩm.

2. Ký cam kết thực hiện tuân thủ các qui định, hướng dẫn về PCD và các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

3. Quản lý thông tin người lao động/làm việc, người bán hàng, yêu cầu thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1.

4. Đảm bảo các yêu cầu PCD: vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, thông thoáng, khoảng cách, có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi cần thiết

5. Thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu.

6. Nhắc nhở khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ khoảng cách.

7. Thường xuyên tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm.

8. Bản thân thực hiện các biện pháp PCD như hướng dẫn với người bán hàng.

Đối với khách hàng và người lao động

1. Không đến chợ nếu có một trong các triệu chứng hoặc đang trong thời gian cách ly.

2. Khai báo y tế hàng ngày. Thực hiện Thông điệp 5K

3. Thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng

4. Đảm bảo an toàn PCD khi di chuyển đến chợ và ngược lại.

5. Người lao động ký cam kết thực hiện, tuân thủ qui định, hướng dẫn PCD và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm

6. Khách hàng đi chợ theo đúng ngày được qui định và nộp Thẻ vào chợ tại cổng.

Đối với UBND các cấp

1. Sắp xếp, bố trí quầy hàng phù hợp, giảm số lượng khách trong cùng thời điểm, thực hiện 5K, hạn chế tiếp xúc gần.

2. Phân chia tần suất đi chợ của người dân trên địa bàn.

3. Bố trí cán bộ hướng dẫn người dân đảm bảo biện pháp PCD.

4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, phổ biến cho các đơn vị quản lý chợ về các yêu cầu, qui định PCD.

5. Tổ chức truyền thông về các yêu cầu, qui định PCD.

6. Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh định kỳ hàng tuần cho người lao động.

7. Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát.

Tiểu thương bán hàng ở chợ truyền thống làm vách ngăn bảo đảm điều kiện an toàn phòng chống dịch.( Ảnh Internet)

Linh hoạt áp dụng hướng dẫn tuỳ tình hình thực tế tại địa phương

Ông Hoàng Tiến Dũng – Phó Trưởng phòng Tư vấn ứng dụng CNTT (Trung tâm ứng dụng CNTT Y tế, Cục CNTT , Bộ Y tế) giới thiệu về Bản đồ chống dịch – An toàn COVID-19. Theo đó, mục tiêu của Bản đồ nhằm xây dựng bản đồ các địa điểm bảo đảm an toàn chống dịch bao gồm các trường học và bệnh viện, doanh nghiệp, cơ sở lao động, khách sạn .v.v. Bản đồ được công bố công khai với các cập nhật thời gian thực từ mỗi đơn vị; Cung cấp công cụ bảng kiểm và giao việc tại địa điểm theo các mẫu bảng kiểm được Bộ y tế quy định và các bảng kiểm mở rộng theo đặc thù của cơ sở, tạo thói quen và hành động cụ thể hàng ngày về bảo đảm chống dịch; Cung cấp công cụ giám sát tình hình bảo đảm an toàn chống dịch tới Ban chỉ đạo để kiểm soát và chỉ đạo việc thực hiện bảo đảm an toàn chống dịch trên phạm vi toàn quốc tại từng cơ sở; Có khả năng mở rộng cung cấp hệ thống trao đổi 2 chiều từ Ban chỉ đạo đến từng cơ sở.

Từ các điểm cầu trực tuyến, Đại diện các Phòng Quản lý thương mại của Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, Kon Tum, Bình Phước, Kiên Giang, Đồng Nai, Khánh Hoà, Nghệ An… quan tâm đến những hướng dẫn cụ thể trao đổi tại Hội nghị và Công văn 5858 về việc địa phương nào thực hiện theo các hướng dẫn tại Hội nghị hay chỉ những địa phương thực hiện theo Chỉ thị 16; đối với các trung tâm thương mại, siêu thị thì thực hiện thế nào; về kinh phí test nhanh của các hộ tiểu thương, kinh phí hoạt động của Ban quản lý chợ; việc thực hiện Bản đồ số phòng chống Covid; vấn đề truy vết F0, F1; vấn đề lưu thông, vận chuyển hàng hoá…

Phản hồi thông tin về các ý kiến tại Hội nghị, đại diện Bộ Y tế, Bộ Công Thương đã trao đổi, giải đáp các thắc mắc của các địa phương liên quan tới các quy định về phòng chống dịch tại chợ.

Ông Trần Anh Dũng – Trưởng phòng Quản lý Sức khoẻ môi trường và hoá chất (Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế) nhấn mạnh, hướng dẫn theo Công văn 5858 chỉ áp dụng tại các địa phương theo Chỉ thị 16. Đối với Thẻ đi chợ, tùy theo thực tế địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp 1 thẻ có thể đi nhiều chợ. Về kinh phí test nhanh, theo Công văn 5858, tùy theo địa phương để áp dụng. Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 thì áp dụng kinh phí nhà nước là phù hợp. Về vấn đề bố trí khu vực cách ly tạm thời, có thể bố trí khu vực bảo đảm giãn cách có khoảng cách tối thiểu trên 2m với các khu vực khác nhằm giảm tiếp xúc.

Đại diện Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), ông Hoàng Anh Tuấn đánh giá các ý kiến của địa phương rất chi tiết, cụ thể về vướng mắc địa phương đang gặp phải, đề nghị các Sở Công Thương các tỉnh trong quá trình triển khai nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công Thương (đầu mối là Vụ Thị trường trong nước) để tổng hợp, kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Ông Hoàng Anh Tuấn lưu ý, các địa phương thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành, cần lưu ý giải quyết vấn đề không cứng nhắc, cần có sự linh hoạt theo tình hình thực tế từng địa phương để công tác phòng chống dịch tại địa bàn nói chung, phòng chống dịch tại chợ nói riêng đáp ứng yêu cầu đặt ra trong bối cảnh diễn biến dịch phức tạp hiện nay.

PV

Tin bài khác
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới nhằm mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất từ năm 2025, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân và tổ chức phi lợi nhuận phục hồi sau dịch.
TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP.Tân Uyên đã hoàn tất điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, bảo đảm sự đồng bộ với quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Dương.
Chứng chỉ môi giới bất động sản:  Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Chứng chỉ môi giới bất động sản: Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Gần 90% môi giới bất động sản chưa có chứng chỉ hành nghề hợp lệ. Thể chế vướng mắc, kỳ thi chưa tổ chức, thị trường đứng trước nguy cơ thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.