HSBC: Lạm phát có thể vượt trần 4,5% trong quý II/2024

10:10 10/05/2024

Theo chuyên gia từ HSBC, lạm phát đang trở thành vấn đề nghiêm trọng khi lần đầu tiên trong hơn một năm rưỡi, lạm phát tăng đến gần mức trần 4,5% mà mục tiêu Quốc hội đề ra.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, lạm phát toàn phần đã tăng 0,1% so với tháng trước, đẩy lạm phát năm so với cùng kỳ lên 4,4%. Yếu tố chính thúc đẩy vẫn là giá dầu cao hơn và lạm phát thực phẩm tăng. Việc giá dầu tiếp tục tăng nhắc nhở về sự dễ bị ảnh hưởng của Việt Nam đối với biến động trên thị trường hàng hóa thế giới, trong khi lạm phát thực phẩm cho thấy ngay cả một nước xuất khẩu lương thực như Việt Nam cũng không tránh khỏi ảnh hưởng từ chi phí thực phẩm cao.

Những con số trên tương đương với những gì thị trường đã dự đoán. Tuy nhiên, theo chuyên gia từ HSBC, lạm phát đang trở thành vấn đề nghiêm trọng khi lần đầu tiên trong hơn một năm rưỡi, lạm phát tăng đến gần mức trần 4,5% mà mục tiêu Quốc hội đề ra.

Lạm phát có thể vượt trần 4,5% trong quý II/2024
Lạm phát có thể vượt trần 4,5% trong quý II/2024.

Trong bối cảnh áp lực lên đồng nội tệ của Việt Nam đang gia tăng, có những lo ngại liệu điều này có thúc đẩy Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất hay không. Tuy nhiên, bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của HSBC không cho rằng, khả năng này sẽ xảy ra.

"Hoàn cảnh hiện tại cho thấy rằng, lạm phát có thể vượt trần 4,5% trong quý II/2024 nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, trước khi có thể giảm xuống dưới 4% so với cùng kỳ năm trước trong quý III/2024." Chuyên gia từ HSBC cũng cho rằng, việc tăng lãi suất trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng còn yếu có thể không tốt cho sự phát triển kinh tế mới bắt đầu nở rộ. Đồng thời, đây cũng không phải là biện pháp đầu tiên để hỗ trợ cho đồng nội tệ.

Nhận định về tình hình vĩ mô tháng 4, chuyên gia từ HSBC đánh giá, Việt Nam tiếp tục chặng đường phục hồi không mấy bằng phẳng trong tháng 4, phần nào phản ánh mức độ bất ổn cao của môi trường toàn cầu. Điểm đáng khích lệ là xuất khẩu tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ nhóm hàng điện tử đã tăng 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, những rủi ro bên ngoài khiến tâm lý trong ngắn hạn trở nên tương đối cẩn trọng bất chấp lòng tin vào sự phục hồi mang tính chu kỳ trong chu kỳ thương mại toàn cầu đang gia tăng.

P.V (t/h)