Thứ tư 05/02/2025 19:47
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Hội nghị XTĐT tỉnh Hậu Giang: Thủ tướng mong muốn các nhà đầu tư cùng Hậu Giang biến tiềm lực thành nguồn lực!

17/07/2022 05:30
Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích về những yếu tố nền tảng để tỉnh Hậu Giang thu hút đầu tư. Thủ tướng bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư góp phần cùng Hậu Giang biến tiềm lực thành nguồn lực, biến khát vọng thành hành động...

Như Doanhnghiephoinhap.vn đã thông tin, sáng ngày 16/7, tại TP. Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022.

Cùng dự Hội nghị có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành, lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích về các yếu tố nền tảng để Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng thu hút đầu tư (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích về các yếu tố nền tảng để Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng thu hút đầu tư (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho Hậu Giang

Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm của hệ thống đường thủy nội địa sông Cửu Long, có tổng số 2.300km sông, rạch, nằm ở trung điểm của nhiều tuyến đường cao tốc, cách sân bay và cảng biển chỉ 30km từ ranh giới tỉnh. Những cơ sở hạ tầng giao thông này là chìa khóa cho hậu cần và sản xuất. 78.000ha đất trồng lúa chiếm một nửa diện tích của tỉnh, đóng vai trò then chốt trong an ninh lương thực quốc gia.

Những năm qua, Hậu Giang đã có những bước phát triển vượt bậc. Trong đó, tỷ trọng GRDP của ngành sản xuất công nghiệp năm 2015 chỉ đạt 18,12%, năm 2020 là 24,58%, năm 2025 dự kiến là 29,84%.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) lần này, tỉnh Hậu Giang giới thiệu với các nhà đầu tư về những lợi thế, tiềm năng và những dự án trọng điểm của tỉnh để có chiến lược đầu tư lâu dài.

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành chia sẻ với các nhà đầu tư về những lợi thế, tiềm năng và những dự án trọng điểm của tỉnh (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành chia sẻ với các nhà đầu tư về những lợi thế, tiềm năng và những dự án trọng điểm của tỉnh (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, UBND tỉnh Hậu Giang đã trao 12 chứng nhận quyết định chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư 18.959 tỷ đồng, tổng diện tích 290 ha; ký biên bản ghi nhớ với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn, mở ra cơ hội phát triển mới cho Hậu Giang; đồng thời tiếp nhận nhiều khoản tài trợ, ủng hộ của các nhà đầu tư dành cho công tác an sinh xã hội tại địa phương.

Đáng chú ý, dự án được ký biên bản ghi nhớ có quy mô lớn nhất có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6,2 tỷ USD trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch của Tập đoàn Him Lam.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ, đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung để tỉnh tiếp tục thu hút mạnh mẽ đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.

Ông Han Jae Jin - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam nhắc lại, các doanh nhân Hàn Quốc tại Việt Nam đã đóng góp hơn 10 triệu USD phòng, chống dịch COVID-19, cùng người dân Việt Nam vượt qua các khó khăn trong đại dịch; bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã không phân biệt đối xử trong việc chia sẻ khó khăn trên hành trình vượt qua đại dịch. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới, đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 quốc gia.

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Han Jae Jin cho biết: "Chính phủ Việt Nam một lần nữa đã cho thấy rõ ràng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tạo ra một môi trường đầu tư bình đẳng, công khai và minh bạch đối với các nhà đầu tư nước ngoài và cùng nhau chia sẻ những lợi ích và rủi ro".

"Thủ tướng Phạm Minh Chính đã từng đề cập rằng chính quyền địa phương không nên phụ thuộc vào chính quyền Trung ương mà nên vận dụng tốt tài nguyên đất đai, tài chính và nguồn nhân lực theo một chiến lược dài hạn một cách chủ động. Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính ở cấp chính quyền địa phương để tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, làm rõ trách nhiệm trong công việc, xây dựng chính quyền địa phương loại bỏ quan liêu và cải thiện môi trường kinh doanh", ông nói.

Do đó, ông Han Jae Jin tin rằng với cơ sở hạ tầng giao thông, cơ cấu nhân lực, những nỗ lực cải cách hành chính, Hậu Giang sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư và đạt được sự tăng trưởng kinh tế vượt trội thông qua kết hợp nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất.

Thủ tướng trao đổi với GS Võ Tòng Xuân tại hội nghị (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng trao đổi với GS Võ Tòng Xuân tại hội nghị (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Phân tích của các đại biểu cho thấy, tỉnh Hậu Giang hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi và có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển, như có vị trí địa kinh tế quan trọng; là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, trung tâm lúa gạo; có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, nguồn lực con người; những nỗ lực, giải pháp, cách làm thiết thực, hiệu quả của địa phương thời gian qua.

Thủ tướng mong muốn Hậu Giang không để tiềm lực ngủ quên, biến tiềm lực thành nguồn lực, thành của cải vật chất cân đong đo đếm được, biến khát vọng thành hành động thiết thực và hiệu quả; phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa, nguồn lực con người; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, không trông chờ, ỷ lại, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể, góp phần đưa Hậu Giang ngày càng phát triển, người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, đời sống tinh thần và vật chất ngày càng nâng lên.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính dành nhiều thời gian phân tích về những yếu tố nền tảng để Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng thu hút đầu tư, bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư góp phần cùng Hậu Giang biến tiềm lực thành nguồn lực, biến khát vọng thành hành động thiết thực, hiệu quả, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo để vươn lên.

Những yếu tố nền tảng để thu hút đầu tư

Tại Hội nghị, chia sẻ trước lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương cùng đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Người đứng đầu Chính phủ đã dành nhiều thời gian phân tích về các yếu tố nền tảng để Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng thu hút đầu tư.

UBND tỉnh Hậu Giang ký biên bản ghi nhớ đầu tư với tập đoàn Him Lam dự kiến khoảng 6,2 tỷ USD trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

UBND tỉnh Hậu Giang ký biên bản ghi nhớ đầu tư với tập đoàn Him Lam dự kiến khoảng 6,2 tỷ USD trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Trước tiên, Thủ tướng nhấn mạnh, là một dân tộc trải qua nhiều mất mát, hi sinh, chịu nhiều gian khổ, khó khăn vì chiến tranh nên Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, tôn trọng, quý mến bạn bè, đối tác quốc tế.

Nền tảng thứ hai là, Việt Nam đang tập trung xây dựng 3 trụ cột gồm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa quan liêu bao cấp, phát triển nền kinh tế đa thành phần, hội nhập quốc tế sâu rộng, tuân thủ theo quy luật thị trường, quy luật cung - cầu nhưng có sự can thiệp của Nhà nước khi cần thiết; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đó mọi người dân, mọi doanh nghiệp hoạt động theo luật pháp và được luật pháp bảo đảm quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình một cách tốt nhất; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tối đa năng lực của tất cả mọi người, tất cả doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam. Chỉ có phát huy dân chủ thì mọi người, mọi doanh nghiệp được phát biểu, tôn trọng và lắng nghe, phát huy tốt năng lực của mình cho sự phát triển của đất nước.

Để phát huy nền tảng này, Việt Nam lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực cho sự phát triển; phát huy tối đa yếu tố con người Việt Nam về trí tuệ, tài năng, phẩm chất, đạo đức và các năng lực khác; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội.

Tỉnh Hậu Giang và Tập đoàn FPT hợp tác ứng dụng số phục vụ người dân và doanh nghiệp (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Tỉnh Hậu Giang và Tập đoàn FPT hợp tác ứng dụng số phục vụ người dân và doanh nghiệp (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Nền tảng thứ ba là, Việt Nam kiên trì, kiên định, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh, an toàn, an dân.

Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy vì mục tiêu phát triển trên thế giới và khu vực và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; không chọn bên mà chọn công bằng, công lý, lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao, đủ sức chống chịu với những biến động bên ngoài, nhưng không tự cung, tự cấp mà chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá, thường xuyên. Đến nay, Việt Nam đã ký 15 hiệp định thương mại tự do với thị trường trên 60 nước, có những thị trường lớn nhất thế giới và ngày càng đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các chuỗi cung ứng.

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang trao giấy chứng nhận quyết định chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư tại hội nghị (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang trao giấy chứng nhận quyết định chủ trương đầu tư cho các nhà đầu tư tại hội nghị (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Theo Thủ tướng, thực tiễn qua hơn 35 năm đổi mới đã chứng tỏ đường lối nói trên là đúng đắn. Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Hiện, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các đột phá về thể chế, nhân lực và hạ tầng để thực hiện các mục tiêu phát triển đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Chính phủ, Thủ tướng sẵn sàng làm việc, chia sẻ và đối thoại với các đối tác

Thủ tướng nhấn mạnh, phải luôn luôn đổi mới tư duy và hành động để xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, công khai, minh bạch, bình đẳng, công bằng, đồng hành thực chất, hiệu quả với doanh nghiệp để giải quyết các khó khăn và hỗ trợ đúng quy định của pháp luật, dứt khoát không hợp thức hóa các sai phạm nhưng phải tìm giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, không "bỏ mặc" doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân.

Thủ tướng chúc mừng và mong muốn các nhà đầu tư đến với Hậu Giang với tình cảm, nghiêm túc, chân thành, trách nhiệm, tin cậy (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng chúc mừng và mong muốn các nhà đầu tư đến với Hậu Giang với tình cảm, nghiêm túc, chân thành, trách nhiệm, tin cậy (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Trên tinh thần khiêm tốn, cầu thị học hỏi, lắng nghe, Chính phủ, Thủ tướng sẵn sàng làm việc, chia sẻ, đối thoại với bất kỳ đối tác nào trên cơ sở chia sẻ rủi ro, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, Thủ tướng khẳng định.

Tỉnh Hậu Giang có sự hội tụ của nhiều yếu tố thuận lợi và có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển (có vị trí địa kinh tế quan trọng; được thiên nhiên ưu đãi, trung tâm lúa gạo; có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, nguồn lực con người; những nỗ lực, giải pháp, cách làm thiết thực, hiệu quả của địa phương thời gian qua. Thủ tướng mong muốn Hậu Giang không để tiềm lực ngủ quên, biến tiềm lực thành nguồn lực, thành của cải vật chất cân đong đo đếm được, biến khát vọng thành hành động thiết thực và hiệu quả; phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa, nguồn lực con người; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, không trông chờ, ỷ lại, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể, góp phần đưa Hậu Giang ngày càng phát triển, người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, đời sống tinh thần và vật chất ngày càng nâng lên.

Thủ tướng gợi mở một số lĩnh vực để các nhà đầu tư xem xét, cân nhắc, ưu tiên đầu tư vào Hậu Giang như đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển đô thị; chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển công nghiệp, nhất là năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp thực phẩm, đồng thời phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ; đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ, nhất là đầu tư phát triển du lịch, logistics, hạ tầng thương mại, công nghệ thông tin…

Chia sẻ tại Hội nghị, Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ mong muốn nhà đầu tư đến với Hậu Giang với tình cảm, nghiêm túc, chân thành, trách nhiệm, tin cậy, yêu quý mảnh đất, con người nơi đây, coi Hậu Giang là quê hương thứ hai, chia sẻ với người dân, với địa phương trên tinh thần "hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro", đề cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động, quan tâm công tác an sinh xã hội, cùng chăm lo đời sống người dân địa phương.

Thủ tướng đề nghị Hậu Giang cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục, tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Người dân đồng hành, chia sẻ với các nhà đầu tư, với chính quyền địa phương.

Thủ tướng đề nghị các bên phải thực hiện bằng được những điều đã cam kết để việc xúc tiến đầu tư thực chất, hiệu quả, "đã hứa là phải làm", ai làm tốt phải khen thưởng, động viên, bảo vệ, ai làm sai, làm không đúng thì phải có giải pháp xử lý.

Trần Linh (Lược thuật từ Báo Chính phủ)

Tin bài khác
Xây dựng quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội

Xây dựng quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội

Bộ Xây dựng muốn hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội, tạo điều kiện cho sự phát triển của đô thị.
Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng 2025: Thách thức và hy vọng phục hồi

Dù có sự cải thiện nguồn cung và pháp lý, bất động sản nghỉ dưỡng 2025 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thanh khoản yếu và sự thận trọng từ nhà đầu tư.
300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Có 325/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, 300/705 đơn vị cấp huyện hoàn tất xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.
Tiềm năng phát triển bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội năm 2025

Tiềm năng phát triển bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội năm 2025

Bất động sản nhà phố vùng ven Hà Nội đang thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư nhờ vào hạ tầng phát triển mạnh mẽ và tiềm năng sinh lời cao trong năm 2025.
Bình Dương: Khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Bình Dương: Khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Sáng ngày 1 tháng 2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã tham dự lễ khởi công dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, với đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dài 52 km.
Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 55/QĐ-TTg, ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hạ tầng phát triển là “chìa khoá” cho cho bất động sản “cất cánh”

Hạ tầng phát triển là “chìa khoá” cho cho bất động sản “cất cánh”

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng đang mở ra cơ hội lớn cho bất động sản Việt Nam. Các dự án chiến lược hứa hẹn mang lại lợi ích dài hạn cho thị trường.
Thành phố Tây Ninh chính thức đạt chuẩn đô thị loại II

Thành phố Tây Ninh chính thức đạt chuẩn đô thị loại II

Ngày 21/1/2025, Hội đồng thẩm định liên ngành đã thống nhất thông qua Đề án phân loại đô thị và công nhận thành phố Tây Ninh là đô thị loại II với số điểm ấn tượng 87,92/100.
Giá bất động sản TP.HCM tăng cao, người mua nhà đang gặp khó

Giá bất động sản TP.HCM tăng cao, người mua nhà đang gặp khó

Mặc dù lãi suất vay giảm, nhưng giá bất động sản quá cao và lãi suất thả nổi vẫn là rào cản lớn khiến nhiều gia đình trẻ khó tiếp cận thị trường nhà ở TP.HCM.
Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội cho nhà đầu tư và người mua

Thị trường bất động sản 2025: Cơ hội cho nhà đầu tư và người mua

Năm 2025, thị trường bất động sản đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, với nguồn cung tăng trưởng mạnh mẽ và giá cả vẫn duy trì ở mức cao. Những tín hiệu phục hồi tích cực đang mở ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mạnh tay xử lý thao túng và đầu cơ bất động sản, ổn định thị trường địa ốc

Những chỉ đạo và hành động thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng một thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh, đồng thời xử lý triệt để các hành vi gây bất ổn và trục lợi.
Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Khó khăn của thị trường bất động sản Bình Thuận và kiến nghị tháo gỡ

Tỉnh Bình Thuận đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án bất động sản, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản “đua nhau” tìm quỹ đất mới đầu năm 2025

Doanh nghiệp bất động sản vào cuộc đua "săn" quỹ đất trong năm 2025 đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều tập đoàn lớn tích cực mở rộng và đầu tư vào các dự án chiến lược tại các khu vực trọng điểm.
Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội có 8 dự án nhà ở xã hội, với hơn 1.500 căn hộ

Hà Nội vừa phê duyệt 8 dự án nhà ở xã hội, cung cấp hơn 1.500 căn hộ cho người dân. Các dự án này sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng
Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Triển vọng thị trường Bất Động Sản ven biển Bình Thuận 2025

Thị trường bất động sản ven biển đang có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên, theo chuyên gia bất động sản giai đoạn 2025-2026 sẽ là thời điểm thị trường này khởi sắc trở lại. Đây là cơ hội vàng cho Bình Thuận, một thị trường mới nổi đầy tiềm năng với lợi thế về du lịch.