Thứ năm 10/04/2025 23:20
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hoạt động M&A tại Việt Nam phục hồi dù gặp nhiều thách thức

25/09/2024 21:12
Dù có sự quan tâm đến các lĩnh vực như y tế và tài chính, các chuyên gia dự đoán hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn ít nhất cho đến giữa năm 2025.

Số lượng giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A) tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong năm nay. Tuy nhiên, xét về giá trị giao dịch lại đang chỉ ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn. Theo đó, những thách thức liên quan đến định giá và thẩm định doanh nghiệp đang tiếp tục làm chậm tiến độ hoàn tất giao dịch, và các chuyên gia nhận định tình trạng này có thể kéo dài đến năm 2025.

Hoạt động M&A tại Việt Nam phục hồi dù gặp nhiều thách thức
Tập đoàn Y tế Thomson Medical Group niêm yết tại Singapore mua lại Bệnh viện FV của Việt Nam với giá 381,4 triệu USD vào tháng 1/2024. (Ảnh: FV HOSPITAL).

Dữ liệu từ Công ty tư vấn giao dịch ASART tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, số lượng các thương vụ M&A có mục tiêu là doanh nghiệp tại Việt Nam trong bảy tháng đầu năm nay, không bao gồm các giao dịch nội bộ, đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, lên 151 thương vụ. Tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch chỉ nhích nhẹ, đạt 4,4 tỷ USD so với 4,3 tỷ USD cùng kỳ năm 2023.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) qua M&A, bao gồm việc góp vốn và mua cổ phần, đã giảm khoảng 45% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 2,3 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam và ASART. Tỷ trọng FDI qua M&A cũng giảm mạnh, từ 25,5% vào năm ngoái xuống còn 12,6% trong năm nay.

Bà Bình Lê Vandekerckove, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của ASART, cho biết: “Chúng tôi đã có một năm khó khăn, và dự báo thị trường M&A sẽ tiếp tục khó khăn trong 12 tháng tới. Phải chờ đến nửa đầu năm 2025 mới có thể bắt kịp đà phục hồi của thị trường”.

Từ sau đại dịch Covid-19, số lượng giao dịch đã giảm hơn 70%, từ 346 giao dịch năm 2020 xuống còn 94 giao dịch vào năm 2023, theo phân tích của ASART.

Bà Bình bổ sung rằng, những căng thẳng địa chính trị hiện nay, sự bất ổn kinh tế toàn cầu và chênh lệch lãi suất đáng kể giữa Việt Nam và Mỹ đã tạo áp lực lên chi phí vốn chủ sở hữu, định giá và tỷ suất hoàn vốn đầu tư.

Ngoài ra, các hệ số định giá trong các giao dịch M&A được công bố, bao gồm cả doanh nghiệp công và tư nhân, đã giảm sút trong những năm gần đây.

Cụ thể, phân tích của ASART cho thấy, hệ số định giá tổng thể đang giảm, với tỷ lệ giá trị doanh nghiệp trên doanh thu (EV/Sales) trung bình giảm từ 3,3 lần vào năm 2021 xuống còn 3 lần vào năm 2023; tỷ lệ giá trị doanh nghiệp trên EBITDA (EV/EBITDA) giảm từ 16,5 lần năm 2021 xuống còn 11,5 lần năm 2023.

Bên cạnh đó, doanh số sụt giảm trong bối cảnh kinh tế khó khăn đã dẫn đến các cuộc thảo luận kéo dài về định giá doanh nghiệp, khiến cho chênh lệch định giá ngày càng rộng.

Bà Bình cho biết, tiến độ hoàn tất giao dịch bị trì hoãn, và đã xuất hiện nhiều cấu trúc giao dịch phức tạp hơn để đảm bảo lợi nhuận đầu tư và quản lý rủi ro. Một số công cụ tài chính phức tạp này bao gồm cam kết trả chậm, earn-outs (thanh toán dựa trên hiệu suất tương lai) và các điều chỉnh sau giao dịch.

Các lĩnh vực hấp dẫn đầu tư

Theo ASART, các lĩnh vực thu hút nhà đầu tư tại Việt Nam trong năm 2023 và 7 tháng đầu năm 2024 bao gồm tài chính, năng lượng, y tế, công nghiệp, tiêu dùng và bất động sản.

Một thương vụ nổi bật là việc Tập đoàn Y tế Thomson Medical Group niêm yết tại Singapore mua lại Bệnh viện FV của Việt Nam với giá 381,4 triệu USD trong năm nay. Đây là giao dịch lớn nhất trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực tài chính, Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation đã hoàn tất việc mua 15% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vào tháng 10 năm ngoái với giá 1,5 tỷ USD. Sự kiện này đánh dấu thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.

Một thương vụ lớn khác gần đây là Ngân hàng Thương mại Siam Commercial Bank của Thái Lan mua lại Công ty tài chính tiêu dùng Home Credit Việt Nam với giá 850 triệu USD. Thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất trong nửa đầu năm 2025.

Ngoài ra, theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, các lĩnh vực như giáo dục, trung tâm dữ liệu và logistics cũng đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, những người đang đặt cược vào sự phát triển của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, sự mở rộng của nền kinh tế số, và việc Việt Nam nổi lên như một cơ sở sản xuất thay thế lý tưởng cho các nhà sản xuất toàn cầu.

Bài liên quan
Xu hướng tăng trưởng của thị trường M&A Việt Nam
Những thương vụ “đình đám” đưa thị trường M&A vào thời kỳ tăng trưởng
Trung Quốc và hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới
Shinkansen: Hệ thống đường sắt cao tốc đánh dấu sự trỗi dậy của Nhật Bản

Những thách thức hiện hữu

Ông Seck Yee Chung, chuyên gia phụ trách mảng M&A tại Baker McKenzie Việt Nam, nhấn mạnh sự cần thiết của việc thẩm định kỹ lưỡng hơn của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ góc độ thương mại, pháp lý đến tuân thủ. Đặc biệt là khi nhiều dự án tiềm năng đang gặp phải những bất ổn liên quan đến thời hạn sử dụng đất và quy hoạch.

Ông nói: “Hoạt động M&A đang thực sự khởi sắc, nhưng mọi thứ diễn ra chậm hơn. Vẫn còn đó rất nhiều trở ngại”.

Việc phê duyệt giấy phép và xác định giá đất mất nhiều thời gian hơn, các quan chức Chính phủ cũng trở nên thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định. “Chính phủ có tầm nhìn đáng khen và đã nỗ lực rất nhiều trong việc cập nhật các chính sách và luật pháp, nhưng vẫn cần nhiều cải cách và thực thi thực tiễn hơn nữa”, ông bổ sung. “Chúng ta cũng không thể quên rằng các nước láng giềng trong ASEAN cũng đang làm điều tương tự, họ cũng đang nỗ lực thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài”.

Nhìn chung, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi chu kỳ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu và sự ổn định chính trị được cải thiện, vẫn có sự lạc quan về triển vọng đầu tư dài hạn của Việt Nam. Điều này được củng cố bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và mối quan hệ ngoại giao cân bằng với các cường quốc lớn.

Tình hình khu vực

Theo dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán London (LSEG), các quốc gia Đông Nam Á đã chứng kiến giá trị M&A giảm 14% trong 7 tháng đầu năm nay.

Trong nửa đầu năm 2024, khu vực này ghi nhận 1.278 giao dịch được công bố với tổng giá trị trên 50,3 tỷ USD, trong đó các nhà đầu tư Nhật Bản là nhóm hoạt động tích cực nhất trên thị trường.

Giá trị giao dịch tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm các giao dịch liên quan đến Nhật Bản) cũng đi theo quỹ đạo suy giảm tương tự. Tổng giá trị các giao dịch công bố trong 7 tháng đầu năm giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 329,5 tỷ USD. Đây là mức thấp nhất ghi nhận trong hơn một thập kỷ của khu vực này, theo dữ liệu của LSEG.

Những kết quả này trái ngược với sự phục hồi của M&A trên toàn cầu nói chung. Trong cùng kỳ, giá trị giao dịch đã tăng 16% và đạt tổng cộng 1,77 nghìn tỷ USD.

Tin bài khác
Ứng phó chính sách thuế quan của Mỹ: Bàn giải pháp từ hàng hóa xuất nhập khẩu

Ứng phó chính sách thuế quan của Mỹ: Bàn giải pháp từ hàng hóa xuất nhập khẩu

Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành đã phân tích toàn diện những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan mới, đặc biệt đến sản xuất, xuất khẩu, việc làm, tài chính, tiền tệ, giá cả thị trường và các mục tiêu tăng trưởng.
Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán, thị trường chứng khoán bật tăng

Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán, thị trường chứng khoán bật tăng

Việt Nam và Mỹ đã chính thức khởi động đàm phán thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump hoãn thuế 90 ngày, giúp chỉ số VN-Index bật tăng mạnh nhất trong vòng 2 thập kỷ.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Ngày 10/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 34/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng tốc phát triển ngành du lịch nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.
Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ để đi đến một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các nội dung cụ thể về thuế và các yếu tố kỹ thuật liên quan.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu cao đối với hầu hết các nước đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày nhưng ngoại trừ Trung Quốc, vẫn giữ mức tăng thuế đối ứng lên 125%.
Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Ngày 9/4/2025, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có buổi tiếp ông Noam Mizrahi – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Marvell (Hoa Kỳ).
Bộ Tài chính sắp xếp tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy

Bộ Tài chính sắp xếp tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng nhận định, việc xử lý tài sản công sau sáp nhập là nhiệm vụ khó, chưa có tiền lệ và đòi hỏi độ chính xác cao về số liệu. Ông nhấn mạnh vai trò chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai.
Tăng cường lãnh đạo Đảng bộ Bộ Xây dựng và đột phá trong phát triển công nghệ

Tăng cường lãnh đạo Đảng bộ Bộ Xây dựng và đột phá trong phát triển công nghệ

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Xây dựng diễn ra ngày 9/4 nhấn mạnh vai trò của công nghệ, cải cách bộ máy, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
TS. Tô Hoài Nam: "Doanh nghiệp Việt nên chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ"

TS. Tô Hoài Nam: "Doanh nghiệp Việt nên chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ"

TS. Tô Hoài Nam cho rằng, đây là thời điểm để doanh nghiệp nhìn nhận lại năng lực nội tại và tận dụng những cơ hội mới trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động trước thuế đối ứng mới từ Mỹ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu tăng trưởng cho cả năm đạt từ 4,0 đến 4,2%, với kế hoạch cụ thể cho từng quý còn lại là quý II đạt 4,1%, quý III đạt 4,2% và quý IV đạt 3,9%.
Còn sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Còn sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, hiện còn quá sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam.
Ứng phó với thuế quan của Mỹ: Kiểm soát hàng hóa, giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

Ứng phó với thuế quan của Mỹ: Kiểm soát hàng hóa, giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

Để ứng phó với thuế quan của Mỹ, Chính phủ giao Bộ Tài chính hoàn thiện phương án giảm thuế nhập khẩu, tạo dư địa linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong bối cảnh chi phí đầu vào gia tăng.
FTA Index 2024 – “Bước tiến” chiến lược trong quản trị hội nhập quốc tế của Việt Nam

FTA Index 2024 – “Bước tiến” chiến lược trong quản trị hội nhập quốc tế của Việt Nam

Chiều 8/4/2025 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index năm 2024.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa nộp thuế thay cho hộ kinh doanh?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa nộp thuế thay cho hộ kinh doanh?

Sàn Sàn Thương mại điện tử (TMĐT) chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay các hộ kinh doanh, dù quy định mới đã có hiệu lực từ 1/4. Điều này khiến thu thuế từ lĩnh vực này chưa đồng đều với sự phát triển.
Tác động thuế quan của Mỹ đến các ngành từ góc nhìn Cục Thuế

Tác động thuế quan của Mỹ đến các ngành từ góc nhìn Cục Thuế

Ngành dệt may – một trong những ngành sử dụng nhiều lao động nhất được Cục Thuế dự báo chịu thiệt hại nặng bởi chính sách thuế quan, nhất là tại các địa phương như Nam Định, Hưng Yên, Bình Dương và Đồng Nai.