Chủ nhật 25/05/2025 14:16
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Hoàn thiện thể chế để đạt mục tiêu 1,8 triệu căn nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp

09/09/2022 16:40
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.
Ảnh minh họa
Phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Hiện đã có 40 địa phương đăng ký nhu cầu và kế hoạch thực hiện. Theo đó, nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp của các địa phương giai đoạn 2021-2030 vào khoảng 2,6 triệu căn và mục tiêu đề ra của các địa phương cho giai đoạn này là hoàn thành khoảng 1,8 triệu căn hộ.

Lộ trình thực hiện cũng được chia ra theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2021-2025), thống kê nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp khoảng 1,3 triệu căn và mục tiêu được các địa phương đặt ra là hoàn thành 700 ngàn căn, đáp ứng khoảng 54% nhu cầu. Giai đoạn 2 (2025-2030) có nhu cầu 1,3 triệu căn nhưng mục tiêu hoàn thành tăng lên thành 1,1 triệu căn hộ, đáp ứng khoảng 85% nhu cầu.

Các địa phương dẫn đầu về nhu cầu của phân khúc nhà ở này là Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 345 nghìn căn, tiếp đến là Long An 310 nghìn căn, Bắc Giang trên 285 nghìn căn, Đồng Nai khoảng 152 nghìn căn, Hà Nội 136 nghìn căn. Tuy nhiên, con số chỉ tiêu giao hoàn thành so với nhu cầu cũng tương đối chênh lệch nhau. Hà Nội, Bắc Giang, Long An chỉ tiêu hoàn thành là 100% so với nhu cầu đặt ra. Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 130 nghìn/345 nghìn căn theo nhu cầu, Bắc Ninh hơn 96 nghìn/128 nghìn căn theo nhu cầu. Thậm chí, Đồng Nai chỉ ở mức hơn 6 nghìn so với 152 nghìn căn theo nhu cầu.

Theo đề án, mục tiêu đặt ra là phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Với lộ trình cùng cụ thể do các địa phương đăng ký, để đạt mục tiêu 1,8 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn tới, Bộ Xây dựng đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về nhà ở xã hội dành cho các đối tượng này.

Một số tồn tại, vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội đã được giải quyết tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2015/NĐ-CP nhưng vẫn còn một số nội dung vướng mắc tại Luật Nhà ở và một số pháp luật khác có liên quan và còn hạn chế trong quá trình thực hiện.

Thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014 đồng bộ với Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Thuế… Tập trung sửa đổi các cơ chế chính sách cho nhóm đối tượng thu nhập thấp như quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện thụ hưởng. Việc quy hoạch, dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; việc lựa chọn chủ đầu tư dự án; cơ chế chính sách ưu đãi của nhà nước… đồng thời tách riêng chính sách nhà lưu trú công nhân, nhà ở lực lượng vũ trang để có cơ chế khuyến khích, phát triển...

Bộ Xây dựng đề xuất, các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục rà soát, nhận diện các tồn tại, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp, trước hết tập trung sửa đổi ngay các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương đảm bảo đồng bộ, thông thoáng, phân cấp triệt để, rút ngắn các thủ tục hành chính. Tổng hợp, đề xuất và phân bổ đủ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội; thiết kế chính sách theo hướng hậu kiểm.

Các địa phương cần khẩn trương hoàn thành việc lập, sửa đổi, bổ sung Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp để phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia... Có giải pháp đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng những dự án đang triển khai thực hiện, dự án đã có chủ trương đầu tư hay việc quy hoạch, bố trí và công khai các quỹ đất đã giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để doanh nghiệp quan tâm, đề xuất dự án.

Bên cạnh đó các địa phương có trách nhiệm công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư. Đồng thời, quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn. Cần quy định rõ đầu mối thực hiện thủ tục hành chính trong lập, phê duyệt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn ngoài việc phát triển các dự án khu đô thị, nhà ở thì cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội dành cho các đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp tại các địa phương nhằm đảm bảo công tác an sinh, xã hội và đạt mục tiếu đề ra của đề án do Bộ Xây dựng đề xuất.

Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp sử dụng nhiều công nhân, người lao động cần quan tâm xây dựng nhà lưu trú hỗ trợ chỗ ở cho công nhân, người lao động của doanh nghiệp thuê.

P.V

Tin bài khác
Những con số đằng sau báo cáo tài chính của tập đoàn tỷ USD Masan Group

Những con số đằng sau báo cáo tài chính của tập đoàn tỷ USD Masan Group

Masan Group cho biết đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới với động lực vẫn đến từ ngành bán lẻ thông qua qua công ty thành viên Masan Consumer Holdings. Một vấn đề cấp thiết là tập đoàn đang nỗ lực giảm tỷ lệ vay nợ/vốn chủ sở hữu, đưa về mức an toàn và tinh gọn lại bộ máy, đơn giản hóa cấu trúc tập đoàn.
Đắk Lắk trước bài toán phát triển bền vững ngành trái cây “tỷ đô”

Đắk Lắk trước bài toán phát triển bền vững ngành trái cây “tỷ đô”

Sầu riêng đã vươn lên thành mặt hàng tỷ đô của nông nghiệp Việt Nam chỉ sau chưa đầy một thập kỷ. Tuy nhiên, phía sau tốc độ tăng trưởng ấn tượng là những áp lực ngày càng lớn về kiểm soát chất lượng, chuỗi cung ứng và tiêu chuẩn kiểm dịch, đặc biệt tại Đắk Lắk, vùng sản xuất trọng điểm của Tây Nguyên.
Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định không hợp thức hóa sai phạm, chấp nhận "mất học phí" để xử lý hàng nghìn dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Livzon chi 5.730 tỉ đồng thâu tóm gần 65% cổ phần Imexpharm

Livzon chi 5.730 tỉ đồng thâu tóm gần 65% cổ phần Imexpharm

Tập đoàn dược phẩm Livzon (Trung Quốc) dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại 64,81% cổ phần Imexpharm từ các nhà đầu tư lớn, mở ra một bước chuyển quan trọng trên thị trường dược phẩm Việt Nam.
Quỹ hưu trí Malaysia trở thành cổ đông lớn tại ACB với hơn 45,6 triệu cổ phiếu

Quỹ hưu trí Malaysia trở thành cổ đông lớn tại ACB với hơn 45,6 triệu cổ phiếu

Employees Provident Fund Board (EPF) – quỹ hưu trí lớn từ Malaysia – chính thức trở thành cổ đông lớn tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) khi nắm giữ hơn 45,6 triệu cổ phiếu, chiếm 1,021% vốn điều lệ.
Xuất khẩu sầu riêng Việt “tăng tốc” nhờ gần 1.000 mã số cấp mới

Xuất khẩu sầu riêng Việt “tăng tốc” nhờ gần 1.000 mã số cấp mới

Trung Quốc tiếp tục mở rộng cánh cửa cho sầu riêng Việt Nam với việc phê duyệt thêm gần 1.000 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Đây không chỉ là tin vui trong bối cảnh sắp bước vào chính vụ thu hoạch mà còn là thời cơ để ngành hàng tỷ đô này khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, với điều kiện phải siết chặt hơn nữa quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc.
Loại bỏ thuế khoán: Doanh nghiệp tự phải “lớn”

Loại bỏ thuế khoán: Doanh nghiệp tự phải “lớn”

Từ ngày 1/1/2026, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế mà nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế.
Nhiên liệu hàng không bền vững có thể khiến Việt Nam tăng 25 triệu USD chi phí đến năm 2030

Nhiên liệu hàng không bền vững có thể khiến Việt Nam tăng 25 triệu USD chi phí đến năm 2030

Việc áp dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trong giai đoạn 2025–2030 dự kiến làm tăng chi phí nhiên liệu của ngành hàng không Việt Nam thêm 25 triệu USD. Chính phủ đang lên kế hoạch và chính sách để phát triển SAF, đảm bảo cạnh tranh và giảm phát thải khí nhà kính.
Quỹ đầu tư Mỹ nắm hơn 5% cổ phần PNJ, trở thành cổ đông lớn

Quỹ đầu tư Mỹ nắm hơn 5% cổ phần PNJ, trở thành cổ đông lớn

T. Rowe Price Associates – quỹ đầu tư quản lý hơn 1.600 tỷ USD vừa chi hơn 106 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu tại PNJ, trở thành cổ đông lớn.
Sầu riêng “tắc đường” xuất khẩu: Doanh nghiệp kiến nghị khoanh vùng “báo động đỏ”

Sầu riêng “tắc đường” xuất khẩu: Doanh nghiệp kiến nghị khoanh vùng “báo động đỏ”

Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đang đối mặt nguy cơ “nghẽn mạch” khi Trung Quốc siết chặt kiểm soát tồn dư Cadimi và vàng O, hai chất bị cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe. Doanh nghiệp cảnh báo nếu không kịp thời gỡ vướng ngành hàng tỷ USD có thể rơi vào đứt gãy chuỗi cung ứng.
Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS lên kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong giai đoạn 2025-2026, chia làm 5 đợt, nhằm huy động vốn phục vụ chiến lược phát triển và đảm bảo giới hạn an toàn tài chính.
Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Khám phá xu hướng đầu tư theo đam mê – từ túi xách Hermès, xe cổ đến mỹ thuật – kết hợp lợi nhuận tài chính với giá trị cảm xúc cá nhân.
Thiên Long chuẩn bị "thâu tóm" chuỗi nhà sách Phương Nam: Cơ hội mới trên thị trường bán lẻ giáo dục

Thiên Long chuẩn bị "thâu tóm" chuỗi nhà sách Phương Nam: Cơ hội mới trên thị trường bán lẻ giáo dục

Tập đoàn Thiên Long lên kế hoạch sở hữu 75% cổ phần chuỗi nhà sách Phương Nam (PNC), đánh dấu thương vụ M&A lớn trong ngành văn hóa – giáo dục.
Cà phê Việt cần “cú hích” từ thị trường nội địa để vượt mốc 6 tỷ USD

Cà phê Việt cần “cú hích” từ thị trường nội địa để vượt mốc 6 tỷ USD

Ngành cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình, không chỉ giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường xuất khẩu mà còn hướng tới khai thác hiệu quả thị trường nội địa đầy tiềm năng. Sau nhiều năm tập trung ra thế giới, đây là lúc ngành cần nhìn lại để tái cấu trúc và phát triển bền vững từ chính sân nhà.
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”

VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”

VinVentures, Quỹ đầu tư công nghệ thuộc Tập đoàn Vingroup sẽ phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Diễn đàn đầu tư công nghệ cấp cao "Venture Forum 2025" với chủ đề “Tái định nghĩa nguồn vốn” (Rethinking Capital).