Hóa giải nút thắt truy xuất nguồn gốc trong CPTPP
- 8
- Vấn đề
- 08:57 07/06/2019
Nếu không làm tốt việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nguyên liệu các nước không rõ nguồn gốc sẽ thẩm lậu, ảnh hưởng tới sản xuất trong nước, hoặc nặng nề hơn – Việt Nam có thể rơi vào trạng thái vi phạm cam kết của CPTPP.
Sau 5 tháng Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại của Việt Nam với một số nước là thành viên CPTPP đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái, như với Canada tăng tới 70%, Mexico tăng trên 8%. Đây là những nước mà Việt Nam không có hiệp định thương mại tự do - FTA. Tuy nhiên, dù Việt Nam đã có FTA riêng với Nhật Bản, nhưng thương mại cũng chỉ tăng 4%.
Doanh nghiệp còn lúng túng
Phân tích cụ thể hơn những yêu cầu CPTPP đặt ra với hàng hóa, doanh nghiệp (DN) sản xuất Việt Nam, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) quan ngại quy tắc xuất xứ hàng hóa nêu tại Hiệp định.
Ví dụ, ngành dệt may lâu nay vốn được coi là hàng có lợi thế khi Việt Nam gia nhập các FTA thế hệ mới, tuy nhiên mỗi một hiệp định khác nhau thì quy định xuất xứ hàng hóa lại khác nhau.
Chẳng hạn như về xuất xứ hàng hóa được quy định tại CPTPP, phần lớn nguyên liệu sản xuất ngành này lại không nằm trong số các nước được CPTPP chấp nhận về nguồn gốc xuất xứ, nên khả năng nhiều sản phẩm dệt may không thỏa mãn điều kiện của Hiệp định.
Thực tế, phần lớn nguyên liệu phục vụ trong ngành dệt may đều nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó, ông Cường cho rằng các DN lĩnh vực này cần sớm có lộ trình chuyển đổi sang tự chủ nguồn nguyên liệu trong nước hoặc nhập từ các nước được công nhận để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ.
"Làm tốt việc này sẽ thu hút nhà đầu tư sản xuất chuỗi nguyên liệu trong nước và Việt Nam sẽ không dừng lại ở nền sản xuất sản phẩm gia công như hiện nay ngược lại, còn là cơ hội để sản phẩm Việt Nam tiếp cận từ khâu đầu tới khâu cuối của chuỗi phân phối sản xuất sản phẩm", ông Cường nói.
Ngoài ra, DN cần quan tâm đến vấn đề lưu trữ hồ sơ, chứng từ xuất xứ, vì không phải khi chứng từ của DN được chuyển sang nước nhập khẩu và được hưởng ưu đãi là xong.
"Trong quá trình kiểm tra sau thông quan sau này, hải quan các nước nhập khẩu có thể xem lại hồ sơ và đề nghị xác minh xuất xứ. Nếu như DN không chứng minh được trong quá trình hậu kiểm thì nước nhập khẩu sẽ không cho chúng ta được hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định", ông Cường nói.
![]() |
Khả năng nhiều sản phẩm dệt may không thỏa mãn điều kiện về nguồn gốc xuất xứ của CPTPP |
DN phải tận dụng thời cơ
Đại biểu Đoàn Hà Nội lưu ý, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang, nhiều nhà đầu tư có thể rời bỏ thị trường Trung Quốc, chuyển sản xuất sang nước thứ ba như Việt Nam để né thuế.
Vì thế, đáp ứng nguyên tắc xuất xứ sản phẩm của hàng Việt còn là cơ hội để Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghiệp chế biến chế tạo trong khu vực.
Ngược lại, nếu không làm tốt sẽ khiến hàng hóa nguyên liệu các nước không rõ nguồn gốc tuồn vào, làm chết đi sản xuất trong nước hoặc nặng nề hơn – Việt Nam có thể rơi vào trạng thái vi phạm cam kết của CPTPP.
Từ đó, ông Cường cho rằng, việc quan trọng là phải xây dựng được các cơ chế bảo đảm nâng cao năng lực của DN và cả các cơ quan quản lý để hiện thực hóa những cơ hội mở ra từ CTPPP.
Trả lời chất vấn của các đại biểu tại nghị trường Quốc hội ngày 6/6 về việc thực hiện các FTA, cơ hội và thách thức, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhắc tới việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP với 11 nước.
Chính phủ cũng đã ban hành nghị định để thực hiện khi Hiệp định có hiệu lực từ đầu năm 2019. Cho đến nay, đã có 21 bộ ngành và 54 địa phương ban hành kế hoạch hành động.
Chính phủ cũng ban hành sửa đổi bổ sung 8 luật liên quan, 4 nghị định về quản lý ngoại thương, an toàn thực phẩm… Theo đó, thương mại của Việt Nam với một số nước là thành viên CPTTP đã tăng, như với Canada tăng tới 70%, với Nhật tăng 4%, dù với Nhật Bản và Việt Nam đã có FTA riêng.
Vấn đề quan trọng, theo Phó Thủ tướng, là DN Việt phải tận dụng được thời cơ này và thực thi ngay các cam kết trong CPTPP.
Theo đó, gần 66 mặt hàng của Việt Nam có mức thuế giảm xuống 0%, 86,5% một số mặt hàng sẽ giảm sau 3 năm và sau 11 năm sẽ xóa bỏ 100%.
"Như vậy, thách thức cũng là hàng hóa của các nước vào thị trường Việt Nam, nên đòi hỏi nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của các DN là hết sức cần thiết", Phó Thủ tướng nói.
Ngoài ra, đây là FTA thế hệ mới, có tiêu chuẩn cao. "Ngay cả trong lĩnh vực dệt may là thế mạnh của chúng ta thì cũng có quy định rất chặt chẽ về xuất xứ hàng hóa. Để tận dụng được thuế giảm về 0 hoặc thấp của dệt may, chúng ta phải bảo đảm được xuất xứ hàng hóa. Đó là một thách thức với DN Việt Nam", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Huyền Anh
Bài liên quan
- 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
- Công ty châu Á vẫn còn một hành trình dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
- Doanh nghiệp ngành thép cần tăng khả năng phòng vệ
- Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
- Các nhà bán lẻ tại Mỹ thu được lợi nhuận từ các sản phẩm làm đẹp
- VASEP ra đề xuất gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
#CPTPP

Sửa đổi hướng dẫn đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 9/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Nhìn lại công tác xây dựng pháp luật thực thi CPTPP và các FTA thế hệ mới
Hiệu quả thực sự của CPTPP nói riêng và các FTA nói chung phụ thuộc một phần không nhỏ vào công tác xây dựng pháp luật thực thi. Vì vậy, những thông tin về đánh giá hiệu quả thực hiện và hàm ý chính sách có ý nghĩa cho các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan quản lý liên quan cũng như đối với doanh nghiệp.

CPTPP sẽ thay đổi Trung Quốc, hay Trung Quốc “đảo chiều” CPTPP?
Các quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cần thương lượng một cách thận trọng và giữ vững các tiêu chuẩn của tổ chức.

Các quốc gia thành viên CPTPP cần cẩn trọng trước nỗ lực gia nhập hiệp định của Trung Quốc
Mối quan hệ thương mại sâu rộng và đầu tư sâu sắc hơn với Bắc Kinh là "con dao hai lưỡi".

Phiên họp Hội đồng Hiệp định CPTPP lần thứ 4: Xem xét yêu cầu gia nhập chính thức Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh
Vào lúc 7 giờ sáng, ngày 02 tháng 6 năm 2021 (giờ Việt Nam), Phiên họp Hội đồng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lần thứ 4 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

CPTPP: Mỗi doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu cơ hội ưu đãi trong Hiệp định
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thực thi đã 2 năm, nhưng để CPTPP phát huy hiệu quả hơn nữa thì vẫn còn nhiều việc phải làm - ý kiến của bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - BCT.
Đọc thêm Vấn đề
Doanh nghiệp ngành thép cần tăng khả năng phòng vệ
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, thời gian tới, để xuất khẩu mặt hàng sắt thép ổn định, bền vững, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.
Mong ước cháy bỏng của người dân miền Tây
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm kinh tế, đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu cả nước. Nơi đây có dân số 17.367.169 người, đứng vị trí thứ 3 trong 6 vùng kinh tế – xã hội của quốc gia (cập nhật vào tháng 9/2021).
HĐND tỉnh Hòa Bình giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
Chiều 12/8, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh Nguyễn Thị Cẩm Phương dẫn đầu đoàn công tác HĐND tỉnh Hòa Bình tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực hiện các trình tự, thủ tục về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh tại Sở TN&MT.
Hà Tĩnh: Đã có 674 lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà
Với 375 lao động được hỗ trợ đợt này, tính đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh có 674 lao động thuộc 35 doanh nghiệp được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo Quyết định số 08/QĐ-TTg với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng.
Hà Nội đã hỗ trợ gần 104 tỷ đồng tiền thuê nhà cho người lao động
Hiện nay các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội vẫn đang tiếp tục tăng cường tuyên truyền chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đến các chủ cơ sở thuê trọ.
Sẽ trình Bộ Chính trị dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam trong tháng 9
Tháng 9 tới đây cơ quan chức năng sẽ trình Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
4 địa phương tại Hà Tĩnh đã trình thẩm định các khu tái định cư dự án cao tốc Bắc - Nam
Trước khi trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch, các huyện, thị xã đã tổ chức họp lấy ý kiến người dân. Đại đa số người dân đều nhất trí, đồng tình cao với vị trí mà địa phương lựa chọn.
Nghệ An: Cắt giảm 78 tỷ đồng thông qua thẩm định 127 dự án, công trình
Nghệ An đã cắt giảm được 78 tỷ đồng thông qua thẩm định 127 dự án, công trình các loại, đạt tỷ lệ tiết kiệm 4,1%. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra nghiệm thu, một số công trình có tồn tại hạn chế đã được yêu cầu khắc phục…
Còn 24 dự án điện mặt trời đang triển khai dở dang
Bộ Công Thương đã báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét việc giữ lại quy hoạch điện mặt trời tới năm 2030 là 2.428MW của 24 dự án trên.
Thanh Hóa chỉ đạo khắc phục tình trạng dự án “treo”
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Công văn số 4358/VPCP-CN ngày 13/7/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc khắc phục tình trạng quy hoạch “treo” và dự án “treo”, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản số yêu cầu các đơn vị có liên quan khắc phục tình trạng trên.