Thứ sáu 22/11/2024 15:32
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hòa Bình: Kinh tế tập thể góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

01/11/2023 14:54
Tỉnh Hòa Bình hiện có 654 tổ chức kinh tế tập thể, Hợp tác xã (HTX) đang hoạt động có kết quả gồm: 465 HTX, 186 tổ hợp tác (THT) 03 quỹ tín dụng nhân dân (QTDNN), thu hút 17,7 nghìn thành viên.

Các tổ chức kinh tế tập thể tỉnh Hòa Bình hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thương mại – dịch vụ, giao thông vận tải, dịch vụ điện năng. Theo đánh giá của Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình, kinh tế tập thể HTX nông nghiệp là cơ sở kinh tế, xã hội có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực tế cho thấy số lượng và chất lượng hoạt động của HTX trên địa bàn tỉnh Hòa Bình không ngừng được nâng cao, hoạt động liên kết được tăng cường, khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương, góp phần quan trọng đảm bảo thu nhập, nâng cao đời sống người dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội ở địa phương.

Ảnh minh họa
Sản phẩm thổ cẩm góp phần bảo tồn, phá triển nét đẹp trang phục dân tộc Tày.

Ông Bùi Ngọc Lẻo, Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình, cho biết: Thu nhập bình quân người lao động trong HTX đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu bình quân một HTX đạt 1,75 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân 190 triệu đồng. Về lĩnh vực nông nghiệp, toàn tỉnh có 335 HTX với hơn 5.400 thành viên. Ngành hàng hoạt động đa dạng, trong đó tập trung nhiều vào loại nông sản thế mạnh của địa phương như: rau, củ quả, cây có múi; cây dược liệu; cây lương thực; lợn bản địa; dê núi; cá sông Đà… HTX liên kết cung ứng dịch vụ, các vật tư đầu vào và hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho thành viên, các hộ dân, trang trại ở địa phương.

Hiện nay, một số HTX đã có nhãn hiệu sản phẩm, được chứng nhận sản phẩm OCOP có vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu, có năng lực bao tiêu sản phẩm đầu ra cho thành viên, đặc biệt các HTX nông nghiệp đã giúp các địa phương thực hiện tốt giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, hình thành các vùng hàng hóa tập trung, có quy mô; giúp thành viên và người dân giảm đáng kể chi phí sản xuất, ổn định đầu ra và nâng cao giá trị gia tăng.

Ảnh minh họaCam sạch Cao Phong đã có mặt trên thị trường cả nước.
Cam sạch Cao Phong đã có mặt trên thị trường cả nước.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập, bà Vũ Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3 T nông sản Cao Phong, chủ nhân sản phẩm OCOP 4 sao “Cam quà tặng cao cấp 3T fam”, cho biết: năm 2014 cam Cao Phong được công nhận chỉ dẫn địa lý, giá cam tăng mạnh. Có năm giá cam tăng gấp 2, gấp 3 lần, cũng từ đó diện tích cam Cao Phong tăng nhanh. Người ta đưa cam lên đồi, xuống ruộng, kèm theo đó quy trình sản xuất, chất lượng cam có nguy cơ thả nổi, không người quản lý, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu cam Cao Phong. Phải xây dựng thương hiệu cam Cao Phong một cách lâu dài, bền vững. Vũ Lệ Thủy đã mạnh dạn vay vốn đầu tư thành lập HTX 3 T Nông sản Cao Phong. Khát vọng của nữ giám đốc HTX 3 T Vũ Lệ Thủy là phải bảo vệ thương hiệu cam Cao Phong, đưa cam Cao Phong tiếp cận được với phân khúc khách hàng cao cấp, từng bước đưa cam Cao Phong xuất ngoại. Ý tưởng đó được giám đốc Vũ Lệ Thủy tập trung nguồn lực, trí tuệ thực hiện và ngay sau đó, sản phẩm “Cam sản phẩm cao cấp 3 T farm” ra đời gắn với chuỗi sản xuất theo hướng hữu cơ vì môi trường sống xanh. Sản phẩm “Cam sản phẩm cao cấp 3T farm” nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trên cả nước. Tại cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo "Phụ nữ và tương lai nền kinh tế xanh” năm 2019, "Cam quà tặng cao cấp 3T farm gắn với chuỗi sản xuất theo hướng hữu cơ vì môi trường sống xanh" là 1 trong 35 dự án tiêu biểu được Hội LHPN Việt Nam lựa chọn hỗ trợ. Năm 2020, "Cam quà tặng cao cấp 3T farm" được UBND tỉnh Hòa Bình công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Ảnh minh họaHTX Hương Nhượng, Lạc Sơn phát triển gà đồi đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

HTX dịch vụ nông nghiệp xanh Hưng Thịnh Lạc Sơn tìm hướng trồng mía xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Mỹ.

Chị Hà Thị Tâm, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Tâm Cương Tân Minh, huyện vùng cao Đà Bắc, cho biết: Xã Tân Minh có đồng bào các dân tộc Tày, Mường, Dao... cùng sinh sống với văn hóa ẩm thực độc đáo. Trong đó, một số món ăn được chế biến từ thịt lợn bản địa như: thịt lợn luộc chấm hạt dổi, thịt nướng hạt dổi hay thịt lợn nấu cây chuối rừng, được người dân nơi đây và du khách ưa thích. Với khát vọng xây dựng thương hiệu sản phẩm lợn bản địa của quê hương ra thị trường, xóa bỏ tập quán chăn nuôi tự cung tự cấp, chị Hà Thị Tâm đã đầu tư nuôi lợn đen bản địa nhằm chủ động nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho các quán ăn trên địa bàn huyện, vừa bán cho bà con. Chất lượng thịt lợn thơm ngon được khách hàng của quán gia đình chị Tâm lan truyền đi nhiều nơi. Không chỉ khách hàng tại địa phương mà cả ở các nơi khác tới tìm mua lợn bản địa, do vậy gia đình chị Tâm tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi. Chị đã mở rộng thị trường bán hàng trên các mạng zalo, facebook. Hướng tới làm ăn lớn, tháng 8/2022 chị Tâm thành lập HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh với 17 thành viên. Điều tạo nên sự khác biệt của thịt lợn bản địa Tân Minh đến từ giống lợn và cách chăm sóc. Vì vậy, thịt lợn bản địa có mùi thơm, ngậy nhưng không béo do mỡ có đặc trưng riêng.

Hiện, quy mô nuôi lợn đen của HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh có khoảng 200 con/lứa. HTX liên kết với 25 hộ dân trong xã để đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho thị trường. Theo đó, các hộ vệ tinh ký cam kết với HTX đảm bảo về nguồn giống, quy trình kỹ thuật chăn nuôi. HTX sẽ đảm bảo thu mua lợn thương phẩm với giá ổn định 80.000 đồng/kg. Từ một nông dân một nắng hai sương trên nương ngô, nương sắn, người phụ nữ dân tộc Thái Hà Thị Tâm, xóm Ênh, xã Tân Minh, huyện vùng cao Đà Bắc đã trở thành chủ nhân, người điều hành HTX đa ngành nghề, đưa hàng chục hộ dân là người dân tộc thiểu số thoát nghèo, có của ăn của để.

HTX Đà Giang ECO, xã Tiền Phong, Đà Bắc là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của huyện Đà Bắc về nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP với các loại cá đặc sản trong đó có trắm đen sông Đà. Hiện nay HTX Đà Giang ECO đã phát triển hơn 100 lồng cá đặc sản với nhiều loại có giá trinh kinh tế cao. Mỗi năm HTX Đà Giang ECO sản xuất ra hơn 200 tấn cá, sản phẩm cá của Đà Giang ECO đã có mặt ở nhiều thị trường trong nước. HTX Đà Giang ECO đã đưa nghề nuôi cá lồng đến với gần 200 hộ gia đình, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, là người dân tộc Tày, Mường ở các xã ven hồ Hòa Bình. Bà Hà Thị Khánh, Bí thư Đảng ủy xã Tiền Phong cho biết: Bước đột phá của HTX Đà Giang ECO trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã khẳng định tổ chức kinh tế tập thể HTX đã góp phần quan trọng cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững ở các xã vùng cao vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng hồ Hòa Bình nói chung, xã Tiền Phong nói riêng.

Ngoài ba HTX trên còn có hàng chục HTX khác ở Hòa Bình ăn nên làm ra. Và là những thành viên tiêu biểu của các Chi Hội doanh nghiệp huyện, thành phố trong tỉnh. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình, kinh tế tập thể ở Hòa Bình vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém kéo dài, phần lớn HTX có quy mô siêu nhỏ, còn nhiều hạn chế, yếu kém cả về nguồn lực kinh tế (vốn, tài sản) và năng lực quản lý, tổ chức điều hành, chất lượng nhân lực thấp, trình độ công nghệ hạn chế. Năng lực cạnh tranh của kinh tế tập thể HTX thấp. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của HTX. Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, phần lớn HTX trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chưa có văn phòng làm việc, khi khách hàng đến giao dịch phải làm việc tại nhà riêng giám đốc, có HTX không có nổi bộ bàn làm việc, tiếp khách.

Ảnh minh họaHTX Hương Nhượng, Lạc Sơn phát triển gà đồi đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
HTX Hương Nhượng, Lạc Sơn phát triển gà đồi đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Đơn cử như HTX Vịnh Xuân, Đà Bắc, HTX này được thành lập tháng 5/2018, sản phẩm chính là Rượu thóc. Một sản phẩm đặc trưng của vùng cao Đà Bắc, năm 2021, rượu thóc HTX Vịnh Xuân được UBND tỉnh Hòa Bình công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Anh Đinh Văn Thảo, Phó Giám đốc HTX chia sẻ: Xưởng sản xuất có 5 lò, công xuất 100 lít/ngày. Thời điểm cao nhất lên tới 250 – 300 lít/ngày. Những năm đầu thành lập, HTX tiêu thụ bình quân 25.000 – 30.000 lít/năm. HTX đã xây dựng được nhiều khách hàng lớn ở khắp các tỉnh và TP Hà Nội, nhưng sau đại dịch Covid-19, sản xuất không ổn định, sản lượng rượu của HTX bị giảm hẳn, mất dần khách hàng lớn. Nguyên nhân là do công tác quản lý của Ban giám đốc HTX còn hạn chế. Cơ sở vật chất không đảm bảo, từ khi thành lập (5/2018) đến nay vẫn chỉ có 3 nồi nấu, 200 thùng ủ. Trong khi nhu cầu của khách hàng cao, ít nhất cũng phải có 300 thùng ủ mới đủ. Chưa kể các trang bị khác như nồi, hệ thống đun nấu, nước làm lạnh, hầm chứa… Anh Thảo thành thật nói: Tụt vốn, rượu đi nhưng tiền không về nên không đầu tư cơ sở vật chất, có khách hàng lâu năm, nay trở lại, nhìn nhà xưởng, họ lắc đầu, nói rằng, 5 năm rồi mà không thay đổi gì. Đến cái bàn uống nước cũng không có mà ngồi. Đây cũng là tình trạng chung của một số HTX trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Hiện nay toàn tỉnh có 84 HTX đã ngừng hoạt động.

Trong thời gian tới, Hòa Bình tập trung phát triển kinh tế tập thể, HTX năng động, hiệu quả, bền vững, đa dạng về loại hình, hình thức hợp tác trong các ngành, nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế và địa bàn, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân phù hợp với điều kiện các địa phương trong tỉnh. Thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân tham gia, không ngừng nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên.

Nguyễn Hồng Bài

Tin bài khác
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).