Bài liên quan |
Ngân hàng nhà nước "khoanh vùng" cho vay đặc biệt lãi suất 0%/năm |
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 9.500 tỷ đồng, lãi suất hạ nhiệt |
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc sửa đổi Thông tư số 52 là cần thiết nhằm cập nhật các quy định mới từ Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024), đồng thời khắc phục sự lạc hậu trong việc tham chiếu các nội dung từ Luật năm 2010.
Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo lần này là nâng ngưỡng quy mô tài sản để phân loại ngân hàng thương mại có quy mô lớn, từ mức 100.000 tỷ đồng lên 200.000 tỷ đồng. Động thái này phản ánh sự tăng trưởng đáng kể của hệ thống tổ chức tín dụng trong những năm gần đây, khi tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng từ hơn 11 triệu tỷ đồng năm 2018 lên gần 23 triệu tỷ đồng vào năm 2024 – gấp 2,1 lần sau 6 năm.
![]() |
Ngân hàng Nhà nước đề xuất mới về xếp hạng tổ chức tín dụng |
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh tiêu chí về tỷ lệ an toàn vốn, theo hướng bổ sung một phương án tính mới và cộng thêm một điểm định lượng cho ngân hàng áp dụng sớm tiêu chuẩn của Ủy ban Basel. Mục tiêu là thúc đẩy các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn vốn theo thông lệ quốc tế.
Đáng chú ý, trọng số của tiêu chí "quản trị điều hành" được nâng từ 10% lên 15%, trong khi tiêu chí "kết quả hoạt động kinh doanh" giảm từ 20% xuống còn 15%. Điều này phản ánh quan điểm của cơ quan quản lý trong việc đánh giá toàn diện chất lượng phát triển ngân hàng, không chỉ dựa vào lợi nhuận ngắn hạn mà còn chú trọng năng lực điều hành, quản lý và phát triển bền vững.
Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, các tổ chức tín dụng cần chuyển hướng từ mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận đơn thuần sang phát triển ổn định, bền vững, phù hợp với Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Việc sửa đổi Thông tư 52 không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật, mà còn phản ánh định hướng điều hành mới trong bối cảnh ngành ngân hàng đang bước vào giai đoạn tái cơ cấu, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.