Hệ sinh thái y tế số sẽ trở thành giải pháp mới cho bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam
- 490
- Vấn đề
- 15:13 25/05/2022
DNHN - Thành lập CLB Y tế số là sáng kiến của SIHUB và eDoctor giải pháp mới cho y tế. Việc thành lập CLB Y tế số sẽ giúp hòan thiện hệ thống dữ liệu để đưa các mô hình chăm sóc sức khỏe đến được mọi ngóc ngách mang yếu tố cần thiết giúp bác sĩ sàng lọc bệnh nhân, đây cũng là yếu tố sống còn với bệnh nhân và cần gấp rút triển khai dành cho ngành Y tế. CLB đã nhận được sự ủng hộ và đồng hành của các đơn vị và tổ chức là thành viên sáng lập CLB bao gồm Pharmacity, GlobalCare, TMA Innovation và Doctor Coffee.

Năm 2020, trên thế giới, có hơn 6.000 công ty khởi nghiệp và 40 kỳ lân thuộc lĩnh vực công nghệ y tế. Báo hiệu thị trường “sức khỏe số” toàn cầu sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) ở mức 27,9% từ năm 2020 đến năm 2027.
“Chăm sóc sức khỏe là ngành thu hút đầu tư lớn thứ ba trên thế giới với 60,72 tỷ USD trong năm 2020 với các xu hướng lớn như khám chữa bệnh từ xa, Internet of Medical Things – IoMT, theo dõi người bệnh từ xa (Remote Patient Monitoring - RPM), thực tế ảo (VR&AR)… SIHUB là đơn vị có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và xúc tiến công nghệ sẽ đóng góp cùng với các đơn vị có năng lực và sản phẩm phù hợp để thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong xây dựng hệ sinh thái y tế số không chỉ tại Tp Hồ Chí Minh” - ông Huỳnh Kim Tước, CEO của Saigon Innovation Hub cho biết.

Chuyển đổi số trong y tế và chăm sóc sức khỏe đang là xu hướng mạnh mẽ, có tác động lớn tất cả các tổ chức liên quan, bao gồm cả bộ máy quản lý nhà nước. Thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành và khám chữa bệnh của các bệnh viện là vô cùng cần thiết, là bước chuyển quan trọng hướng đến một nền y tế thông minh.
BS Nguyễn Thế Dũng - nguyên Giám đốc Sở Y tế Tp.HCM chia sẻ: “Với sự tiến bộ của công nghệ cũng như đòi hỏi lớn từ phía bệnh nhân, chúng ta luôn cần có những giải pháp mới cho y tế. Đặc biệt, hoàn thiện hệ thống dữ liệu để đưa các mô hình chăm sóc sức khỏe đến được mọi ngóc ngách mang yếu tố cần thiết giúp bác sĩ sàng lọc bệnh nhân, đây cũng là yếu tố sống còn với bệnh nhân và cần gấp rút triển khai dành cho ngành Y tế. Chính vì điều đó chúng tôi nỗ lực hoàn thiện hệ thống chuyển đổi số sớm đưa vào áp dụng.”
"Bác sĩ Gia đình chính là mô hình dịch vụ sẽ đóng góp đáng kể vào việc củng cố và làm mạnh hơn nữa hệ thống y tế công cộng và y tế dự phòng, là một chủ trương rất lớn của ngành Y tế Việt Nam hiện nay. Bằng việc ứng dụng công nghệ, khoảng cách giữa bác sĩ và người bệnh cả về không gian và thời gian gần như không còn nữa. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng công nghệ sẽ đem bác sĩ gia đình đến từng nhà một cách nhanh chóng và hiệu quản hơn" - ông Vũ Thái Hà, Giám đốc vận hành của eDoctor nêu quan điểm.
Thiết bị đeo đang dần trở thành các cánh tay công nghệ giúp cho quá trình theo dõi tình trạng sức khỏe của người dân, và đó là xu hướng mà các đơn vị công nghệ như TMA Innovation đang đầu tư. Thông tin về các sản phẩm và giải pháp của TMA Innovation cũng có mặt trong sự kiện lần này.
Mỹ Dung
Bài liên quan
#chuyển đổi số

Chuyển đổi kỹ thuật số mang lại triển vọng tươi sáng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo phân tích của e-Conomy SEA, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến đạt giá trị 50 tỷ USD vào năm 2025.

Thanh Hóa: Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số
Chuyển đổi số (CĐS) không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản trị nội bộ, mà còn mở ra những cơ hội tiếp cận khách hàng toàn cầu, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ, sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ mới, tăng trưởng doanh thu với các mô hình kinh doanh mới.

Khuyến nghị nào cho doanh nghiệp “thích ứng” với nộp thuế và thông quan?
Tại “Diễn đàn trực tuyến chủ động phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh”, lãnh đạo Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan vừa đưa ra giải pháp tạo thuận lợi cũng như khuyến nghị để doanh nghiệp “thích ứng” với nộp thuế và thông quan, trong bối cảnh “thích ứng mới”.

Tập đoàn CP của Thái Lan áp dụng chuyển đổi số đối với chuỗi siêu thị Lotus
Charoen Pokphand Group (CP Group), tập đoàn lớn nhất Thái Lan, đang biến chuỗi siêu thị Lotus trở lại của riêng mình, theo đuổi chiến lược kỹ thuật số và đặt toàn bộ công sức, tiền bạc của tập đoàn để thúc đẩy sự phát triển trở lại.
Đọc thêm Vấn đề
Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2022
Trong thời gian nửa cuối năm 2022, tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, ưu tiên nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng chiến lược, quy mô lớn, hạ tầng số, thích ứng với biến đổi khí hậu; gắn các nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn với mục tiêu trung và dài hạn là nâng cao năng suất, năng lực nội tại, tính tự chủ và cơ cấu lại nền kinh tế.
Bộ Tài chính tích cực chuyển đổi số
Trong Chiến lược tài chính đến năm 2030, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số đã được xác định là một trong các đột phá chiến lược trong chiến lược ngành Tài chính đến năm 2030.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Lạm phát ở Việt Nam chưa quá nóng
Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6.
Trình Quốc hội mức điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, sau khi được Thủ tướng thông qua, Bộ trưởng Tài chính đã có tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mức điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường.
Cục Đường thủy đề xuất giảm lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp
Để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp do giá xăng dầu tăng cao, đồng thời đảm bảo cơ cấu thu, chi NSNN từ nguồn thu phí được để lại và từ nguồn NSNN cấp bù chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị cảng vụ, Cục Đường thủy nội địa VN đề xuất phương án giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực GTVT đường thủy nội địa trong 6 tháng cuối năm 2022.
HĐND tỉnh Hòa Bình: giám sát việc thực hiện các thủ tục về đất tại huyện Tân Lạc
Ngày 4/7/2022, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Cẩm Phương dẫn đầu đoàn công tác của HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực hiện các trình tự, thủ tục về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại huyện Tân Lạc.
Hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
Đến nay, dựa trên các tiêu chí mà các tổ chức xếp hạng yêu cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều tiêu chí cần có quyết tâm chung, sự phối hợp chặt chẽ từ các Bộ, ngành liên quan...
TP. Hà Nội nêu giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Theo số liệu từ UBND TP. Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho TP. Hà Nội là 51.582,9 tỷ đồng. Ước 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố giải ngân được 10.215 tỷ đồng, đạt khoảng 20% kế hoạch.
Thành lập Ban chỉ đạo triển khai gói phục hồi và phát triển kinh tế
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Dừng thực hiện dự án BOT nghìn tỷ ở TP Hồ Chí Minh
Sở KHĐT TP Hồ Chí Minh có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND TP Hồ Chí Minh để bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Đồng thời, sở đề xuất ban giao thông để đơn vị thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án.