Hãng xe điện BYD của Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 250 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở Việt Nam

20:20 13/01/2023

Năm 2022 ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc vươn lên vị trí dẫn đầu thị phần tại các nước phát triển, năm 2023 tham vọng tiếp tục tăng cường sự xuất hiện tại các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Sau khi vượt qua một năm đầy biến động của lạm phát và đại dịch kéo dài, nhiều công ty châu Á nổi lên với mục tiêu làm rung chuyển thị trường nội và ngoại địa vào năm 2023. Dẫn đầu là nhà sản xuất xe điện (EV) BYD của Trung Quốc, nhà sản xuất xe điện này đã đạt được một cột mốc quan trọng - doanh số vượt qua đối thủ nặng kí Tesla tại thị trường Trung Quốc. Doanh số bán xe điện của BYD tại Trung Quốc gấp đôi đối thủ Tesla vào năm ngoái và đã mở rộng ra những nơi khác ở châu Á, bao gồm Singapore, Nhật Bản và châu Âu. 

Ảnh minh họa

Người sáng lập BYD, Wang Chuanfu, cho rằng BYD phát triển mạnh là nhờ tập đoàn này tham gia vào tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng như pin và chip điện tử, cùng với đó là chính sách thúc đẩy phát triển xe điện của chính phủ Trung Quốc.

Warren Buffett, nhà đầu tư nổi tiếng thế giới, đã mạnh tay đầu tư vào BYD. Trong năm nay, công ty dự định tham gia vào phân khúc ô tô cao cấp “triệu RMB” (142.000 USD). Trong quý đầu năm 2023, công ty sẽ tung ra mẫu xe Yangwang, mở rộng ra khỏi phân khúc xe bình dân dưới 50.000 USD.

BYD đang để mắt đến các thị trường chưa được khai thác nhiều ở nước ngoài. Tập đoàn này có một nhà máy sản xuất trị giá 491 triệu USD ở Thái Lan và dự định xây dựng một nhà máy khác tại Ấn Độ. Công ty cũng bắt đầu thâm nhập thị trường Nhật Bản, chạy đua cùng với những nhà sản xuất nội địa lâu đời như Toyota.

Nguồn tin của Reuters cho biết khoản  và nhằm mục đích mở rộng sự hiện diện của công ty mẹ BYD, nơi sản xuất các tấm pin mặt trời.

BYD có kế hoạch xây dựng một nhà máy ở Việt Nam để sản xuất phụ tùng ô tô, Reuters đưa tin. Một động thái sẽ làm giảm sự phụ thuộc của công ty vào thị trường Trung Quốc và tăng cường chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á như một phần của việc mở rộng toàn cầu.

Nguồn tin của Reuters cho biết khoản đầu tư hơn 250 triệu USD vào nhà máy ở miền Bắc Việt Nam và nhằm mục đích mở rộng sự hiện diện của công ty mẹ BYD, nơi sản xuất các tấm pin mặt trời. Với việc đầu tư vào Việt Nam, BYD đang hy vọng sẽ tăng công suất, kiểm soát chi phí và đa dạng hóa sản xuất tại Trung Quốc, nơi có nhu cầu rất lớn.

Các cuộc đàm phán đang được tiến hành để chọn một địa điểm cho nhà máy ở Việt Nam, nguồn tin của Reuters từ chối nêu tên vì các cuộc thảo luận được giữ bí mật. Tuy nhiên, Reuters cho biết việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu vào giữa năm nay. Hiện chưa rõ BYD sẽ sản xuất những bộ phận nào tại Việt Nam và liệu bộ phận đó có bao gồm pin hay bộ pin hay không.

 Reuters đã thông tin trong tuần này rằng BYD và nhà sản xuất màn hình kỹ thuật số BOE đã lên kế hoạch cho một dự án trị giá 400 triệu USD, bằng hơn một phần tư trong số 2,5 tỷ USD mà các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam trong năm ngoái.

Các tập đoàn của Hoa Kỳ như Apple và các nhà cung cấp của họ, chẳng hạn như Foxconn của Đài Loan và Luxshare của Trung Quốc, cũng đang tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế, với nước láng giềng Việt Nam là một trong những lựa chọn chính. 

Ảnh minh họa

BYD đang tìm cách thuê 80 ha đất công nghiệp, tăng hơn gấp đôi diện tích của công ty con tại Việt Nam, nơi doanh nghiệp điện tử này thuê 60 ha.

Một nguồn tin cho biết nhà máy tại Việt Nam sẽ xuất khẩu linh kiện cho nhà máy lắp ráp sẽ được xây dựng tại Thái Lan. Hoạt động tại Việt Nam cũng có thể phục vụ thị trường địa phương, chủ yếu thông qua các dịch vụ bảo trì và phụ tùng thay thế cho xe BYD nhập khẩu từ Trung Quốc.

Điều đó sẽ đặt ra thách thức trực tiếp đối với VinFast, nhà sản xuất xe điện Việt Nam đã bắt đầu bán ô tô vào năm 2019 và có kế hoạch mở rộng sang Hoa Kỳ và Châu Âu.

Vào tháng 12, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng các công ty con của BYD và các công ty Trung Quốc khác đang lách thuế quan hàng chục năm qua của Hoa Kỳ đối với pin và tấm pin mặt trời của Trung Quốc.

Nếu được hoàn thiện vào tháng 5, phán quyết đó có nghĩa là các công ty đó sẽ phải chịu thuế đối với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác.

 D.A (T/h)