Hàng Việt chịu áp lực từ “sân nhà”
- 12
- Kinh doanh
- 14:14 16/10/2018
Mặc dù đã tạo được niềm tin với người tiêu dùng nhưng tới đây, khi các hiệp định thương mại (FTAs) đã ký kết có hiệu lực, hàng Việt sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập ngay tại “sân nhà”.
Hàng Việt chiếm hơn 70% tại siêu thị, trung tâm thương mại
Theo Bộ Công Thương, qua 9 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hàng Việt đã tạo được niềm tin và sự quan tâm mua sắm của người tiêu dùng. Đồng thời góp phần quan trọng để các DN Việt Nam có động lực phát triển sản xuất kinh doanh. Hiện hàng Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại hơn 9.000 điểm bình ổn thị trường, trong đó có trên 90% hàng hóa được sản xuất trong nước. Tại các trung tâm thương mại, các siêu thị lớn, tỷ lệ hàng hóa thương hiệu Việt luôn đảm bảo đạt trên 70%.

Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị Big C. Ảnh: Công Hùng
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của khối DN, ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt, tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Với gần 600.000 DN đang hoạt động (trong đó 98% là DNNVV), DN Việt Nam là bộ phận quan trọng tạo ra của cải cho xã hội, việc làm cho người lao động và đóng góp trên 60% GDP. Đặc biệt có những DN lớn trở thành biểu tượng và niềm tự hào cho quốc gia và ngày càng có nhiều DN, doanh nhân tiêu biểu khẳng định thương hiệu, uy tín trong nước và mang thương hiệu Việt đến với thế giới.
Thực tế cho thấy để khẳng định chất lượng, thương hiệu Việt với người tiêu dùng, trong những năm qua các DN đã đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Nhiều DN trong lĩnh vực nông nghiệp đã tích cực tham gia chuỗi liên kết giá trị, gắn trách nhiệm DN với các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, đáp ứng việc cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những hàng hóa ngày càng có chất lượng, giá thành hợp lý.
Thiếu doanh nghiệp “đầu tàu”
Theo nhận định của các chuyên gia, dù hàng Việt đã tạo được niềm tin với người tiêu dùng nhưng thời gian tới khi các hiệp định thương mại có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu giảm xuống còn 0 - 5% hàng hóa nhập ngoại sẽ tràn vào Việt Nam, thị trường trong nước sẽ không còn là của riêng DN Việt. Đây là thách thức lớn đối với nền kinh tế quốc gia, cũng là cuộc cạnh tranh rất gay gắt mà DN trong nước phải đối mặt. Nếu không có sản phẩm tốt, DN Việt dễ mất vị thế ngay tại “sân nhà”.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc Ninh Vũ Hùng cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu Việt, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Cùng với đó các ngành chức năng tạo mọi điều kiện để các DN sản xuất sản phẩm hợp thị hiếu, giá cả hợp lý, phát huy vai trò trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội DNNVV Việt Nam Tô Hoài Nam chỉ ra một thực tế: Hiện sự liên kết của các DNNVV còn yếu, đặc biệt là có rất ít mối liên kết giữa các DN nhỏ với các DN lớn. Bên cạnh đó, sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn tự có, ít được Nhà nước hỗ trợ… Chính vì vậy, hiện DN tư nhân Việt Nam thiếu vắng một lực lượng DN “đầu tàu” đủ mạnh để có thể dẫn dắt “đoàn tàu” DN Việt tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.
Thực tế để DN không thua ngay trên sân nhà, các ngành chức năng cần đẩy mạnh quản lý Nhà nước đối với thị trường, hội nhập và kết nối DN các vùng miền; thúc đẩy DN khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp sáng tạo trong một số ngành có lợi thế và tiềm năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị. Mặt khác các DN cũng cần hành động quyết liệt theo hướng trước hết phải có hàng chất lượng cao, có thương hiệu để cạnh tranh với hàng nước ngoài, qua đó đứng vững trong thị trường hội nhập, đáp lại niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam.
"Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN Việt, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ DN để họ có thể nhập được những bằng phát minh sáng chế, hỗ trợ đào tạo nhân lực, đặc biệt tạo điều kiện để DN thuê được chuyên gia nước ngoài." - GS Võ Đại Lược - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư
Lê Nam
Bài liên quan
#người tiêu dùng

Không để kinh tế số chặn "đường sống", các trung tâm thương mại Đông Nam Á ngày càng đa năng hơn
Để thu hút người tiêu dùng, các nhà khai thác đang đa dạng hóa dịch vụ, biến trung tâm thương mại, hay khu phức hợp của họ thành một điểm tham quan du lịch thay vì chỉ là một điểm mua sắm đơn thuần.

Doanh nghiệp Việt đã thực sự hướng đến người tiêu dùng
“Các DN sản xuất trong nước luôn chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm; chú trọng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, đăng ký chất lượng và sở hữu thương hiệu sản phẩm”.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam một lần nữa đạt mức kỷ lục trong Q1 2019
Tăng 7 điểm so với quý cuối năm 2018, Việt Nam một lần nữa đạt mức kỷ lục trong Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (Consumer Confidence Index - CCI), với 129 điểm phần trăm (pp).

Doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng khi chi tiêu của người tiêu dùng sụt giảm
Năm nay, các hộ gia đình không muốn phải chi tiêu quá nhiều, một phần do thị trường việc làm phục hồi chậm. Điều này trực tiếp tác động đến doanh thu của nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc.

Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trong 10 năm thực thi vừa qua (2011-2021), các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) và các văn bản hướng dẫn Luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, đồng thời, kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam.

CEO Nguyễn Ngọc Luận: “ Giải pháp nào nâng tầm giá trị nông sản Việt và không phụ thuộc vào một thị trường?”
Câu chuyện được mùa mất giá, được giá mất mùa cùng những đợt giải cứu nông sản đã trở thành đề tài quen thuộc khi được mạng xã hội, báo chí… Nhất là khi Việt Nam trải qua hơn hai năm dịch Covid-19, nông sản Việt càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Vượt qua nhiều trở ngại do thời cuộc, ông Nguyễn Ngọc Luận – Giám đốc Công ty TNHH Liên Kết Thương Mại Toàn Cầu với thương hiệu cà phê trái cây Meet More đã lần lượt đưa ra một số giải pháp để giải quyết bài toán nhiều thách thức của nông sản Việt.
Đọc thêm Kinh doanh
Dự án tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đề xuất tổng mức đầu tư 20.469 tỷ đồng
Ban Quản lý dự án 2 vừa trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
EVN triển khai áp dụng mẫu hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ Tài chính
Kể từ ngày 1/7/2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) áp dụng triển khai mẫu hoá đơn điện tử theo hình thức không có mã của cơ quan thuế và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu hoá đơn về hệ thống lưu trữ điện tử của cơ quan thuế.
Xuất khẩu thủy sản quý II tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái
Xuất khẩu thủy sản quý II năm nay đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái. Tổng 6 tháng đầu năm 2022, XK thủy sản Việt Nam đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm 2021.
Đăng ký BIDV SmartBanking - Rinh quà 500k++
Chương trình diễn ra từ 17/06 - 16/09/2022 với tổng giá trị giải thưởng trên 12 tỷ đồng. Theo đó, khách hàng sẽ được nhận ngay 65,000 đồng vào tài khoản cùng các mã giảm giá 50%, tối đa lên đến 150,000 đồng/mã khi trải nghiệm các dịch vụ tiện ích trên BIDV SmartBanking.
Điện lực Hà Tĩnh đã mua hơn 66 triệu kWh điện mặt trời áp mái nhà
Hệ thống điện mặt trời áp mái nhà đã đóng góp khoảng 22% phụ tải cho hệ thống lưới điện Hà Tĩnh. Hiện nay, toàn tỉnh đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt trên diện rộng, phụ tải điện tăng đột biến.
Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
Mới đây, các chuyên gia ở Hiệp hội Vận tải hàng không đánh giá, với thị trường Việt Nam, dự kiến sẽ có những dấu hiệu tích cực cả ở nội địa và quốc tế sau đại dịch Covid-19 khá rõ nét. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường hàng không còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Quảng Nam thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt gần 15 nghìn tỷ đồng
Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cho biết, thu ngân sách 6 tháng đầu năm khoảng 14.838 tỷ đồng, đạt 78,1% dự toán, tăng 40,9% so cùng kỳ. Số tăng thu này nhờ thủy điện đầy nước, dẫn đến thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương đạt 64,7% (400,9 tỷ đồng), tăng 23,4% so cùng kỳ.
Nửa đầu tháng 6, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt gần 338 tỷ USD
Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6 năm 2022 đạt 15,11 tỷ USD, giảm 16,1% (tương ứng giảm 2,9 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 5/2022.
Thủ tục hành chính mỗi nơi hiểu một kiểu khiến doanh nghiệp chạy lòng vòng
Thực tế có nhiều trường hợp cơ quan chức năng mỗi nơi hiểu quy định của Nhà nước một cách khác nhau, khiến DN phải chạy lòng vòng, mất rất nhiều thời gian mà không cơ quan nào giải quyết.
Vietnam Airlines đặt mục tiêu kinh doanh 2022 lỗ 9.300 tỷ đồng
Vietnam Airlines lên kế hoạch kinh doanh năm nay đạt doanh thu công ty mẹ 45.252 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Dù doanh thu tăng, công ty vẫn dự kiến lỗ ròng 9.335 tỷ đồng. Mức lỗ này đã giảm 23,5% so với khoản lỗ năm 2021.