Thứ bảy 05/07/2025 12:37
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hải Phòng: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 10 tháng năm 2024 ước đạt 185.559,8 tỷ đồng

Tại Hội nghị cung cấp thông tin báo chí định kỳ tuần thứ 44, ông Lê Minh Sơn PGĐ Sở Công Thương TP. Hải Phòng đã chia sẻ về công tác bình ổn thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố 9 tháng đầu năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024.
ông Lê Minh Sơn PGĐ Sở Công thương TP Hải Phòng thông tin tại buổi họp báo
Ông Lê Minh Sơn- PGĐ Sở Công Thương TP. Hải Phòng thông tin tại buổi họp báo.

Theo đó, thị trường hàng hóa trên địa bàn thành phố 9 tháng đầu năm 2024 diễn biến ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nhân dân thành phố.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 10 tháng/2024 ước đạt 185.559,8 tỷ đồng, tăng 13,45% so với cùng kỳ, đạt 83,4% kế hoạch. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 154.280,7 tỷ đồng, tăng 14,05% so với cùng kỳ; doanh thu khách sạn nhà hàng ước đạt 21.877,1 tỷ đồng, tăng 13,14% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 254,0 tỷ đồng, tăng 10,43% so với cùng kỳ; dịch vụ khác ước đạt 9.147,9 tỷ đồng, tăng 4,89% so với cùng kỳ.

Dự kiến năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2024 ước đạt 222.550 tỷ đồng).

Những kết quả của hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố 9 tháng đầu năm 2024 đã góp phần giúp tình hình kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục ổn định và phát triển.

Về công tác bình ổn thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố 9 tháng đầu năm 2024 ổn định, không có biến động lớn, lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường đáp ứng nhu cầu người dân. Hàng hóa dồi dào, mẫu mã đa dạng, phong phú với nhiều mức giá cả phù hợp nên người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn khác nhau, không gây tình trạng sốt giá, tăng đồng loạt. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sử dụng các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ trong nước, hàng hóa có tem nhãn mác, hạn sử dụng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3, trong một số ngày sau cơn bão số 3 đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, lượng rau màu theo vụ bị ảnh hưởng và suy giảm về sản lượng, năng suất tại các địa phương khu vực phía Bắc, giá các mặt hàng rau củ thời điểm bão số 3 ảnh hưởng tăng từ 15-20%. Tuy nhiên, đến cuối tháng 9, tình hình thời tiết thuận lợi, khô ráo, nguồn cung rau, củ, quả khá dồi dào, giá các loại rau giảm và ổn định trở lại.

Để đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, 9 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, các Sở, ngành, địa phương chủ động nắm tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; thường xuyên theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có khả năng biến động tăng giá cao để chủ động có phương án hoặc đề xuất các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra việc “sốt” giá cục bộ trên địa bàn thành phố, hạn chế hình thức đầu cơ găm hàng với số lượng lớn gây biến động thị trường cung cầu hàng hóa trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến, đặc biệt là thời điểm trước, trong và sau bão số 3 (bão Yagi).

Ảnh toàn cảnh
Toàn cảnh Hội nghị giao ban báo chí.

Sở chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, tổ chức cung ứng lượng hàng hóa thiết yếu phù hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố và phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (tăng trung bình 10-12% so với cùng kỳ), có 11 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường và 07 doanh nghiệp đăng ký tham gia dự trữ hàng hóa phòng chống lụt bão; 01 chi nhánh ngân hàng đăng ký hỗ trợ với tổng nguồn vốn đăng ký hỗ trợ đạt 100 tỷ đồng và mức lãi suất ưu đãi thấp nhất là 8,5%/năm.

Một số doanh nghiệp trên địa bàn cũng tích cực triển khai chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán như: Công ty CP Thương mại Minh Khai, Công ty TNHH MTV CoopMart Hải Phòng, Công ty Cổ phần du lịch khách sạn Hải Đăng… Số chuyến hàng do doanh nghiệp trong và ngoài thành phố thực hiện thông qua các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo tính từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/9/2024 là gần 300 chuyến hàng, từ nguồn xã hội hóa của các doanh nghiệp…

Ngoài ra công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố được thực hiện tốt.

Chia sẻ về phương hướng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024, đại diện lãnh đạo sở Công Thương cho biết: Sở sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, chủ động, tích cực phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hải Phòng cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (hiện nay, Sở Công Thương đang xin ý kiến các Sở, ngành, UBND thành phố trước khi trình UBND thành phố trong tuần đầu tháng 11/2024).

Chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu trên địa bàn thành phố: các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, tuần hàng về các khu, cụm công nghiệp, tháng khuyến mại Hải Phòng, các hội nghị kết nối, xúc tiến, tham gia các Hội chợ triển lãm trong và ngoài thành phố, các hội nghị, hội thảo về thương mại điện tử, về Chương trình ứng dụng thanh toán số và thương mại điện tử tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố, Ngày mua sắm trực tuyến thành phố và các sự kiện thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn….

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiểm tra, giám sát chất lượng an toàn thực phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực Công Thương với mục tiêu kiên quyết không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến đối với các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm trong những tháng cuối năm; đặc biệt là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

TAGS:

Tin bài khác
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.