Hải Phòng cần có những giải pháp tương xứng với tiềm năng
- 189
- Sự kiện
- 10:26 20/12/2021
DNHN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình cao với các kiến nghị của Hải Phòng theo hướng tháo gỡ cơ chế chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại thành phố Hải Phòng.
Cùng tham dự cuộc làm việc ngày 19/12 tại Hải Phòng có Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Trần Lưu Quang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Huy Vịnh và đại diện một số bộ ngành.
Tại cuộc làm việc,các ý kiến đều đánh giá cao vị trí, vai trò chiến lược và tiềm năng, lợi thế phát triển rất lớn của Hải Phòng, khẳng định giai đoạn 2015-2020, thành phố phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Năm 2021, Hải Phòng đã thực hiện rất quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những địa phương thực hiện phòng, chống dịch thành công nhất, hiệu quả nhất trong cả nước. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) cao, ước 12,38%, nằm trong nhóm dẫn đầu các địa phương trên cả nước.
Lãnh đạo TP. Hải Phòng nêu nhiều đề xuất, kiến nghị, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương gợi mở nhiều giải pháp để thành phố tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tập trung vào vấn đề quy hoạch, hạ tầng giao thông, liên kết vùng, phát triển công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại, về thực hiện Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng đã được Quốc hội thông qua…
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được các đại biểu rất quan tâm trong chuyến công tác và buổi làm việc của Thủ tướng với Hải Phòng là phát triển hạ tầng cảng biển, logistics.
Làm việc với lãnh đạo Thành phố, Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, do tác động của dịch bệnh, hoạt động vận tải giao thông trên toàn cầu bị ảnh hưởng, chi phí logistics bị đẩy lên, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Với sự phát triển của nền kinh tế và trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia 17 FTA, nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng lớn. Trong khi đó, đường biển là hình thức vận tải hàng hóa rẻ nhất và cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động giao thương hàng hóa quốc tế của Việt Nam.
Do đó, việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải nói chung và đường biển nói riêng là yêu cầu cấp bách để giải phóng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Phát triển cảng biển được chú trọng.
Các ý kiến cũng thảo luận kỹ về những hạn chế, khó khăn, thách thức của Hải Phòng và nguyên nhân, trong đó có việc chậm giải phóng mặt bằng và thi công một số dự án; thiếu nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao…
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao lãnh đạo Hải Phòng đã xác định trúng các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, nhất là trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn. Muốn làm nhanh thì phải làm chắc, làm đúng, Phó Thủ tướng góp ý và nhấn mạnh: Thành phố phải tập trung rất cao, đột phá toàn diện, liên tục trong các năm tiếp theo trên các lĩnh vực mới có thể đạt được mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; theo đó năm 2030, Hải Phòng đóng góp 8,2% vào GDP cả nước.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến tại cuộc làm việc. Người đứng đầu Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, quân dân thành phố Hải Phòng và những thành tựu quan trọng đã đạt được, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cả nước.
Tuy nhiên, Hải Phòng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và sự đầu tư của Trung ương. Việc phát triển văn hóa chưa ngang tầm với kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác. Thủ tục hành chính, năng lực quản trị, điều hành còn có những hạn chế, hiệu quả quản trị hành chính công và công tác chuyển đổi số của thành phố cần được cải thiện, nhiều chỉ số như hiệu quả quản trị và hành chính công, ứng dụng công nghệ thông tin, mức độ chuyển đổi số còn ở vị trí khiêm tốn trên bảng xếp hạng cả nước. Thu ngân sách cao nhưng tỷ trọng thu nội địa chưa tương xứng với tiềm năng.
Về định hướng, Hải Phòng phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để phát triển nhanh và bền vững, phát triển toàn diện, phát triển hài hòa, văn hóa tương xứng với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội… Phải có kế hoạch tăng dân số cơ học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm liên kết vùng. Hải Phòng phải đóng góp nhiều hơn nữa cho cả nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, phải xác định nguồn lực bên trong (với ba trụ cột là con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa-lịch sử) là cơ bản, lâu dài, chiến lược, quyết định, còn nguồn lực bên ngoài (gồm nguồn vốn, công nghệ, năng lực quản trị…) là quan trọng và đột phá.
Về các giải pháp giải quyết những vấn đề trên cần nghiên cứu xây dựng quy hoạch bài bản, có tầm nhìn xa với tư duy đổi mới để nhận diện và phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, phát huy tối đa hiệu quả của đất, rừng và nước.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số…Bên cạnh đó cần chuyển đổi số nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn.
Ngoài ra, một trong những vấn đề được các đại biểu rất quan tâm trong chuyến công tác và buổi làm việc của Thủ tướng với Hải Phòng là phát triển hạ tầng cảng biển, logistics.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, do tác động của dịch bệnh, hoạt động vận tải giao thông trên toàn cầu bị ảnh hưởng, chi phí logistics bị đẩy lên, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước. Với sự phát triển của nền kinh tế và trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia 17 FTA, nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng lớn. Trong khi đó, đường biển là hình thức vận tải hàng hóa rẻ nhất và cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động giao thương hàng hóa quốc tế của Việt Nam.
Do đó, việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải nói chung và đường biển nói riêng là yêu cầu cấp bách để giải phóng, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững.
TH
Bài liên quan
#Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021
Ngày 2/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021, tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng, đồng thời cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Tân Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức
Chiều 5/4, tại kỳ họp thứ 11, với 462/466 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 96,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt Nikai Toshihiro
Sáng 23/11, tại Tokyo, Nhật Bản, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp cựu Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, cựu Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Tự do (LDP), Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt Nikai Toshihiro và các thành viên Liên minh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Nhật Bản
Chiều ngày 22/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio từ ngày 22-25/11/2021.

Từ nay đến 30/9 sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội có kiểm soát để khôi phục phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cố gắng từ nay đến 30/9 sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội có kiểm soát để khôi phục phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng đặt hàng các nhà khoa học, các trí thức nhiều đề tài quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
Phát biểu tại Hội nghị đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ nhiều trăn trở, suy nghĩ để phát huy hơn nữa nguồn tài nguyên trí tuệ của đất nước. Ông nhấn mạnh, chúng ta phải có nhận thức mới, tư duy khoa học mới gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn đời sống, nhất là đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Đọc thêm Sự kiện
Sơn La đã sẵn sàng cho Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam
Đây là một sự kiện lớn, mang tầm quốc gia, được tổ chức tại tỉnh Sơn La. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, Sơn La đã sẵn sàng chờ đón ngày hội lớn diễn ra vào tối nay 28/5.
HĐND tỉnh Phú Thọ khoá XIX tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ Nhất
Sáng ngày 27/5/2022, HĐND tỉnh Phú Thọ khoá XIX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ Nhất quyết định một số nội dung quan trọng của tỉnh.
Câu lạc bộ Doanh nhân giao thương Hà Nội tổ chức kết nối, giao thương
Vừa qua, Câu lạc bộ Doanh nhân giao thương Hà Nội đã có buổi kết nối và giao lưu với cán bộ, nhân viên của Công ty Bất động sản Phù Đổng và Flextech. Tham dự chương trình có các thành viên trong CLB cùng đông đảo người lao động đang làm việc tại Công ty Bất động sản Phù Đổng và Công ty Cổ phần Flextech.
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo địa phương
Ngày 27/5, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Tạp chí Người làm báo tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo địa phương”, với sự tham dự của lãnh đạo Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam Trung bộ.
Trường Mầm non Ngô Thời Nhiệm (TP Thủ Dầu Một) đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
Ngày 27/5, trường Mầm non Ngô Thời Nhiệm đã long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và Tổng kết năm học 2021-2022.
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Hải Phòng) trao 125 giải thưởng cho học sinh đạt giải và học sinh xuất sắc
Sáng 27/5, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Hải Phòng tổ chức tổng kết năm học 2021-2022 và trao Bằng khen cho các học sinh xuất sắc, học sinh đạt Cháu ngoan Bác Hồ. Tới dự có ông Lê Ngọc Trữ, Bí thư Quận ủy Hồng Bàng, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Phòng Giáo dục, cùng đại diện Hội cha mẹ học sinh và hơn 800 tập thể cán bộ giáo viên và đại diện học sinh các lớp của trường.
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 642/QĐ-TTg ngày 26/5/2022 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vĩnh Phúc: Hoàn thiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2022
Ngày 27/5/2022, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 5/2022, tập trung nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế năm 2022.
Hà Nội lập Ban Quản lý đồ án quy hoạch kiến trúc
Ban Quản lý đồ án quy hoạch kiến trúc được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Phòng Quản lý và giám sát các dự án quy hoạch xây dựng thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ thực hiện công tác giám sát cán bộ, đảng viên tại huyện Đoan Hùng
Sáng ngày 26/5/2022, đồng chí Nguyễn Hải- Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ dẫn đầu đoàn giám sát của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh thực hiện công tác giám sát cán bộ, đảng viên năm 2022 tại Huyện ủy Đoan Hùng.