Bài liên quan |
Xem xét miễn giảm học phí để tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn |
Nghệ An chỉ đạo triển khai Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn |
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản số 7661/UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực ngành Công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành Công nghiệp bán dẫn. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng kế hoạch triển khai chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, với mục tiêu thu hút các dự án trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp bán dẫn. Đồng thời, Sở này sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành và tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ ngành Công nghiệp bán dẫn. Sở sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị để thực hiện công tác thẩm định và tham mưu UBND tỉnh các dự án đầu tư công thúc đẩy ngành bán dẫn, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác như ODA và vốn vay ưu đãi để triển khai các dự án.
Hà Tĩnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn. |
Sở Thông tin và Truyền thông sẽ đảm nhiệm vai trò chỉ đạo truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của ngành Công nghiệp bán dẫn và khối ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Các cơ quan báo chí, truyền thông sẽ được hướng dẫn để tạo ra phong trào thi đua trong việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn.
Sở Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để ưu tiên hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đặc biệt trong việc phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn. Đồng thời, Sở này sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, với trọng tâm là ngành bán dẫn.
Sở Tài chính sẽ tổng hợp các đề xuất từ các cơ quan, đơn vị để bố trí ngân sách thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, đảm bảo phù hợp với quy định về ngân sách Nhà nước. Sở này cũng sẽ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để xem xét các nguồn tài trợ cho các chương trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã sẽ có trách nhiệm truyền thông và nâng cao nhận thức về chương trình, giúp cộng đồng hiểu rõ về sự quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn và thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, và cá nhân trong việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành này. Các địa phương sẽ chủ động bố trí ngân sách địa phương, huy động nguồn lực xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến phát triển ngành cCông nghiệp bán dẫn.
Chương trình này được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành Công nghiệp bán dẫn tại tỉnh Hà Tĩnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và chuyển đổi công nghệ, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này trong tương lai.