Thứ tư 20/11/2024 03:51
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Gói hỗ trợ lần hai chỉ nên tập trung vào doanh nghiệp có khả năng phục hồi

24/10/2020 10:06
Kết thúc gói hỗ trợ thứ nhất theo chỉ đạo tại Chỉ thị 11/CT-TTg, Chính phủ đã khởi động gói hỗ trợ thứ 2 nhằm giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do Covid-19, theo đó các đề xuất về đơn giản hóa điều kiện vay vốn, điều chỉnh nhóm đối tượng

Doanh nghiệp trông chờ gói hỗ trợ lần thứ hai

Theo chuyên gia, gói hỗ trợ lần hai cần tính tới đối tượng cụ thể và ưu tiên thúc đẩy kinh tế chứ không chỉ là giải cứu như trước.

Đởn giản hóa thủ tục vay vốn

Theo Quyết định 32/2020/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, doanh nghiệp được vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động chỉ cần bảo đảm điều kiện là có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng trở lên từ ngày 1/4/2020, đến hết ngày 31/12/2020; doanh nghiệp có doanh thu quý I/2020 giảm 20% trở lên so với quý IV/2019, hoặc doanh thu của quý liền kề trước thời điểm xét hỗ trợ.

Như vậy, so với quy định tại Quyết định 15/2020/QĐ-TTg, điều kiện để doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 được vay vốn với lãi suất 0% tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lương cho người lao động đơn giản hơn rất nhiều. Chính những quy định ngặt nghèo của Quyết định 15/2020/QĐ-TTg khiến gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trị giá 62.000 tỷ đồng có hiệu quả rất thấp, đặc biệt chưa có doanh nghiệp nào được vay vốn với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, có thể còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, nhưng các gói hỗ trợ đã góp phần rất lớn cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

“Gói hỗ trợ lần một rất phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nguồn tài chính hạn hẹp của ngân sách nhà nước. Đây là cơ sở rất quan trọng để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thiết kế các biện pháp hỗ trợ trong giai đoạn sau”, ông Dương nói.

Theo ông Dương, nếu nhìn sang quốc gia khác đang thực hiện chính sách hỗ trợ tài khóa một cách ồ ạt cho doanh nghiệp hoặc người dân hoặc cả hai, nhiều người băn khoăn về mức độ hỗ trợ, tính bằng tiền và so với quy mô GDP của Việt Nam là quá ít.

Đánh giá cao các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh cho rằng, vẫn có những khó khăn, vướng mắc trong chi trả, hỗ trợ cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Cụ thể, chỉ có khoảng 179.250 doanh nghiệp được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất trị giá 53.645 tỷ đồng, thay vì trên 600.000 doanh nghiệp với số tiền gia hạn dự tính ban đầu là 182.000 tỷ đồng; gói hỗ trợ an sinh xã hội cũng mới chỉ giải ngân được khoảng 12.900 tỷ đồng và chưa có bất kỳ doanh nghiệp nào được vay vốn để trả lương cho người lao động.

Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, để đối phó với Covid-19, tất cả các nước trên thế giới đều tung ra các gói hỗ trợ tài chính, tiền tệ để cứu vớt doanh nghiệp và người dân với quy mô rất lớn. “Gói hỗ trợ của các nước phát triển tương đương 15-20% GDP; các nền kinh tế mới nổi ít hơn, nhưng cũng tương đương 12% GDP. Còn khu vực ASEAN, gói hỗ trợ cả tài khóa lẫn tiền tệ mà chính phủ các nước tung ra để giúp đỡ người dân, doanh nghiệp vào khoảng 5-7% GDP. Tại Việt Nam, nếu cộng dồn lại thì cũng lớn, nhưng thực ra chỉ vào khoảng 3% GDP”, ông Lực tính toán.

Theo ông Lực, gói hỗ trợ chưa hiệu quả vì rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ, không có doanh thu, cũng không được thuê đất của Nhà nước nên không phải nộp thuế và tiền thuê đất, vì thế gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất không có ý nghĩa. Nhiều doanh nghiệp có lãi, có doanh thu, nhưng đã nộp thuế trong quý I, nên việc gia hạn cũng không còn nhiều ý nghĩa.

“Để được nhận hỗ trợ, doanh nghiệp và người dân phải thực hiện rất nhiều thủ tục, chưa kể một số điều kiện để được nhận hỗ trợ không sát với thực tế, nên gói hỗ trợ lần thứ nhất đạt hiệu quả rất thấp”, ông Lực bình luận.

Tránh hỗ trợ tràn lan, tập trung cho DN có khả năng phục hồi

Theo chuyên gia, gói hỗ trợ lần hai cần tính tới đối tượng cụ thể và ưu tiên thúc đẩy kinh tế chứ không chỉ là giải cứu như trước. Theo đó, không nên hỗ trợ tràn lan, cào bằng, mà chỉ tập trung cho doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phục hồi, phát triển sau khi dịch bệnh qua đi. Nếu hỗ trợ cho cả những doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, đóng cửa, ngừng hoạt động, thì họ cũng không vượt qua được khó khăn, gây lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, doanh nghiệp được nhận hỗ trợ phải cam kết không sa thải lao động, nếu có cũng khống chế tỷ lệ sa thải lao động, nếu không thì gói hỗ trợ không đến được với người lao động.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, từ kinh nghiệm của gói hỗ trợ lần 1, gói hỗ trợ lần 2 phải thiết kế để tập trung 3 mũi giáp công.

Thứ nhất, phải tức thời, thực hiện càng sớm càng tốt vì giải cứu doanh nghiệp là mục tiêu đầu tiên.

Thứ hai, phải giúp được doanh nghiệp phục hồi, ít nhất là cầm cự trong bối cảnh dịch bệnh vẫn rình rập do Covid-19 đang hoành hành ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Thứ ba, liều lượng hỗ trợ, thời gian hỗ trợ phải làm sao giúp doanh nghiệp tăng được khả năng chống chịu lâu dài, chứ không phải hỗ trợ là xong, vì Covid-19 chưa biết bao giờ mới chấm dứt.

Ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhấn mạnh nguyên tắc đầu tiên là chính sách phải nhanh. Là người đóng góp từ đầu cho việc hoạch định chính sách và theo dõi quá trình thực hiện, ông nhận định, với Việt Nam, "thực thi chính sách tốt còn quan trọng hơn làm ra chính sách tốt".

Chính sách đúng và kịp thời nhưng việc thực thi không nhanh và quyết liệt. Có ban chỉ đạo chống dịch nhưng lại không có ban chỉ đạo về kinh tế. Quốc hội đồng hành nhưng không trao quyền cho Chính phủ, đơn cử như muốn giảm thuế để hỗ trợ sản xuất kinh doanh cũng phải chờ Quốc hội giơ tay, ông Thành nói. Ông chia sẻ: "Cá nhân tôi cũng rất tiếc, gói hỗ trợ lần hai lẽ ra cần đưa ra trong tháng 9 nhưng đến nay vẫn chưa xong".

Với gói hỗ trợ lần hai, ông Thành cũng như nhiều chuyên gia khác đều đồng tình "phải đủ quy mô, đủ thời gian và độ bao phủ". Chính phủ có thể phải chấp nhận thâm hụt ngân sách để đưa ra gói hỗ trợ quy mô đủ lớn, thời gian hỗ trợ kéo dài ít nhất tới 2021 và bao phủ trên diện rộng, đặc biệt tính tới các đối tượng SME và gần 29 triệu người lao động phi chính thức – vốn gần như nằm ngoài vòng hỗ trợ trước đây.

TH

Tin bài khác
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).
Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Quyết định 54/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai đưa ra quy định chi tiết về các điều kiện, diện tích tối thiểu cho việc tách thửa đất trên địa bàn.
Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Việc liên tiếp đón hàng loạt các dự án lớn và các chủ đầu tư tầm cỡ, giá đất Đông Anh trở nên sôi động trong thời gian gần đây khi mặt bằng giá thiết lập.
Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Dự án sân bay quốc tế Long Thành, công trình trọng điểm quốc gia, vừa được Chính phủ đề xuất điều chỉnh tiến độ hoàn thành Giai đoạn 1 từ 2025 sang cuối 2026.