Thứ ba 25/02/2025 15:52
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Gỡ pháp lý thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo để đầu tư không "lỡ nhịp"

25/02/2025 08:00
Việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ là yêu cầu đối với Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mà còn là cơ hội lớn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Để nhà đầu tư không "lỡ nhịp" với năng lượng tái tạo

Nghị quyết số 55-NQ/TW đưa qua quan điểm phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng (Nguồn: Bộ Công Thương)
Nghị quyết số 55-NQ/TW đưa qua quan điểm phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng. Nguồn ảnh: Bộ Công Thương

Với khát vọng phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để tạo ra một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ cho sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo. Đặc biệt, các cơ quan chức năng đã đưa ra các quyết định quan trọng để định hướng và phát triển chuyên ngành năng lượng tái tạo trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, cũng như cam kết cho các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

Doanh nghiệp Việt vẫn chưa thực sự quen với những cụm từ như xanh hóa hay năng lượng tái tạo.
Doanh nghiệp Việt vẫn chưa thực sự quen với những cụm từ như xanh hóa hay năng lượng tái tạo.

Nổi bật trong các chính sách này là Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2/11/2020. Đây là một chiến lược dài hạn nhằm phát triển năng lượng quốc gia với mục tiêu chuyển hướng mạnh mẽ tạo ra các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời. Nghị quyết khẳng định đa dạng hóa nguồn năng lượng, ưu tiên khai thác các nguồn tái tạo như điện mặt trời, điện gió và sinh khối, đồng thời yêu cầu tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15-20% vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045.

Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ cũng đã ban hành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Một trong những mục tiêu lớn trong kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi với công suất mục tiêu đạt 6 GW vào năm 2030 và từ 70-90,5 GW vào năm 2050. Bước đi quan trọng này dự kiến sẽ thúc đẩy làn sóng đầu tư và tăng trưởng mới trong thị trường điện trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong thời gian tới.

Gỡ pháp lý thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo để  đầu tư không
Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 2/1/2025 là một bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý để phát triển năng lượng tái tạo

Mới đây, Luật Điện lực (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 2/1/2025 cũng là một bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý để phát triển năng lượng tái tạo. Các quy định về phát triển năng lượng tái tạo sẽ góp phần tạo ra một môi trường minh bạch và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho nhà tư vấn, đồng thời cung cấp các dự án năng lượng tái tạo.

Khó khăn cho nhà đầu tư

Dù đã có nhiều chính sách và quyết định lớn, song trên thực tế, quá trình phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam vẫn gặp không ít khó khăn. Theo TS. Trần Du Lịch, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, nhất là các loại năng lượng như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối không chỉ giúp ứng phó các tác hại đối với môi trường, mà còn tạo lợi thế lớn cho địa phương, quốc gia trong xu hướng xanh hóa toàn cầu.

Theo TS. Trần Du Lịch, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)
TS. Trần Du Lịch, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Đặc biệt, doanh nghiệp Việt vẫn chưa thực sự quen với những cụm từ như xanh hóa hay năng lượng tái tạo. Nguyên nhân bởi khung quy định cho lĩnh vực này tại Việt Nam cũng chưa đầy đủ.

Việc thiếu quy định, hướng dẫn còn làm tăng nguy cơ phát sinh tranh chấp khiến nhà đầu tư và nhà nước đều quan ngại. Vì vậy, TS. Trần Du Lịch kỳ vọng, các chuyên gia có kinh nghiệm, đặc biệt về mặt pháp lý có thể đồng hành để tư vấn, hỗ trợ các nhà đầu tư trong tiến trình thu hút đầu tư và triển khai các dự án năng lượng tái tạo.

Ông Seck Yee Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam
Ông Seck Yee Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam. Nguồn Ảnh: DĐDN.

Ông Seck Yee Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam, chia sẻ rằng các nhà đầu tư nước ngoài rất mong muốn có cơ hội tham gia vào thị trường phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam. Tuy nhiên, họ phải đối mặt rất nhiều thách thức. Một trong những vấn đề lớn nhất là khả năng vay vốn hạn chế, cùng với những khó khăn trong việc các thủ tục pháp lý phức tạp. Chính vì vậy, ông đề xuất để thu hút đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công tác quy hoạch, chuẩn bị quỹ đất, minh bạch trong đấu thầu và các chính sách hỗ trợ, thủ tục phê duyệt, cấp phép dự án cần cụ thể, rõ ràng, nhanh chóng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà tư.

Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam ở Ninh Thuận: (Nguồn: Trungnam Group)
Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam ở Ninh Thuận: (Nguồn: Trungnam Group)

Để Việt Nam không “lỡ nhịp” trong cuộc cách mạng năng lượng tái tạo, việc cải thiện và hoàn thiện khung pháp lý là vô cùng cần thiết. Các chuyên gia cho rằng việc bổ sung các quy định chi tiết về cơ chế ưu đãi, minh bạch trong đấu thầu, cũng như việc xây dựng các sách hỗ trợ chính hợp lý sẽ giúp thu hút đầu tư vào nhanh chóng các dự án năng lượng tái tạo.

Ông Phạm Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nhấn mạnh rằng một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của năng lượng tái tạo là việc nghiên cứu và ban hành Luật Năng lượng tái tạo, điều này sẽ tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, giúp các nhà tư yên tâm khi tham gia vào lĩnh vực này.

Tin bài khác
Giải pháp nâng tầm thương hiệu Việt trong kỷ nguyên mới

Giải pháp nâng tầm thương hiệu Việt trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh hội nhập và sự chuyển dịch mạnh mẽ sang kỷ nguyên số, các thương hiệu Việt dù đối mặt với thách thức nhưng vẫn đứng trước các cơ hội để bứt phá.
Cần huy động 4 triệu tỉ đồng để đạt tăng trưởng GDP 8%

Cần huy động 4 triệu tỉ đồng để đạt tăng trưởng GDP 8%

Bộ Tài chính vừa ước tính rằng, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, Việt Nam cần huy động một nguồn vốn khổng lồ hơn 4 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 160 tỉ USD.
Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam khẳng định vị thế trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó, công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo đóng vai trò then chốt.
Lộ trình thu thuế thương mại điện tử: Cần linh hoạt và có sự chuẩn bị

Lộ trình thu thuế thương mại điện tử: Cần linh hoạt và có sự chuẩn bị

Mặc dù việc thu thuế thương mại điện tử là cần thiết, nhưng lộ trình thực hiện cần linh hoạt và có thời gian chuẩn bị để tránh gây áp lực cho doanh nghiệp.
Thế giới “bắt sóng” kinh tế tuần hoàn: ESG – xu hướng không thể đảo ngược

Thế giới “bắt sóng” kinh tế tuần hoàn: ESG – xu hướng không thể đảo ngược

Việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn kết hợp với thực hành ESG không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động chuyển đổi mà còn mở đường cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Những “lá chắn” cần có của Việt Nam để vượt bão lạm phát toàn cầu

Những “lá chắn” cần có của Việt Nam để vượt bão lạm phát toàn cầu

Để tiếp nối thành công kiểm soát lạm phát ở mức 3,5% của năm 2024, Việt Nam cần tiếp tục sẵn sàng các “lá chắn” chính sách tiền tệ linh hoạt, tăng cường sản xuất trong nước, kiểm soát giá cả và ổn định tâm lý xã hội.
Để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

Để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 52/TB-VPCP ngày 21/2/2025 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Thúc đẩy giải ngân đầu tư công - mệnh lệnh của nền kinh tế

Thúc đẩy giải ngân đầu tư công - mệnh lệnh của nền kinh tế

Không chỉ là nhiệm vụ được Thủ tướng hay Chính phủ giao nữa, mà thúc đẩy giải ngân đầu tư công giờ còn là “mệnh lệnh” của nền kinh tế. Muốn tăng trưởng trên 8% thì không thể để giải ngân đầu tư công chậm trễ thêm.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi sau năm 2030

Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi sau năm 2030

Việc điều chỉnh quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi sau năm 2030 nhằm tối ưu chi phí và đảm bảo cung ứng điện hiệu quả, nhưng liệu đây có phải là quyết định sáng suốt cho tương lai năng lượng Việt Nam?
Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn xanh EU

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn xanh EU

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký công điện yêu cầu các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam chủ động triển khai giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của Liên minh Châu Âu.
Làm sao để vượt bẫy thu nhập trung bình?

Làm sao để vượt bẫy thu nhập trung bình?

Sáng 21/2, Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế được tổ chức theo hình thức trực tuyến do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.
Standard Chartered: Tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2025 có thể đạt 7,5%

Standard Chartered: Tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2025 có thể đạt 7,5%

Chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 đạt 6,7%, với mức tăng 7,5% trong nửa đầu năm.
Nghị quyết đột phá giúp đẩy nhanh dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM

Nghị quyết đột phá giúp đẩy nhanh dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM

Nghị quyết thí điểm về cơ chế đặc thù cho đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM mở ra cơ hội mới, tháo gỡ vướng mắc về vốn, thủ tục và thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông quan trọng.
Thêm động lực hợp tác thương mại Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)

Thêm động lực hợp tác thương mại Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)

Hợp tác thương mại giữa các địa phương Việt Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2024 đã đạt 41,6 tỷ USD tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam duy trì 26 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây.
Việt Nam - Anh hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo CPTPP

Việt Nam - Anh hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo CPTPP

Chiều ngày 19/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo Vương quốc Anh gia nhập CPTPP - Ý nghĩa đối với doanh nghiệp.