Giáo hội Phật giáo Việt Nam thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử
- Vấn đề
- 07:35 24/02/2021
DNHN - Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác nhận việc Giáo hội thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử Momo.
Chiều 23/2, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có buổi gặp gỡ báo chí để giải thích về chủ trương cúng dường, công đức qua ví điện tử vừa được áp dụng trong dịp Tết Tân Sửu 2021.

Cụ thể, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, dịp Tết Tân Sửu 2021, tất cả chùa, tự viện do Giáo hội quản lý không tổ chức lễ hội, nhiều ngôi chùa danh lam thắng cảnh ở các địa phương có dịch phải đóng cửa, không có người.
"Để tránh tập trung đông người, Giáo hội có dùng ví điện tử để tạo điều kiện cho Phật tử được thỏa mãn việc công đức, Giáo hội đã thử nghiệm tại một số chùa. Tôi có trao đổi với các Hòa thượng trong Ban Thư ký để triển khai, trực tiếp gọi điện cho các trụ trì tại chùa Phật Tích, Phúc Khánh…", Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết.
Trước đó, như DNHN đã đưa tin, ngày 13/2 mạng xã hội Facebook có tên "Chùa Yên Tử" đã đăng thông tin kêu gọi người dân cúng dường với nội dung:
"Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch tăng cao, gây khó khăn cho quý Phật tử có dự định đến viếng thăm chùa và cúng dường cầu an. Trước tình hình đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đồng hành cùng Momo, tạo điều kiện để các quý phật tử không cần đến tận chùa mà có thể cúng dường cầu an thông qua ví Momo".
Trao đổi với báo chí về về thông tin trên, Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, cho biết, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã gửi thông báo cảnh báo về việc một số trang mạng xã hội lừa đảo, trục lợi tiền công đức của người dân.
Vị Thượng tọa khẳng định những lời kêu gọi cúng dường qua ví điện tử là không chính xác, và trang mạng xã hội "Chùa Yên Tử" có lời kêu gọi nêu trên không phải là kênh thông tin chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và của chùa Yên Tử.
Thượng tọa Thích Đức Thiện giải thích, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử đối với các chùa: Phúc Khánh (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Bái Đính (Ninh Bình), Tam Chúc (Hà Nam), Phật Tích (Bắc Ninh), Đại Tuệ (Nghệ An).
Việc thử nghiệm mới bắt đầu từ Tết Nguyên đán Tân Sửu. Thử nghiệm này nhắm đáp ứng nhu cầu được cúng dường cho các chùa của người dân trong tình hình dịch bệnh COVID-19 khiến một số di tích, chùa đóng cửa hoặc người dân không có điều kiện thăm viếng làm lễ để tránh tập trung đông người.
Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam muốn thử nghiệm áp dụng hình thức cúng dường này để có thể dễ dàng minh bạch được số tiền công đức mà nhân dân cúng dường tới các chùa.
Sau một thời gian thử nghiệm tại 6 chùa trên để “xem tình hình dân chúng thế nào”, nếu nhân dân ủng hộ, mọi việc thuận lợi thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương này.
Thượng tọa Thích Đạo Hiển cũng bày tỏ quan điểm với thử nghiệm mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam rằng, trong tình hình dịch COVID-19 căng thẳng, mọi người không đến chùa lễ Phật được thì ông ủng hộ chủ trương này thử nghiệm cho một số chùa đô thị, chùa lớn, còn những chùa nhỏ thì không cần thiết. Tuy nhiên, về lâu dài thì chủ trương này cần xem xét lại bởi “lợi bất cập hại”.
Thượng tọa phân tích nếu không quản lý cho tốt thì rất dễ để xảy ra tình trạng một số người lợi dụng chủ trương cúng dường qua ví điện tử để giả mạo các chùa, lừa đảo chiếm đoạt tiền công đức của người dân. Vì vậy Giáo hội muốn thử nghiệm hình thức mới này thì cần phải tìm cách quản lý tốt. Thêm nữa, hình thức mới này có thể khiến nhà chùa bị “mang tiếng chạy theo thị trường”.
“Về lâu dài thì thử nghiệm này không phải là hay, nhất là tiền công đức thì lâu nay đã có nhiều luồng dư luận. Vì dịch COVID-19 thì đành phải lễ lạt qua hình thức trực tuyến, chứ người dân muốn lễ Phật thì đến chùa sẽ hay hơn”, Thượng tọa Thích Đạo Hiển nói.
PV
Tin liên quan
#ví điện tử

Sôi động cuộc đua ví điện tử tại Việt Nam
Thanh toán điện tử tại Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Trong đó, sân chơi ví điện tử đang sôi động hơn cả với sự góp mặt của hàng loạt các tên tuổi trong và ngoài nước, điều này cũng sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp ví điện tử.

Cuộc đua ví điện tử: Khuyến mãi không phải là tất cả
Theo đánh giá của các chuyên gia, cuộc đua giành thị phần giữa các ví điện tử sẽ ngày càng khốc liệt và để chiếm ưu thế trên đường đua, khuyến mãi chỉ là giải pháp tạm thời, còn nâng cao chất lượng mới chính là yếu tố cốt lõi để các ví điện tử có thể chinh phục người dùng.

Facebook đổi tên ví điện tử Calibra thành Novi
Theo đại diện Facebook, sứ mệnh của Novi và Libra vẫn được giữ nguyên: giúp việc gửi tiền, chuyển tiền cũng nhanh gọn và dễ dàng như gửi tin nhắn.

Hạn chế rủi ro từ ví điện tử và mobile money
Trao đổi với DĐDN, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính cho rằng cần có những biện pháp pháp lý kết hợp cùng công nghệ để hạn chế những rủi ro từ ví điện tử và mobile money.

Ví điện tử: Cuộc đua đường dài
Các ví điện tử vẫn tích cực chạy đua với nhiều chiến lược khuyến mãi khủng như giảm giá, giảm phí... liệu đây có phải là chiến lược đường dài?

Chạy đua của các ví điện tử: 2020 sẽ nóng hơn bao giờ hết
Với dân số gần 100 triệu người, và hơn 60% là dân số trẻ, Việt Nam được xem là thị trường đầy tiềm năng cho bất kỳ một nhà cung cấp sản phẩm nào, trong đó có lĩnh vực fintech không là ngoại lệ.
Đọc thêm Vấn đề
Quảng Bình: Lãnh đạo tỉnh tiếp công dân định kỳ tháng 4/2021
Vừa qua, tại trụ sở Tiếp công dân tỉnh, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy. Tham dự buổi tiếp có đồng chí Lê Văn Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Hà Tĩnh phấn đấu tới năm 2025 xử lý 100% chất thải y tế nguy hại
Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% lượng chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo.
Hà Tĩnh nỗ lực siết chặt quản lý môi trường
Hà Tĩnh đã và đang đặc biệt chú trọng đến vấn đề môi trường, nhất là sau sự cố xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa cách đây 5 năm.
Quảng Bình: Khởi công chặn dòng, dẫn dòng dự án hệ thống thủy lợi Rào Nan
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã tiến hành khởi công chặn dòng, dẫn dòng Dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan, bảo đảm đúng tiến độ an toàn của công trình thủy lợi Rào Nan. Tham dự buổi lễ có đồng chí Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
Quảng Bình: Bàn giải pháp đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021
Vừa qua, đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng thu học phí nhưng chất lượng chưa kiểm soát
Đây là sự bất cập lớn đang chờ giải pháp của nhiều trường đại học khi tăng thu học phí nhưng vênh chất lượng chưa được kiểm soát.
Siết quản lý trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn thành phố.
Hòa Bình lên kế hoạch chi tiết di dời dân, ứng phó khi có thiên tai
Tỉnh Hòa Bình xây dựng phương án chi tiết di dời dân khi có thiên tai xảy ra và bố trí các điểm ổn định dân cư khi sơ tán; khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Đường sắt kêu khó lên Thủ tướng, Bộ GTVT nói gì?
Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, việc giao dự toán ngân sách bảo trì hệ thống hạ tầng đường sắt quốc gia cho Cục Đường sắt Việt Nam là đang thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2020 hiện hành.
Doanh nghiệp “lách luật” trong việc đóng BHXH cho người lao động
Theo BHXH Việt Nam, hiện nay phần đóng BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của chủ sử dụng lao động chiếm tới 2/3 tổng số tiền phải đóng, điều này dẫn tới nhiều doanh nghiệp cố tình lách để giảm bớt phần trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm.